23 research outputs found

    ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƢỞNG THỰC VẬT CỦA XẠ KHUẨN NỘI SINH STREPTOMYCES HEBEIENSIS TQR8-7

    Get PDF
    Trong tự nhiên, ngoài thực vật, một số nhóm vi sinh vật cũng có khả năng sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật indole-3-acetic acid (IAA). Xạ khuẩn nội sinh là những loài xạ khuẩn cư trú trong nội mô thực vật mà không gây hại cho cây chủ. Ngày nay, đối tượng này được quan tâm nghiên cứu do có khả năng sinh nhiều hợp chất trao đổi thứ cấp có tác dụng điều hòa sinh trưởng và kiểm soát dịch bệnh cho cây trồng, do đó có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu khả năng sinh IAA của các chủng xạ khuẩn nội sinh phân lập được từ cây có múi đặc sản của miền Bắc như cam Hàm Yên (Tuyên Quang), Cao Phong (Hòa Bình), bưởi Diễn Hà Nội. Trong số đó, chủng xạ khuẩn nội sinh TQR8-7 có khả năng sinh IAA cao nhất, được nghiên cứu về đặc điểm sinh học, phân loại và điều kiện sinh tổng hợp IAA. Trong phòng thí nghiệm, xạ khuẩn TQR8-7 sinh trưởng tốt trên nhiều loại môi trường thử nghiệm, với khoảng nhiệt độ sinh trưởng từ 15÷40ᵒC, pH 5÷10 và chịu được độ muối đến 5 %. Chủng TQR8-7 có khuẩn ty khí sinh màu vàng ngả xám nhạt đến xám xanh trên các môi trường ISP 2, 3, 4 và 8, sinh ra nhiều chuỗi bào tử dài xoắn lò xo, mỗi chuỗi mang từ 30-50 bào tử có bề mặt dạng mụn cơm. Chủng TQR8-7 có khả năng đồng hóa tốt D-glucose, D-sucrose, D-xylose, D-cellulose và D-rhamnose, và sinh enzym ngoại bào như cellulose, xylanase. Dựa vào các đặc điểm sinh học và phân tích trình tự gen 16S rDNA, có thể xếp chủng TQR8-7 thuộc chi Streptomyces, loài S. hebeiensis, nên được đặt tên là Streptomyces hebeiensis TQR8-7. Chủng S. hebeiensis TQR8-7 có khả năng sinh IAA cao nhất là 37 μg/ml trên môi trường 79 có bổ sung 0,2 % tryptophan, ở nhiệt độ 37oC và pH 7,0

    NGHIÊN CỨU CHỦNG XẠ KHUẨN HLD 3.16 CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN PHÂN LẬP TỪ VÙNG VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM

    Get PDF
    Chủng xạ khuẩn HLD 3.16 được phân lập từ các mẫu nước, bùn và đất thu thập ở vùng ven biển Hạ Long – Quảng Ninh và được phân loại thuộc chi Streptomyces. Qua xác định các đặc điểm hình thái, sinh hóa và sinh lí của chủng HLD 3.16 cho thấy, chủng này có nhiều điểm tương đồng với  loài Streptomyces autotrophicus. Chủng HLD 3.16 có khả năng sinh một số enzyme ngoại bào như: amylase, cellulase và protease. Chủng có hoạt tính kháng khuẩn ức chế các vi khuẩn Bacillus subtilis ATCC 6633, Sarcina lutea M5, Bacillus cereus var. mycoides ATCC 11778, Escherichia coli ATCC 15224, Escherichia coli PA2, Alcaligenes faecallis, Salmonella typhy IFO14193, Pseudomonas auroginosa và hoạt tính kháng nấm Candida albicans ATCC 12031, Aspergillus niger 114. Môi trường thích hợp cho lên men sinh tổng hợp chất kháng khuẩn có thành phần (g/l): tinh bột tan 15; glucose 2,5; pepton 4; (NH4) 2SO4 2,5; CaCO3 2. Điều kiện thích hợp cho sinh tổng hợp chất kháng khuẩn từ chủng HLD 3,16 đã được xác định: pH 7,0 - 7,5, nhiệt độ 30 oC, giống bổ sung 4,0 % (v/v), thể tích môi trường/thể tích bình nuôi là 10 % (v/v), thời điểm thích hợp để thu hồi chất kháng sinh là sau 108 giờ lên men. Dịch sau lên men được chiết bằng n- butanol và 2-butanon cho chất kháng khuẩn có phổ hấp phụ UV lớn nhất tương ứng tại bước sóng 220, 260 và 258 nm

    PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ VẾT LẮNG ĐỌNG TRONG KHÔNG KHÍ QUA RÊU BARBULA INDICA TẠI THÀNH PHỐ BẢO LỘC SỬ DỤNG KỸ THUẬT HUỲNH QUANG TIA X PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

    Get PDF
    In this investigation, the Total Reflection X-ray Fluorescence (TXRF) technique detected 24 elements: Al, P, S, Cl, K, Sr, Sc, Ti, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Br, Ba, La, Eu, Tb, Dy, Ta, Pb, Th, and U in Barbula indica moss collected at Baoloc (Vietnam) from November 2019 to March 2020. Factor analysis was used to explain contamination sources at the sampling sites. This study showed that the passive moss biomonitoring and TXRF techniques are efficient and very suitable for detecting trace elements due to atmospheric deposition in developing countries, especially Vietnam and some Asian countries.Trong nghiên cứu này, kỹ thuật huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần (TXRF) được ứng dụng đã xác định được 24 nguyên tố, bao gồm: Al, P, S, Cl, K, Sr, Sc, Ti, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Br, Ba, La, Eu, Tb, Dy, Ta, Pb, Th, và U trên rêu Barbula Indica tại thành phố Bảo Lộc (Việt Nam) từ tháng mười một năm 2019 đến tháng ba năm 2020. Kết quả cũng đã dự đoán những nguồn ô nhiễm mang lại. Ở nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng mẫu rêu có sẵn, và kỹ thuật TXRF là hiệu quả, rất thuận lợi để xác định sự lắng động các nguyên tố vết trong không khí cho những quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam và các nước Châu Á

    Evaluation of Agronomic Traits of Sponge Gourd (Luffa cylindrica) Inbred Lines Under Plastic House in Thua Thien Hue

    No full text
    In order to establish the pure line of sponge gourd containing aroma feature, we selected the desirable inbred lines by using a self-pollinating method. The present study was investigated to estimate the morphological traits and fruit quality of 6 sponge gourd inbred lines which generated at 4th generation of an aroma Luffa accession B29 under plastic house conditions. The experiment was conducted in a randomized complete block design (RCBD) with three replications, from May to November in 2016. Five plants per replication were examined. The results indicated that all inbred lines could grow well under plastic house conditions. The inbred lines had the same stem and leaf traits; whereas fruit shape, skin color and fruit veins color were observed differently among inbred lines. The aromatic trait was retained in all inbred lines either before or after cooking. The high yield was found in lines BC1 and BC2 by 10.1 tons/ha and 10.7 tons/ha, respectively. These inbred lines should be examined in open field condition to confirm the presence of aromatic trait and yield potential before completion of the procedures for recognition of new Luffa varieties.

    EVALUATION ON AGRONOMICAL CHARACTERISTICS OF F1 HYBRID TOMATO LINES IN SPRING-SUMMER SEASON 2015 IN THUA THIEN HUE

    No full text
    The four F1 hybrid tomato lines (CT2011, CW2011, TS2011, and CLN2011) and two commercial F1 hybrid tomato cultivars used as Control check (TN52 and TN561) were used in this study. The experiment was laid out in RCBD with three replications in spring-summer season 2015. Data was recorded on five plants for each replication. The results indicated that all of F1 tomato hybrid lines grew well under Thua Thien Hue condition. CT2011 had highest plant height and following was TS2011 and CLN2011. CT2011 is a cherry type and obtained highest percentage of fruit setting (82.87%) and highest of Brix (4.97). This line also had high yield (70.91 tons/ha). TN52 had highest yield (80.69 tons/ha) among the processing tomato lines, and TN561 had biggest fruit (90.1 g). All of F1 hybrid tomato lines had high resistant level to late blight and bacterial wilt diseases
    corecore