16 research outputs found

    Ông triết gia ngẩn ngơ của Xóm Chim rong chơi chốn xa

    Get PDF
    Ngụ ngôn về ông bói cá cho biết ông là nhân vật khá tinh nghịch, có lúc ngớ ngẩn như trẻ con, nhưng nhiều khi không thiếu những lời triết lý cũng ra gì phết! Vậy nên tác giả bình sách N. P. Tri cho rằng, chuyện của ông dành cho cả trẻ em lẫn người đã trưởng thành cũng rất có lý. Ở một góc nhìn khác, tác giả D. T. M. Phượng lại nhận thấy một dịp để người đọc đồng hành, phiêu lưu cùng với ông “triết gia Xóm Chim” để có thể đánh giá xem ông ấy ngẩn ngơ thật hay không

    Nhìn lại 5 năm phát triển chương trình phân tích thống kê Bayes của người Việt

    Get PDF
    Chỉ còn một vài ngày nữa cả nước ta sẽ đón chào ngày lễ Quốc tế Lao động 1/5. Sẽ thật ý nghĩa khi ta kiểm đếm và nhìn lại các tác động và giá trị của thành quả lao động trước đây, để từ đó tạo động lực cùng hướng tới tương lai hăng say lao động

    Nan đề đạo đức giữa ý thức của động vật và sự sinh tồn của con người: Liệu có lời giải nào không?

    Get PDF
    Vào ngày 19/4/2024, Tuyên bố New York về Ý thức của động vật đã được công bố tại hội nghị "Khoa học mới nổi về ý thức của động vật" tổ chức tại Đại học New York, Hoa Kỳ. Tuyên bố New York là một nỗ lực để thể hiện sự đồng thuận của giới khoa học về sự tồn tại trải nghiệm ý thức ở tất cả các loài có xương sống và nhiều loài không xương sống. Về mặt khoa học, Tuyên bố New York là một bước tiến bộ lớn cho nhân loại, nhưng nó cũng sẽ khiến cho nhiều người có ý thức hơn về các thách thức đạo đức liên quan đến động vật có trải nghiệm ý thức. Bài viết bàn về các cách tiếp cận triết học đối với vấn đề đạo đức của việc giết các sinh vật có tri giác để từ đó chỉ ra nan đề đạo đức đang hiện hữu trong xã hội loài người: Để duy trì sự tồn tại của con người, loài được xem là có đạo đức, thì chúng ta lại vi phạm đạo đức của chính chúng ta, là sát sinh các loài có giá trị nội tại, ý thức, hay tri giác khác. Nan đề đạo đức này đã tồn tại trong xã hội loài người từ rất lâu trước đây. Nhiều giải pháp đã được đề xuất và ứng dụng vào thực tế nhằm giải quyết nan đề này, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa thể hoàn toàn giải quyết được nan đề đạo đức, đó là các sinh vật có tri giác vẫn tiếp tục bị giết vì sự sinh tồn của con người

    Nan đề đạo đức: ý thức của động vật và sự sinh tồn của con người

    Get PDF
    Vào ngày 19/4/2024 vừa qua, Tuyên bố New York về Ý thức của Động vật đã được công bố tại một hội nghị "Khoa học Mới nổi về Ý thức của Động vật" được tổ chức tại Đại học New York. Tuyên bố New York là một nỗ lực để thể hiện sự đồng thuận của giới khoa học về sự tồn tại trải nghiệm ý thức ở tất cả các loài có xương sống (bao gồm tất cả các loài bò sát, lưỡng cư và cá) và nhiều loài không xương sống (bao gồm, ít nhất là, các loài mực ống, giáp xác mười chân và côn trùng). Về mặt khoa học, Tuyên bố New York là một bước tiến bộ lớn cho nhân loại, nhưng nó cũng sẽ khiến cho nhiều người có ý thức hơn về các thách thức đạo đức liên quan đến động vật có trải nghiệm ý thức. Bài viết này sẽ bàn về các cách tiếp cận triết học đối với vấn đề đạo đức của việc giết các sinh vật có tri giác để từ đó chỉ ra nan đề đạo đức đang hiện hữu trong xã hội loài người: Để duy trì sự tồn tại của con người, loài được xem là có đạo đức, thì chúng ta lại vi phạm đạo đức của chính chúng ta, là sát sinh các loài có giá trị nội tại, ý thức, hay tri giác khác. Nan đề đạo đức này đã tồn tại trong xã hội loài người từ rất lâu trước đây. Nhiều giải pháp đã được đề xuất và ứng dụng vào thực tế nhầm giải quyết nan đề này, như cách tiếp cận bất bạo lực và ăn chay của Phật giáo, việc áp dụng luật Hồi giáo và các nghi lễ thiêng liêng đối với động vật trong Hồi giáo, các phòng trào đòi quyền cho động vật và thực hiện tuyệt chủng tự nguyện ở các nước phương Tây, hay chế biến thịt sử dụng tế bào động vật. Tuy nhiên, dù cách nào đi nữa thì hiện nay chúng ta vẫn chưa thể hoàn toàn giải quyết được nan đề đạo đức, đó là các sinh vật có tri giác vẫn tiếp tục bị giết vì sự sinh tồn của con người. Chúng tôi cho rằng giải pháp khả thi nhất hiện nay đó là thay đổi văn hóa tiêu dùng thực phẩm ở hiện tại, xây dựng các giá trị văn hóa thặng dư sinh thái, và thúc đẩy các giải pháp hòa bình

    ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VI KHUẨN LAM TIỀM NĂNG SINH HOẠT CHẤT KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM TỪ ĐẤT RUỘNG LÚA HUYỆN PHÚ VANG THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Với mục đích tìm kiếm các loài vi khuẩn lam có tiềm năng sản sinh các hợp chất hoạt tính sinh học, chúng tôi trình bày kết quả phân lập, xác định thành phần loài vi khuẩn lam (VKL) từ đất ruộng lúa huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế và thăm dò khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của chúng. Đã thu thập được 22 loài vi khuẩn lam thuộc 2 bộ (Nostocales và Oscillatoriales), 3 họ (Nostocaceae, Rivulariaceae và Oscillatoriaceae) và 6 chi (Anabaena, Cylindrospermum, Nostoc, Calothrix, Oscillatoria và Phormidium). 20 chủng VKL được phân lập và duy trì ổn định trong môi trường nhân tạo.  12 chủng được làm sạch khuẩn và xác định hoạt tính kháng vi sinh vật của dịch chiết của chúng đối với Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Candida albicans, trong số đó 9 chủng kháng Bacillus subtilis, 9 chủng kháng Staphylococcus aureus, 5 chủng kháng Escherichia coli, 5 chủng kháng nấm Candida albicans. Chủng có hoạt tính cao nhất và cũng là chủng kháng được cả 3 loại VSV kiểm định là chủng HN42 của loài Nostoc muscorum với đường kính vòng kháng từ 4,5 đến 9,0 mm.Từ khóa: vi khuẩn lam, đa dạng, kháng khuẩn, kháng nấm, dịch chiế

    Tổng hợp và khảo sát một số tính chất của N-(2-furyl metyl)chitosan

    No full text
    N-(2-furylmethyl)chitosan was synthesized from chitosan and furfural through two steps. The first one is the reaction between chitosan and furfural to form N-(2-furfuryliden) chitosan, the following one is the reduction of the later by NaBH4. The structure of the reaction products were confirmed by IR, UVand NMR spectroscopic data. The swelling degree in water, in NaOH 0.1 N solution  and the adsorption capacity of N-(2-furylmethyl)chitosan for Cu(II) were studied

    ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VI KHUẨN LAM TIỀM NĂNG SINH HOẠT CHẤT KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM TỪ ĐẤT RUỘNG LÚA HUYỆN PHÚ VANG THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Tóm tắt: Với mục đích tìm kiếm các loài vi khuẩn lam có tiềm năng sản sinh các hợp chất hoạt tính sinh học, chúng tôi trình bày kết quả phân lập, xác định thành phần loài vi khuẩn lam (VKL) từ đất ruộng lúa huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế và thăm dò khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của chúng. Đã thu thập được 22 loài vi khuẩn lam thuộc 2 bộ (Nostocales và Oscillatoriales), 3 họ (Nostocaceae, Rivulariaceae và Oscillatoriaceae) và 6 chi (Anabaena, Cylindrospermum, Nostoc, Calothrix, Oscillatoria và Phormidium). 20 chủng VKL được phân lập và duy trì ổn định trong môi trường nhân tạo.  12 chủng được làm sạch khuẩn và xác định hoạt tính kháng vi sinh vật của dịch chiết của chúng đối với Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Candida albicans, trong số đó 9 chủng kháng Bacillus subtilis, 9 chủng kháng Staphylococcus aureus, 5 chủng kháng Escherichia coli, 5 chủng kháng nấm Candida albicans. Chủng có hoạt tính cao nhất và cũng là chủng kháng được cả 3 loại VSV kiểm định là chủng HN42 của loài Nostoc muscorum với đường kính vòng kháng từ 4,5 đến 9,0 mm.Từ khóa: vi khuẩn lam, đa dạng, kháng khuẩn, kháng nấm, dịch chiế

    Thành phần hóa học, khả năng kháng khuẩn và kháng oxi hóa của Xuyên tâm liên Andrographis paniculata (Burm.f.) nees phân bố ở Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang

    Get PDF
    Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) là loài thực vật được sử dụng để điều trị, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Nghiên cứu này khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của xuyên tâm liên được phân bố ở Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang thông qua phương pháp phản ứng so màu, phương pháp trung hòa gốc tự do DPPH (2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl) và phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả khảo sát ghi nhận có 10 nhóm hợp chất có trong dịch chiết của A. paniculata gồm carbohydrate, glycoside tim, flavonoid, phenol, amino acid và protein, saponin, tanin, coumarin, diterpene, nhựa. Cao chiết nước ở Cần Thơ và methanol ở An Giang có hiệu quả trung hòa gốc tự do DPPH tốt nhất. Hầu hết các cao chiết xuyên tâm liên kháng được các dòng vi khuẩn gồm Bacillus cereus, Bacillus subtilis, Escherichia coli, Listeria innocua và Salmonella. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây xuyên tâm liên chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, có khả năng kháng khuẩn và kháng oxi hóa tốt, có giá trị cao khi dùng làm thuốc, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
    corecore