38 research outputs found

    NGHIÊN CỨU THU HỒI PROTEIN TỪ VỎ ĐẦU TÔM TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CHITIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA

    Get PDF
    Trong công trình này đã nghiên cứu chi tiết động học của quá trình chiết rút (hòa tan) protein khi tách chiết chitin từ vỏ tôm bằng phương pháp điện hóa. Các kết quả thí nghiệm cho thấy phần lớn protein trong vỏ tôm được chiết rút trong khoang catod[u1] trong lần điện phân thứ nhất; hàm lượng protein trong khoang catod[u2] tăng liên tục trong quá trình điện phân, ít phụ thuộc vào nồng độ chất điện li NaCl và tỉ lệ tuyến tính với lượng nguyên liệu vỏ tôm sử dụng cho điện phân. Hơn nữa, hàm lượng protein trong khoang catod[u3] còn tăng lên khoảng 1,5 lần khi đun cách thủy dung dịch catolite[u4] cùng với vỏ tôm ở 85 ± 5 oC 30 trong [u5] phút sau mỗi lần điện phân. Từ các kết quả nghiên cứu nhận được đã đưa ra được một quy trình đơn giản chiết rút và thu nhận chế phẩm protein trong quá trình sản xuất chitin từ vỏ tôm để phục vụ cho các mục đích dinh dưỡng khác nhau. [u1]catot [u2]như [u2] [u3]như [u2] [u4]catot [u5]trong 30

    TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN THU TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Đức Trọng trong giai đoạn 2015–2018. Hướng nghiên cứu tập trung vào các chính sách hiện có để làm rõ thực trạng khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại địa phương. Cùng với các thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của chính quyền, các tác giả đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp với các nhà chuyên môn về công tác quản lý tài chính về đất đai, nhằm để có cái nhìn rộng hơn về những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nguồn thu chính từ đất đai việc khai thác, huy động nguồn lực từ đất đai tại huyện Đức Trọng đã đạt được những kết quả nhất định. Kết quả khai thác, huy động nguồn lực tài chính đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, cơ cấu nguồn thu của địa phương không ngừng tăng lên qua các năm, chiếm tỷ trọng từ 18,83% đến 26,17% tổng thu ngân sách giai đoạn 2015 - 2018.Từ khóa: đất đai, nguồn thu tài chính, Đức Trọng, Lâm Đồn

    ĐÁNH GIÁ TIÊM POTASSIUM PHOSPHONATE QUA THÂN ĐỂ PHÒNG TRỪ BỆNH CHẾT NHANH CÂY HỒ TIÊU KINH DOANH

    Get PDF
    Tóm tắt: Hồ tiêu là cây trồng có giá trị ở Việt Nam nhưng dịch bệnh chết nhanh do Phytophthora capsici gây hại đã làm giảm diện tích đáng kể. Việc xử lý phun potassium phosphonate lên tán lá cây trồng dễ thực hiện, nhưng hiệu quả trừ bệnh rất thấp, trong lúc đó biện pháp tưới thuốc potassium phosphonate vào gốc quá tốn kém và gây ô nhiễm môi trường. Tiêm thuốc potassium phosphonate cho cây ăn quả để phòng trừ bệnh hại do Phytophthora dễ dàng thực hiện, nhưng với cây hồ tiêu hiện tại chưa có dụng cụ tiêm thích hợp. Tiến hành tiêm potassium phosphonate qua thân bằng bộ dụng cụ được cải tiến dựa trên phương pháp tiêm thực hiện cho cây thân gỗ cho thấy với nồng độ áp dụng từ 10 đến 40% có thể phòng trừ bệnh chết nhanh nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Phương pháp tiêm potassium phosphonate qua thân với nồng độ 40% là tốt nhất, hiệu quả kinh tế nhất để phòng trừ bệnh chết nhanh đối với cây hồ tiêu. Ngoài ra, phương pháp này có mức chi phí phù hợp với người nông dân, thuận tiện sử dụng, rất ít gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe con và là phương pháp trừ bệnh có thể áp dụng cho canh tác hồ tiêu hữu cơ.Từ khóa: hồ tiêu, potassium phosphonate, tiêm thân, bệnh chết nhan

    MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TRỒNG PHỤC HỒI SAN HÔ TẠI QUẦN ĐẢO CÔ TÔ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

    Get PDF
    Trồng phục hồi san hô kết hợp với cộng đồng cư dân địa phương đã được thực hiện tại 03 khu vực thuộc quần đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) đã được bảo vệ là hòn Khe Trâu, hòn Đặng Văn Châu (Tài Vạn Cháu) và hòn Khe Con. Năm 2008 đã trồng được tổng số 232 tập đoàn san hô trên 29 giá thể nhân tạo là giá thể bê tông dạng vòm và 95 tập đoàn san hô trên  giá thể tự nhiên. Kết quả theo dõi san hô sau 1 năm trồng phục hồi cho kết quả 10 giống san hô được trồng đều có thể sử dụng để trồng phục hồi được với tỷ lệ sống rất cao, đạt trên 94% ở giá thể nhân tạo dạng vòm và đạt từ 70 - 86% trên giá thể tự nhiên. Tốc độ tăng trưởng trung bình sau 1 năm trồng đều đạt trên 1,00 cm/năm. Lỗi kỹ thuật từ quá trình buộc gắn các tập đoàn san hô vào giá thể và mối đe dọa từ sự phát triển của địch hại san hô - ốc Drupella là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của san hô trồng phục hồi nhân tạo ở các khu vực này

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao
    corecore