10 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ BOKASHI, CHẾ PHẨM TRICHODERMA VÀ PSEUDOMONAS ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Sử dụng phân hoá học có thể giúp nâng cao năng suất lạc, nhưng làm giảm hiệu quả cải tạo đất và dẫn đến sự xuất hiện các đối tượng kháng bệnh. Sử dụng các sản phẩm sinh học là giải pháp hữu hiệu hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện trong vụ đông xuân 2013 – 2014 trên đất xám bạc màu tại Trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ Bokashi, chế phẩm sinh học Trichoderma và Pseudomonas đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc. Thí nghiệm, gồm có 6 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên.  Kết quả cho thấy các công thức sử dụng kết hợp phân hữu cơ Bokashi với chế phẩm sinh học Trichoderma và Pseudomonas đều có ảnh hưởng tích cực đến tổng thời gian sinh trưởng, chiều cao thân chính, số lá/thân chính, tổng số cành cấp 2/cây, số hoa hữu hiệu/cây, tỷ lệ hoa hữu hiệu, khối lượng và số lượng nốt sần, tình hình sâu bệnh hại, năng năng suất và hiệu quả kinh tế so với công thức sử dụng đơn lẻ phân hữu cơ Bokashi, chế phẩm Trichoderma, Pseudomonas và đối chứng.
    corecore