18 research outputs found

    KHẢO SÁT TÍNH QUANG XÚC TÁC CỦA MÀNG TITAN OXÍT ĐỒNG PHA TẠP VANADIUM VÀ NITƠ

    Get PDF
    Màng quang xúc tác TiO2 đồng pha tạp vanadium (V) và nitơ (N) (TiO2:(V, N)) được chế tạo bằng phương pháp solgel từ các tiền chất vanadium clorua (III), urê và tetra butyl orthotitanat. Cấu trúc của các màng được khảo sát bởi phép đo nhiễu xạ tia X (XRD). Tính chất quang và hình thái bề mặt của các màng lần lượt được đánh giá bởi phép đo phổ Uv-Vis và phép đo SEM. Hàm lượng pha tạp của Vanadium và nitơ được xác định bằng phép đo phổ tán xạ tia X (EDS). Hoạt tính quang xúc tác của các màng được đánh giá thông qua sự phân hủy dung dịch metyl blue khi có ngâm màng khi được chiếu sáng. Kết quả cho thấy màng TiO2:(V, N) có khả năng quang xúc tác trong vùng ánh sáng khả kiến tốt hơn màng màng TiO2 thuần và màng TiO2 đơn pha tạp. Bờ hấp thu của các màng TiO2:(V, N) có sự dịch chuyển về vùng ánh sáng khả kiến. Màng TiO2:(V, N) tốt nhất phân huỷ 90% dung dịch metyl blue trong thời gian 150 phút khi chiếu sáng bằng đèn compact

    Nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng xúc tác MgO, Co/SiO2 trong phản ứng Fischer-Tropsch ở áp suất thường

    Get PDF
    The catalyst samples MgO, 25 %Co/SiO2 with different content of  MgO have been prepared by incipient wetness impregnation method using Mg(NO3)2 solution and 25 %Co/SiO2 support. The catalyst was characterized by XRD, BET, TPD CO and TPR-H2 methods and atalytic activity was determined by Fischer-Tropsch synthesis reaction at ambient pressure. The obtained results show that the catalyst has the highest metal dispersal degree and reaction over this catalyst gave a higher C5+ product distribution than that of  25 %Co/SiO2

    Nghiên cứu khả năng hấp phụ xanh methylene của than sinh học sản xuất từ cành thanh long (Hylocereus Sp.)

    Get PDF
    Nghiên cứu trình bày quy trình xử lý cành thanh long bằng phương pháp nhiệt phân ở 550oC thu than sinh học, ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen (MB) trong nước thải. Kết quả khảo sát cho thấy khi thời gian hấp phụ là 90 phút với nồng độ MB 40 mg/L thì hiệu suất hấp phụ có thể đạt > 95% đối với 0,3 g biochar sử dụng trong khoảng pH 8-11. Nghiên cứu xây dựng mô hình đẳng nhiệt cho thấy quá trình hấp phụ MB bằng than từ cành thanh long phù hợp với mô hình hấp phụ đơn lớp Langmuir với độ tuyến tính R2 = 0,9889 và dung lượng hấp phụ cực đại là 13,7 mg/g. Khảo sát động học cho thấy mô hình động học giả bậc 2 là phù hợp để giải thích động học quá trình hấp phụ MB lên than sinh học. Các kết quả khảo sát này chứng tỏ than sinh học từ nhiệt phân cành thanh long có thể ứng dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm từ cành thanh long và MB

    Nghiên cứu xử lý Cr(vi) trong môi trường nước bằng than biến tính sản xuất từ cành thanh long (Hylocereus sp.)

    Get PDF
    Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cr(VI) trong môi trường nước bằng than sinh học (TSH) được sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp – cành thanh long (Hylocereus sp.). Kết quả phân tích cho thấy tác nhân hoạt hóa HNO3 đã làm thay đổi tính chất bề mặt của TSH dẫn đến việc tăng khả năng hấp phụ Cr(VI) trong nước so với TSH chưa hoạt hóa. TSH sau biến tính có thể xử lý Cr(VI) ở nồng độ 10 mg/L với hiệu suất và dung lượng hấp phụ lần lượt là 88,9% và 2,2 mg/g ở điều kiện pH 2 và khối lượng than sử dụng là 0,2 g trong 90 phút. Khảo sát động học cho thấy mô hình động học biểu kiến bậc 2 là phù hợp để giải thích động học quá trình hấp phụ Cr(VI) lên TSH với R2 = 0,9821. Nghiên cứu xây dựng mô hình đẳng nhiệt cho thấy mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir phù hợp hơn mô hình đẳng nhiệt Freundlich đối với quá trình hấp phụ Cr(VI) lên vật liệu hấp phụ từ cành thanh long và dung lượng hấp phụ cực đại là 5,91 mg/g
    corecore