16 research outputs found

    NGHIÊN CỨU VỀ HUYẾT HỌC CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) BỆNH TRẮNG GAN TRẮNG MANG

    Get PDF
    Bệnh trắng gan trắng mang (TGTM) trên cá tra giống đã gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi cá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mục tiêu đề tài nhằm xác định các chỉ tiêu huyết học như hồng cầu và bạch cầu, mầm bệnh vi khuẩn và kí sinh trùng của 164 mẫu cá bệnh TGTM trong 17 ao cá tra. Kết quả phân tích cho thấy số lượng hồng cầu ở cá bị TGTM giảm trầm trọng, chỉ còn 4,57% so với cá khỏe. Xuất hiện nhiều dạng bất thường của hồng cầu như sự gia tăng tế bào tiền trưởng thành hoặc sự hiện diện của tế bào mất nhân, hồng cầu hai nhân cũng thường thấy trong máu cá TGTM. Bên cạnh đó, tế bào bạch cầu ở cá bệnh cũng giảm nghiêm trọng. Bạch cầu của cá bị TGTM giảm thấp khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê (

    Nghiên cứu bệnh vi khuẩn trên cá bóp (Rachycentron canadum) nuôi lồng ở tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định một số bệnh vi khuẩn phổ biến trên cá bóp (Rachycentron canadum) nuôi lồng ở tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu đã thu thập và phân lập được 34 chủng vi khuẩn trên 75 mẫu cá bóp bệnh từ 36 lồng nuôi cá biển ở 4 đảo như: Phú Quốc, Kiên Hải (Nam Du), Kiên Lương (Hòn Nghệ) và Tiên Hải. Các chủng vi khuẩn được kiểm tra các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa; trong đó định danh nhóm Vibrio sp. và Photobacterium sp. với kit API 20E, nhóm Streptococcus sp. với kit API 20 Strep kết hợp với phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA. Kết quả ghi nhận tổng số 14 chủng vi khuẩn Vibrio alginolyticus và 9 chủng Photobacterium damselae được phân lập trên cá bóp bệnh xuất huyết, lở loét. Trong khi, 11 chủng Streptococcus iniae phân lập được trên cá bóp bệnh phù mắt. Kiểm tra kháng sinh đồ trên 24 chủngvi khuẩn (8 chủng của mỗi nhóm vi khuẩn) cho kết quả nhạy cao với doxycycline và florfenicol. Trong khi đó, hầu hết các chủng V. alginolyticus kháng với ampicillin, streptomycin và erythromycin. Tất cả các chủng S. iniae cho kết quả kháng với streptomycin và gentamicin và 5/8 (62,5%) số chủng này kháng với rifampicin. Nhóm vi khuẩn P. damselae cho kết quả nhạy đối với kháng sinh tetracycline, ampicillin, cefotaxime, erythromycin và rifampicin với tỉ lệ 50-90%

    STREPTOCOCCUS INIAE, TÁC NHÂN GÂY BỆNH ?ĐEN THÂN? TRÊN CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS)

    Get PDF
    Nghiên cứu mô tả lần đầu tiên phân lập vi khuẩn Streptococcus iniae là tác nhân gây bệnh ?đen thân? trên cá rô đồng (Anabas testudineus). Nghiên cứu đã thu được 114 mẫu cá rô đồng bệnh có dấu hiệu đen thân ở các ao nuôi thâm canh khác nhau ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cá bệnh có dấu hiệu khắp vùng lưng màu đen, mắt cá mờ đục, xuất huyết nội quan, gan, thận và tùy tạng sưng to. Các mẫu cá được kiểm tổng quát các tác nhân gây bệnh. Sau thời gian ủ 24-36 giờ ở 28°C, các khuẩn lạc thuần dạng nhỏ li ti, trắng đục được phân lập từ các mẫu gan, thận, tỳ tạng, máu, mắt và não cá bệnh xuất hiện nhiều trên môi trường brain heart infusion  agar (BHI ) và thạch máu (BA). Quan sát tế bào vi khuẩn nhuộm Gram có hình cầu, dạng chuỗi, Gram dương. Kết quả kiểm tra đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa, kít API 20Strep và giải trình tự gen 16S rRNA đã xác định vi khuẩn phân lập trên cá rô đồng bệnh ?đen thân? là Streptococcus iniae. Hai chủng vi khuẩn S. iniae điển hình được sử dụng để gây thí nghiệm cảm nhiễm trên cá rô đồng giống khỏe (trọng lượng 3-6 g) bằng phương pháp tiêm 4 nồng độ từ 103 đến 106 CFU/mL. ..

    Nghiên cứu một số mầm bệnh trên nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) ở tỉnh Bến Tre

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định sự biến đổi của một số yếu tố chất lượng nước và sự hiện diện của một số mầm bệnh trên nghêu Meretrix lyrata ở Bến Tre từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2016. Kết quả quan sát những dấu hiệu bất thường của nghêu trong mùa dịch bệnh cho thấy chúng thường có vỏ bị tổn thương, thịt không đầy vỏ (nghêu gầy), ngậm cát trong xoang cơ thể, màng áo xuất hiện những đốm/mảng trắng và tuyến tiêu hóa chuyển màu vàng. Chất lượng nước tại bãi nuôi: pH, NO2, NH3, H2S không có khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô nhưng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được xác định ở yếu tố nhiệt độ và độ mặn (

    NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH TRẮNG ĐUÔI TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ

    Get PDF
    Vi khuẩnFlavobacterium columnaređược xác định là tác nhân gây bệnh trắng đuôi trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Khi bệnh này xuất hiện gây hao hụt rất cao trong ao ương nuôi cá tra thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long. Cá tra bệnh trắng đuôi có biểu hiện đặc trưng như: cá mất nhớt, có vệt trắng trên thân, đuôi bị ăn mòn, mang xám nhạt, Quan sát mẫu tươi dưới kính hiển vi thấy vi khuẩn này di động dạng trượt. Các chủng vi khuẩn được phân lập trên môi trường Cytophaga agar cho khuẩn lạc có sắc tố vàng, dạng rễ sau 48 giờ ở 28ºC. Vi khuẩn có dạng hình que mảnh, dài, thuộc vi khuẩn Gram âm. Vi khuẩn này có khả năng hấp thu congo red, tạo sắc tố vàng nâu từ phản ứng flexirubin, thủy phân gelatin, tạo nitrite từ nitrate nhưng không có khả năng tạo axit từ các loại đường, âm tính với urê. Kết quả cảm nhiễm 2 chủng vi khuẩn (FC-HN2) và (FC-CT2) trên cá tra giống khỏe đã thỏa mãn định đề Kochs, với giá trị LD50trên 2 chủng vi khuẩn F. columnare (FC-HN2) và (FC-CT2) lần lượt là 1,7x105và 3,2x106cfu/ml. Quan sát mô học với 2 phương pháp nhuộm là Haematocylin & Eosin và Giemsa đã tìm thấy từng đám vi khuẩn dạng sợi mảnh ở mô da, cơ, mang và tỳ tạng. Kiểm tra kháng sinh đồ trên 30 chủng vi khuẩn F. columnare vời 7 loại thuốc kháng sinh được thực hiện trong nghiên cứu này.Vi khuẩn gây bệnh trắng đuôi được nghiên cứu đầu tiên trên cá tra

    Hiện trạng nhiễm ký sinh trùng trên cá bớp (Rachycentron canadum) nuôi lồng ở tỉnh Kiên Giang

    No full text
    Nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình nhiễm ký sinh trùng trên cá bớp (Rachycentron canadum) nuôi lồng ở 4 đảo (Phú Quốc, Tiên Hải, Hòn Nghệ và Nam Du) vùng biển tỉnh Kiên Giang. Tổng số mẫu cá bớp trong nghiên cứu là 75 con được thu từ 36 lồng, bao gồm 49 cá giống và 26 cá thương phẩm. Mẫu cá được ghi nhận các dấu hiệu bệnh lý và kiểm tra ký sinh trùng. Kết quả nghiên cứu đã tìm được 6 loài ngoại ký sinh là Amyloodinium ocellatum, Trichodina sp. Cryptocaryon irritans, Neobenedenia sp., Pseudorhabdosynochus sp. và Parapetalus sp.; 3 loài nội ký sinh bao gồm Leptorhynchoides sp., Procamalanus sp. và Anisakis sp. Giun đầu gai Leptorhynchoides sp. có tỷ lệ nhiễm cao nhất (95%) và cường độ nhiễm là 1-14 trùng/cá. Sán lá Neobenedenia sp. có cường độ cảm nhiễm cao nhất (3-160 trùng/cá) trên cả cá bớp giống và cá thịt ở tỉnh Kiên Giang. Đặc biệt, hai loài ký sinh A ocellatum và C. irritans gây bệnh quan trọng nhất, làm cá chết rất nhanh ở giai đoạn cá bớp giống và lứa đã được phát hiện ở 2 đảo Phú Quốc và Hòn Nghệ

    Phân lập, định danh và đặc điểm của vi khuẩn Aeromonas schubertii gây bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc (Channa striata) ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Vi khuẩn Aeromonas schubertii được phân lập và định danh là tác nhân gây bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc (Channa striata) gây thiệt hại nghiêm trọng với tỉ lệ hao hụt cao trong các trại giống và ao nuôi thâm canh ở 4 tỉnh như: Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp và Đồng Nai. Tổng số 192 mẫu cá lóc bệnh đốm trắng nội tạng được thu từ 53 ao nuôi khác nhau. Dấu hiệu bệnh lý đặc trưng có các đốm trắng nhỏ ở gan, thận và tỳ tạng. Trên môi trường TSA, vi khuẩn có khuẩn lạc nhỏ màu vàng nhạt, sau 24-36 giờ ủ ở nhiệt độ 28°C, và là vi khuẩn Gram âm, hình que ngắn, di động và oxidase dương tính. Dựa vào đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa, kit API 20E và kết quả giải trình tự gen 16S rRNA, vi khuẩn này được xác định là loài Aeromonas schubertii. Thí nghiệm cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm cho thấy vi khuẩn có khả năng gây bệnh với dấu hiệu bệnh lý giống như ngoài ao nuôi, với giá trị LD50 của hai chủng vi khuẩn thí nghiệm là 6,59x103 CFU/mL và 8,12x103 CFU/mL, kết quả này thỏa mãn với định đề Koch. Kết quả kiểm tra mô bệnh học đã quan sát được các u hạt với nhiều hình dạng khác nhau ở mẫu mô gan, thận và tỳ tạng

    Khả năng nhạy với kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc (Channa striata) ở Trà Vinh

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn Aeromonas schubertii gây bệnh đốm trắng nội tạng trên cá lóc (Channa striata) nuôi thâm canh ở tỉnh Trà Vinh. Tất cả 24 chủng vi khuẩn được kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa trước khi tiến hành làm kháng sinh đồ với 15 loại kháng sinh. Sau đó 4 chủng đại diện được chọn để xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) với 4 loại kháng sinh (colistin, doxycycline, erythromycin, amoxicillin) bằng phương pháp pha loãng trong môi trường lỏng. Kết quả cho thấy đa số vi khuẩn A. schubertii nhạy cảm cao với kháng sinh doxycycline (83,33%) và colistin (79,17%); kháng cao với oxytetracycline (79,17%), florfenicol (79,17%), erythromycin (70,83%) và novobiocin (62,5%); và kháng hoàn toàn với ampicillin, amoxicillin và rifampicin. Kết quả xác định MIC cho thấy 4 chủng vi khuẩn A. schubertii nhạy cao với colistin (MIC = 0,25-0,5 μg/mL) và doxycycline (MIC = 4 μg/mL), kháng với erythromycin (MIC = 8 μg/mL) và kháng hoàn toàn với amoxicillin (MIC = 512 μg/mL)

    Ảnh hưởng của tần suất cho ăn và khả năng tăng cường hiệu quả của β-glucan và vitamin C đối với vaccine phòng bệnh Edwarsiella ictaluri lây nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    Get PDF
    Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nhịp sử dụng vaccine cho ăn và tiềm năng của β-glucan với vitamin C trong tăng cường hiệu quả vaccine phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra. Thí nghiệm 1 đánh giá nhịp cho ăn vaccine được thực hiện với 5 nghiệm thức vaccine cho ăn các nhịp khác nhau và nghiệm thức đối chứng. Kết quả cho thấy nghiệm thức sử dụng vaccine liên tục 9 ngày có giá trị RPS cao nhất (42±7,07%) khi cảm nhiễm với E. ictaluri, tăng trưởng của cá ở nghiệm thức cho ăn vaccine thấp hơn so với đối chứng nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Thí nghiệm 2 bổ sung kết hợp β-glucan và vitamin C vào vaccine cho ăn liên tục trong 9 ngày. Nghiệm thức vaccine kết hợp 2% β-glucan cải thiện RPS (52,4±0%) và hiệu giá kháng thể (6,25±1,77), đồng thời làm giảm tác dụng phụ của vaccine cho ăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng bảo hộ của vaccine cho ăn gia tăng khi bổ sung liên tục và β-glucan có thể sử dụng như chất bổ trợ đối với vaccine cho ăn trên cá tra
    corecore