15 research outputs found

    SO SÁNH MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CHẾ PHẨM ENZYME LIPASE TỪ CANDIDA RUGOSA VÀ PORCINE PANCREAS

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, một vài tính chất của Enzyme lipase Candida rugosa và Porcine pancreas dạng tự do được nghiên cứu thông qua sự xúc tác sinh học trong môi trường nước (sự thủy phân). Trước tiên, hai chế phẩm enzyme được xác định và so sánh về trọng lượng phân tử (MW) và các điều kiện như pH, nhiệt độ, bậc phản ứng, độ bền pH, độ bền nhiệt độ theo thời gian, ảnh hưởng của ion kim loại và năng lượng hoạt hóa (Ea) của phản ứng thủy phân dầu olive. Từ đó, điều kiện tối ưu mới cho hai chế phẩm enzyme này được thiết lập. Kết quả cho thấy hoạt tính xúc tác Candida rugosa tốt hơn của Porcine pancreas. Các giá trị tối ưu mới của Candida rugosa tìm được là: MW xấp xỉ 60 kilodalton, hệ đệm phosphate pH là 7,0; nhiệt độ là 40°C. ở các điều kiện này, các phản ứng được lặp lại nhiều lần để xác định độ bền pH sau 60 phút. Kết quả cho thấy hoạt tính của enzyme còn lại là 79,6% (1023,8 U/mg protein.phút), thời gian bán hủy (t1/2) tìm được là 210 (phút), hằng số ức chế kd là 3,3ì10-3 (phút-1), sau 60 phút độ bền nhiệt độ thể hiện hoạt tính của enzyme còn 84% (940,48 U/mg protein.phút) và Ea tìm được là 15,176 (kJ/mol). Tương tự, kết quả khi sử dụng enzyme Porcine pancreas là: MW xấp xỉ 50 kilodalton, hệ đệm borate pH là 8,5; nhiệt độ là 40°C. Lặp lại các lần phản ứng cũng ở các điều kiện trên để xác định  độ bền pH sau 30 phút. Kết quả cho thấy hoạt tính của enzyme này còn lại là 100% (5,88 U/mg protein.phút), (t1/2) tìm được là 148 (phút), hằng số ức chế kd là 4,7ì10-3 (phút-1), ) sau 60 phút độ bền nhiệt độ thể hiện hoạt tính của enzyme này còn 71,4% (4,2 U/mg protein.phút) và Ea tìm được là 15,176 (kJ/mol). Từ kết quả nghiên cứu này, kết luận được rút ra là cả hai enzyme đều bị ảnh hưởng bởi các ion Ca2+, Mg2+, và  Al3+; và phản ứng thủy phân dầu olive xúc tác Candida rugosa và Porcine pancreas là bậc một

    ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HÀNH TĂM (ALLIUM SCHOENOPRASUM) TRÊN CÁC VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2014 TẠI QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng, phát hiện những hạn chế tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển sản xuất ném trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Diện tích trồng ném củ của các hộ đạt 232,4-486,9 m2/hộ (2010) và tăng lên 349,7-785,3 m2/hộ (2014). Năng suất ném giữa các nhóm hộ năm 2010 là 265,9-315,8 kg/sào và tăng lên 294,3-319,7 kg/sào năm 2014; 2) Thời vụ trồng ném từ 01/9 đến 20/9 và mật độ trồng 84-118 củ/m2; 3) Đa số các hộ bón thúc phân dưới 5 lần/vụ, phun thuốc bảo vệ thực vật dưới 3 lần/vụ, làm cỏ trên 3 lần/vụ và không tưới nước cho ném; 4) Sâu bệnh hại chính trên cây ném năm 2012-2014 là Stemphylium botrysum, Sclerotium rolfsii, Erwinia carotovora, Spedoptera exigua và Spedoptera litura; 5) Trên cùng diện tích, nhóm hộ giàu-khá sử dụng phân hữu cơ và phân đạm nhiều hơn nhóm hộ nghèo nhưng chi phí thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn. Nhóm hộ giàu-khá chủ yếu bảo quản ném củ sau thu hoạch 3-6 tháng rồi bán (79,5%) còn nhóm hộ nghèo chủ yếu bán ném cây (65,6%); 6) Mỗi ha ném cho lãi ròng 156,16 triệu đồng/ha, cao gấp từ 3,5-5,0 lần so với nhiều cây trồng khác như khoai lang, đậu đỗ, dưa các loại

    Lịch sử Việt Nam. t.VIII, 1919-1930

    No full text
    621 tr. ; 24 cm

    Chế tạo vật liệu compozit sinh học trên nền nhựa polyeste không no gia cường bằng sợi nứa có xử lý bổ sung plasma lạnh

    No full text
    After extracting by mechanical (by hand) and machine methods, Neohouzeaua fiber was treated by air plasma at atmospheric pressure with conditions of power 100W, frequency of 17 kHz and different treatment times (from 1 min to 7 min). SE M analyses showed that the fiber surface become rougher after plasma treatment because of the effect of plasma bombardment and etching. The testing on tensile strength and the interfacial shear strength (IFSS) showed that at the optimal treatment time of 4 minutes: the tensile strength of neohouzeaua fiber increased 15.5 percent after air plasma treatment and treated fiber have cleaner surface. IFSS of the treated fiber at 4 minutes increased 51.7% compared with untreated fiber. Unsaturated polyester (USP) resin composites reinforced by neohouzeaua fiber submitted to air plasma treatment and untreated and USP composites reinforced by hybrid neohouzeaua/glass fiber mat were fabricated using a vacuum infusion process (VIP). Mechanical test, SEM and water absorption measurements of the composites have been investigated. These results reveal that atmospheric pressure air plasma treatment is an effective method to improve not only the performance of neohouzeaua fiber but also of UPS-neohouzeaua composites. With hybrid composites with ply-by-ply structure and the content ratio of neohouzeaua/glass of 40/60 (by weight) the received materials has optimal properties, such as tensile, flexural and impact strengths improve 38.9%, 15.5% and 217.5% compare to PC-Neohouzeaua mat, respectively
    corecore