11 research outputs found

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KỊCH BẢN MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

    No full text
    Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu nói chung và mực nước biển dâng nói riêng đang tác động vào nhiều lĩnh vực trong đó ảnh hưởng lên sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm bởi vì đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt có liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Quảng Ngãi cho thấy rằng, khi mực nước biển dâng lên 1m và 2m thì có 25 và 28 loại đất sẽ bị ngập theo lần lượt với tổng diện tích là 2104,30ha và 4790,73ha  Trong đó, nhóm đất trồng lúa; đất ở và đất bằng trồng cây hàng năm chiếm phần lớn diện tích bị ngập trong toàn tỉnh. Những khu vực bị ngập chủ yếu nằm dọc các hệ thống sông như Trà Bồng; Trà Khúc; Sông Vệ…với khoảng cách tối đa là 2km và các khu vực có địa hình bằng phẳng. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho người dân trên địa bàn vì đây là những khu vực sản xuất nông nghiệp chủ lực, một trong những sinh kế chủ yếu của người dân cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến nơi sinh sống của họ. Kết quả nghiên cứu là một cơ sở vững chắc để các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất có những dự báo, thiết lập các phương án sử dụng đất hợp lý

    HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT RỪNG CHO HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ VINH, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Đất lâm nghiệp là một trong những tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với các hộ gia đình tại miền núi, chính vì vậy việc giao đất rừng sản xuất cho họ là một chủ trương đúng, đi sát thực tế của nhà nước. Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy rằng: Việc giao đất rừng cho hộ gia đình tại đây diễn ra khá muộn do những vướng mắc về chính sách và quỹ đất. Hiện tại chỉ mới có 9,43% diện tích đất rừng sản xuất được giao cho 55 hộ gia đình, trong khi đó diện tích do nhà nước quản lý còn rất nhiều. Việc giao đất rừng cho hộ gia đình đã có hiệu quả về cả ba phương diện: Kinh tế, xã hội và môi trường. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh các giải pháp về chính sách và kinh tế kỹ thuật để công tác giao đất rừng cho hộ gia đình thực sự phát huy được hiệu quả rộng rãi Từ khóa: Giao đất rừng, hiệu quả sử dụng đất, phát triển bền vững

    ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG DIỆN TÍCH SẢN XUẤT PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI TẠI VÙNG ĐỒI NÚI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên cơ sở áp dụng GIS theo địa giới hành chính như ở cấp huyện, tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để kết quả đạt được tốt và mang tính thực tiễn hơn, thì công tác đánh giá đất đai cần tiến hành trên cơ sở phân vùng sinh thái. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau: Qua phân tích hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính của vùng đồi núi của thị xã Hương Trà, kết hợp phân tích SWOT, chúng tôi đã lựa chọn được 3 loại hình sử dụng đất có triển vọng cho vùng nghiên cứu, gồm: loại hình trồng cao su, keo lai và thanh trà. Áp dụng công nghệ GIS, đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai với 53 đơn vị trên tổng diện tích 37.478,01ha của vùng nghiên cứu. Tiến hành đánh giá phân hạng thích nghi đất đai tự nhiên cho các loại hình sử dụng đất có triển vọng tại vùng nghiên cứu đã thu được các kết quả như sau: 22 đơn vị đất đai với 5513,43ha phù hợp với cây cao su; 31 đơn vị đất đai với 8.530,640ha phù hợp với cây keo lai và 14 đơn vị đất đai với 2.831,71ha phù hợp với cây bưởi Thanh Trà. Từ khóa: Đồi núi, loại hình sử dụng đất, đánh giá thích hợp

    ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG DIỆN TÍCH SẢN XUẤT PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI TẠI VÙNG ĐỒI NÚI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên cơ sở áp dụng GIS theo địa giới hành chính như ở cấp huyện, tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để kết quả đạt được tốt và mang tính thực tiễn hơn, thì công tác đánh giá đất đai cần tiến hành trên cơ sở phân vùng sinh thái. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau: Qua phân tích hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính của vùng đồi núi của thị xã Hương Trà, kết hợp phân tích SWOT, chúng tôi đã lựa chọn được 3 loại hình sử dụng đất có triển vọng cho vùng nghiên cứu, gồm: loại hình trồng cao su, keo lai và thanh trà. Áp dụng công nghệ GIS, đã xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai với 53 đơn vị trên tổng diện tích 37.478,01ha của vùng nghiên cứu. Tiến hành đánh giá phân hạng thích nghi đất đai tự nhiên cho các loại hình sử dụng đất có triển vọng tại vùng nghiên cứu đã thu được các kết quả như sau: 22 đơn vị đất đai với 5513,43ha phù hợp với cây cao su; 31 đơn vị đất đai với 8.530,640ha phù hợp với cây keo lai và 14 đơn vị đất đai với 2.831,71ha phù hợp với cây bưởi Thanh Trà. Từ khóa: Đồi núi, loại hình sử dụng đất, đánh giá thích hợp

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGẮM CHIM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ

    No full text
    Ngắm chim (bird watching) là một loại hình du lịch sinh thái thiên nhiên đang được nhiều quốc gia áp dụng bởi những lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường mang lại. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng đa dạng sinh học (ĐDSH) tài nguyên chim làm cơ sở cho phát triển loại hình du lịch mới nổi này tại Vườn Quốc Gia (VQG) Bạch Mã. Dữ liệu được thu thập từ các nguồn thứ cấp và một chuyến khảo sát điền dã thực tế năm 2019. Kết quả cho thấy khu hệ chim ở VQG Bạch Mã có sự ĐDSH tương đối cao với 366 loài, thuộc 63 họ, và 16 bộ. Trong đó, có 8 loài đặc hữu thuộc 4 họ, 3 bộ và có 16 loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam. 17 loài chim quý hiếm thuộc danh lục động, thực vật nguy cấp của Nghị định 06/2019/NĐ-CP, trong đó có 7 loài thuộc phụ lục IB và 11 loài thuộc phụ lục IIB đã được tìm thấy tại địa bàn nghiên cứu. Tính ĐDSH cao cùng với lợi thế về vị trí địa lý và nguồn nhân lực sẽ là những cơ sở quan trọng cho phát triển du lịch ngắm chim. Do đó, nghiên cứu đã đề xuất một số chiến lược mang hàm ý chính sách để phát triển loại hình du lịch này trong tương lai

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT VÀ HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU PHỤC VỤ SẢN XUẤT CHO CÂY LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU XÃ ĐẠI QUANG

    No full text
    Phần lớn lượng nước được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa. Chính vì thế vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vững năng suất lúa và chất lượng cho các cánh đồng lúa trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục đích chính là cho thấy tổng quát hiện trạng tài nguyên nước mặt trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cũng như công tác quản lý và sử dụng hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước mặt nhằm bảo vệ nguồn nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của địa phương theo hướng phát triển bền vững

    NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH HẠN HÁN ĐẤT TRỒNG LÚA VỤ HÈ THU BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cho các diện tích đất trồng lúa vụ Hè Thu trong giai đoạn 1996 đến 2013. Bằng việc kết hợp chỉ số khác biệt thực vật (NDVI) với chỉ số khô hạn (SPI) và phương pháp GIS có sự tham gia cho thấy rằng: hạn hán vụ hè thu chủ yếu rơi vào tháng 5 và tháng 7 và yếu tố SPI giải thích được khoảng 40% sự thay đổi của NDVI. Bên cạnh đó, kết quả cho thấy 850,65 ha đất trồng lúa đã bị chuyển đổi sang mục đích khác do hạn hán từ giai đoạn 1996 đến năm 2013, trong tương lai, tại huyện Đại Lộc sẽ có 142,55 ha đất lúa có nguy cơ hạn hán cao, tập trung tại các xã Đại Hồng, Đại Đồng, Đại Hưng và Đại Quang

    ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ GIAI ĐOẠN 1999–2019

    No full text
    Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đô thị thành phố Huế giai đoạn 1999–2019, làm nền tảng cho đề xuất xây dựng và phát triển thành phố theo hướng đô thị di sản. Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng bao gồm thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp thảo luận nhóm tập trung và phương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 80 đồ án quy hoạch đô thị được phê duyệt trong 20 năm. Trong đó, có 03 phương án quy hoạch được đánh giá là có quy mô lớn và có tính chất quan trọng hơn so với các phương án còn lại, bao gồm quy hoạch chung 1999, quy hoạch An Vân Dương, và quy hoạch chung 2014. Kết quả thực hiện của quy hoạch chung 1999 đạt 20% diện tích so với tổng thể chung được phê duyệt; Quy hoạch An Vân Dương chỉ có 26/96 dự án đã hoàn thành, diện tích triển khai các dự án chỉ chiếm 24,1% so với tổng diện tích của phương án được phê duyệt; Quy hoạch chung 2014 chỉ đạt 5% diện tích so với tổng thể quy hoạch được phê duyệt. Nhìn chung, kết quả thực hiện các phương án quy hoạch đô thị thành phố Huế trong giai đoạn 1999-2019 chưa đạt chỉ tiêu đặt ra
    corecore