3 research outputs found

    THAY ĐỔI NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ TRONG BỐI CẢNH HẠN CHẾ TIẾP CẬN TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VÙNG NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với số liệu điều tra 60 hộ ở xã Xuân Lộc, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Xuân Lộc là nơi sinh sống của cộng đồng người Kinh và người Vân Kiều, trong đó sinh kế chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng và nghiệp quy mô nhỏ. Nghiên cứu tìm hiểu sự thay đổi của các nguồn vốn sinh kế giữa nhóm hộ người Kinh và nhóm hộ người Vân Kiều trong bối cảnh hạn chế tiếp cận tài nguyên rừng và từ đó xác định các chiến lược sinh kế ưu tiên của từng nhóm. Nghiên cứu cho thấy: thứ nhất, nhóm hộ người Kinh có điều kiện để tiếp cận với các nguồn sinh kế dễ hơn, dẫn tới sinh kế đa dạng hơn so với nhóm hộ người Vân Kiều; thứ hai, cả hai nhóm hộ chuyển sang trồng rừng keo thay cho sản xuất nghiệp; cuối cùng, chiến lược ưu tiên của nhóm hộ người Kinh là trồng rừng keo và tiêu, còn đồng bào dân tộc Vân Kiều thì lựa chọn trồng keo và chăn nuôi. Do đó, chính quyền địa phương cần có những chính sách và khung hướng dẫn rõ ràng và cụ thể để hỗ trợ cộng đồng trong tiếp cận và phát triển sinh kế hướng tới bền vững, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Vân KiềuTóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện với số liệu điều tra 60 hộ ở xã Xuân Lộc, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Xuân Lộc là nơi sinh sống của cộng đồng người Kinh và người Vân Kiều, trong đó sinh kế chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng và nghiệp quy mô nhỏ. Nghiên cứu tìm hiểu sự thay đổi của các nguồn vốn sinh kế giữa nhóm hộ người Kinh và nhóm hộ người Vân Kiều trong bối cảnh hạn chế tiếp cận tài nguyên rừng và từ đó xác định các chiến lược sinh kế ưu tiên của từng nhóm. Nghiên cứu cho thấy: thứ nhất, nhóm hộ người Kinh có điều kiện để tiếp cận với các nguồn sinh kế dễ hơn, dẫn tới sinh kế đa dạng hơn so với nhóm hộ người Vân Kiều; thứ hai, cả hai nhóm hộ chuyển sang trồng rừng keo thay cho sản xuất nghiệp; cuối cùng, chiến lược ưu tiên của nhóm hộ người Kinh là trồng rừng keo và tiêu, còn đồng bào dân tộc Vân Kiều thì lựa chọn trồng keo và chăn nuôi. Do đó, chính quyền địa phương cần có những chính sách và khung hướng dẫn rõ ràng và cụ thể để hỗ trợ cộng đồng trong tiếp cận và phát triển sinh kế hướng tới bền vững, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều. Từ khóa: chiến lược sinh kế, người Vân kiều, nguồn vốn sinh kế, tỉnh Thừa Thiên Hu

    SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở MỘT SỐ XÃ CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Hương Lộc, huyện Nam Đông và xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định thực trạng tham gia của người dân vào quá trình đánh giá kết quả đạt chuẩn nông thôn mới và đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao sự tham gia của người dân vào đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân có vai trò quan trọng trong đánh giá kết quả công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng tỷ lệ người dân tham gia vào quá trình đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới còn rất thấp, người dân hầu như chưa nắm được trình tự thủ tục để công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Các nguyên nhân chính dẫn đến sự hạn chế tham gia của người dân là trình độ và nhận thức thấp, sự tiếp cận thông tin hạn chế, các cơ chế chính sách chưa phù hợp.Từ khóa: đánh giá, người dân, nông thôn mới, sự tham gi

    Thực trạng và hạn chế trong quá trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở khu vực miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

    Get PDF
    Mục đích của nghiên cứu là cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, từ đó chỉ ra những hạn chế trong quá trình hình thành và phát triển. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên số liệu phỏng vấn 40 hộ dân trên địa bàn xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy mặc dù được xem là khu vực tiềm năng, nhưng du lịch dựa vào cộng đồng ở Hồng Hạ vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Du lịch về cơ bản được thiết kế và thực hiện theo kiểu tiếp cận từ trên xuống và hạn chế về năng lực của cộng đồng tham gia là những nguyên nhân chính. Nghiên cứu chỉ ra rằng để du lịch phát triển bền vững và hiệu quả cần phải tạo mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa người dân, Chính phủ và khu vực tư nhân
    corecore