97 research outputs found

    THANH LỌC HAI GIỐNG LÚA MÙA CHỦ LỰC MỘT BỤI LÙN (ORYZA SATIVA) VÀ CHÍN TÈO (ORYZA SATIVA) CỦA CÁC TỈNH BẠC LIÊU, KIÊN GIANG VÀ CÀ MAU BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI SDS-PAGE PROTEIN

    Get PDF
    Kết quả điều tra đánh giá hai giống lúa mùa Một Bụi Lùn và Chín Tèo, thu 6 dòng Một Bụi Lùn và 7 dòng Chín Tèo, mỗi dòng thu 1.000 đến 1.200 bông tại tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Mỗi dòng/giống chọn ra 500 bông tốt nhất để thanh lọc bằng kỹ thuật điện di SDS-PAGE protein chọn lọc những hạt tốt nhất đem nhân trong nhà lưới. ứng dụng kỹ thuật điện di protein giúp chọn các hạt lúa có đặc tính phẩm chất mềm cơm. Trồng đánh giá độ thuần trên đồng năm 2010 và đánh giá năng suất 6 dòng Một Bụi Lùn và 7 dòng Chín Tèo tại tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau trong mô hình lúa tôm vụ mùa năm 2011. Các dòng này cũng được đánh giá khả năng chống chịu rầy nâu, bệnh cháy lá và phẩm chất hạt. Kết quả nghiên cứu đã chọn ra Một Bụi Lùn (Một Bụi Lùn 3) và Chín Tèo (Chín Tèo 1) có độ thuần cao, mềm cơm, kháng bệnh cháy lá và năng      suất khá

    KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG NẾP MỚI CHO VÙNG PHÙ SA NGỌT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Công tác chọn tạo giống nếp mới cho vùng phù sa ngọt nhằm mục đích cung ứng giống nếp chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và phù hợp vùng sản xuất. Các thí nghiệm được thực hiện tại Cần Thơ, An Giang và Tiền Giang theo phương pháp IRRI (1986), sử dụng đối chứng là OM85 và nếp Lá Xanh. Kết quả cho thấy MTL666, MTL670, MTL677 và MTL680 được đánh giá triển vọng nhất do có phẩm chất ngon dẻo, có mùi thơm, chống chịu được bệnh cháy lá và cháy bìa lá, đạt tiềm năng suất cao ở cả hai mùa vụ thuộc vùng phù sa ngọt của đồng bằng sông Cửu Long

    ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÂY HÀNH TĂM (Allium schoenoprasum L.) Ở VÙNG CÁT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành ở hai huyện Phong Điền và Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế bằng phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm với các tác nhân trong chuỗi giá trị hành tăm (ném). Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng ném cả tỉnh năm 2017 đạt 250 ha, trong đó 90% diện tích tập trung ở vùng cát của hai huyện Phong Điền và Quảng Điền. Năng suất trung bình năm đạt 5 tấn/ha (ném lá) và 3 tấn/ha      ( ném củ); thu nhập đạt 150,59 triệu đồng/ha/năm. Chuỗi cung sản phẩm ném theo kênh chính gồm người sản xuất – thu gom –bán buôn – bán lẻ: 95% (ném lá) và 55% (ném củ). Trong đó, 55% ném lá và 30% ném củ được bán ra ngoài tỉnh và bán sang Lào. Phần còn lại, 5% ném lá tự tiêu dùng được bán tại chợ địa phương và 40% ném củ để lại làm giống. Về thu nhập, 58% giá trị toàn chuỗi đem lại từ ném lá và 69,9% ném củ thuộc về người sản xuất, phần còn lại 42% (ném lá) và 30,1% (ném củ) thuộc về các tác nhân tham gia phân phối. Trong sản xuất, sự liên liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi thiếu chặt chẽ. Cần tổ chức qui hoạch, xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất an toàn, tăng cường vai trò của Hợp tác xã và quảng bá sản phẩm nhằm góp phần cải thiện chuỗi giá trị của cây ném ở Thừa Thiên Huế.Từ khóa: chuỗi giá trị, đặc điểm, hành tăm, sản phẩm, sản xuấ

    THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ SẶC GẤM (Colisa lalia)

    No full text
    Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Sặc gấm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức về mật độ ương cá Sặc gấm: 50, 75 và 100 con/l. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Moina được sử dụng làm thức ăn cho cá. Thời gian thí nghiệm 30 ngày. Kết quả đã cho thấy, tỷ lệ sống của cá cao nhất (95,2 ±2,25%) ở nghiệm thức 50 con/l và thấp nhất là nghiệm thức 100 con/l (74,3±5,25%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa nghiệm thức 3 so với nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2. Bên cạnh đó,  trọng lượng cuối trung bình của cá ở nghiệm thức 1 cao nhất (0,20±0,01) và thấp nhất là ở nghiệm thức 3 (0,20±0,01), tăng trưởng khối lượng trung bình của cá ở nghiệm thức 1 cao nhất (0,20±0,01g), thấp nhất là ở nghiệm thức 3 (0,05±0,00), cả 3 nghiệm thức đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), tốc độ tăng trưởng đặc biệt bình quân, tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày bình quân của cá cao nhất (17,6 %/ngày, 0,007 g/ngày) ở nghiệm thức 1 và thấp nhất (13,0 %/ngày, 0,002 g/ngày) ở nghiệm thức 3. Đồng thời, các chỉ tiêu như chiều dài trung bình cuối, tăng trưởng trung bình về chiều dài, tăng trưởng trung bình chiều dài theo ngày của cá ở nghiệm thức 1 cao hơn nhất (1,73±0,16 cm, 1,34±0,18 cm, 0,04 cm/ngày) và thấp nhất là nghiệm thức 3 (0,98±0,21 cm, 0,61±0,24 cm, 0,02 cm/ngày). Như vậy, khi ương cá Sặc gấm ở mật độ 50 con/l sẽ cho hiệu quả cao hơn
    corecore