11 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT NHIỄM MẶN TẠI HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM

    No full text
    Thí nghiệm gồm 4 công thức thời vụ trên hai giống lúa chịu mặn OM8104 và MNR3, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCB), 3 lần nhắc lại, được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2012 – 2013 trên đất nhiễm mặn tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Mục đích của thí nghiệm nhằm xác định thời vụ gieo trồng thích hợp đối với giống lúa chịu mặn có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời vụ trồng khác nhau đã ảnh hưởng đến chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh, diện tích lá đòng cũng như năng suất của các giống lúa. Thời vụ gieo cấy vào ngày 12 tháng 1 và ngày 22 tháng 1 cho năng suất cao trên cả hai giống. Giống OM8104 đạt 9,1 tấn/ha, giống MNR3 đạt 9,5 tấn/ha và 8,9 tấn/ha. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thời vụ gieo trồng cho hai giống lúa chịu mặn OM8104 và MNR3 bắt đầu từ ngày 10 đến ngày 25 tháng 1 là thích hợp trong vụ Đông Xuân trên đất trồng lúa bị nhiễm mặn tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.   Từ khóa: Các giống lúa chịu mặn, đất nhiễm mặn, năng suất, thời vụ trồng

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT NHIỄM MẶN TẠI HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM

    No full text
    Thí nghiệm gồm 4 công thức thời vụ trên hai giống lúa chịu mặn OM8104 và MNR3, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCB), 3 lần nhắc lại, được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2012 – 2013 trên đất nhiễm mặn tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Mục đích của thí nghiệm nhằm xác định thời vụ gieo trồng thích hợp đối với giống lúa chịu mặn có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời vụ trồng khác nhau đã ảnh hưởng đến chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh, diện tích lá đòng cũng như năng suất của các giống lúa. Thời vụ gieo cấy vào ngày 12 tháng 1 và ngày 22 tháng 1 cho năng suất cao trên cả hai giống. Giống OM8104 đạt 9,1 tấn/ha, giống MNR3 đạt 9,5 tấn/ha và 8,9 tấn/ha. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thời vụ gieo trồng cho hai giống lúa chịu mặn OM8104 và MNR3 bắt đầu từ ngày 10 đến ngày 25 tháng 1 là thích hợp trong vụ Đông Xuân trên đất trồng lúa bị nhiễm mặn tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.   Từ khóa: Các giống lúa chịu mặn, đất nhiễm mặn, năng suất, thời vụ trồng

    TUYỂN CHỌN GIỐNG NGÔ NẾP TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Nghiên cứu được tiến hành trên 14 giống ngô nếp để tìm nguồn vật liệu phù hợp cho việc lai tạo giống mới. Thí nghiệm bố trí theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi giống là một công thức, tiến hành trong vụ Đông Xuân 2016–2017 và Hè Thu 2017, tại vườn thực nghiệm Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Các giống ngô nếp đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, đạt năng suất và phẩm chất khá. Chúng tôi đã tuyển chọn được năm giống ngô nếp với năng suất trong vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu là 51,3–86,0 và 48,9–74,3 tạ/ha để lai giống trong các vụ tiếp theo

    Nhà văn qua hồi ức người thân

    No full text
    480 tr.; 21 cm

    Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hiệu quả sử dụng đạm của các giống lúa mới năng suất cao

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện trên đồng ruộng với 3 lượng bón đạm trên hai giống lúa năng suất cao Momiroman và Nipponbare tại Nhật Bản trong vụ Hè Thu 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tăng lượng đạm bón đã làm giảm tất cả các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng đạm và nhìn chung hiệu quả sử dụng đạm của giống lúa mới năng suất cao “Momiroman” là cao hơn  so với giống đối chứng “Nipponbare”. Tuy nhiên, hiệu quả sinh khối của đạm (BEN) ở giống Momiroman thấp hơn so với giống Nipponbare, ngoại trừ ở mức bón đạm 2N. Ngược lại, hiệu quả sử dụng đạm đầu vào (IEN) của giống Momiroman là cao hơn giống Nipponbare. So với giống đối chứng, hiệu quả thu hồi đạm của giống Momiroman là thấp hơn nhưng khi tăng mức bón đạm từ 1N đến 2N, hiệu quả thu hồi đạm của giống Momiroman chỉ giảm 7,8 % trong khi đó giống Nipponbare là 18,5 %. Hiệu quả nông học của đạm ở giống Momiroman tại mức bón 1N là cao hơn so với giống Nipponbare, nhưng thấp hơn ở mức bón 2N. Hiệu suất phân đạm của giống Momiroman là cao hơn so với giống Nipponbare ở cả 2 mức bón, ở mức bón 1N cao hơn 40,5 g/g và 2N là 9,0 g/g. Tăng liều lượng bón đạm đã làm giảm hiệu quả sinh khối của đạm ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cả hai giống. Bón đạm đã cải thiện rõ hiệu quả quang hợp của đạm và giống Momiroman có hiệu quả quang hợp của đạm cao hơn giống Nipponbare. Từ khóa: Hiệu quả sử dụng đạm, lượng bón, Momiroman, Nipponbare

    NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHÍNH ÁP DỤNG CHO SẢN XUẤT NGÔ RAU Ở THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Ngô rau là một loại rau cao cấp chứa nhiều chất dinh dưỡng và các loại vitamin, chất khoáng. Sản xuất ngô rau vừa cung cấp thực phẩm cho con người vừa cung cấp thức ăn xanh cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa. Ngô rau có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau và trên nhiều chân đất khác nhau. Trên đất phù sa ở Thừa Thiên Huế, trồng ngô rau với mật độ thích hợp là 14,2 vạn cây/ha đến 15,9 vạn cây/ha. Đã xác định được liều lượng phân chuồng bón cho ngô rau trên đất phù sa đến 12 tấn/ha vẫn cho hiệu quả rất cao. Đã xác định được liều lượng phân đạm và phân kali thích hợp bón cho ngô rau trên đất phù sa ở Thừa Thiên Huế là 120 - 150 kgN/ha và 90 kgK2O/ha

    KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ DÒNG/GIỐNG LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI

    No full text
    Khô hạn là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển và làm giảm năng suất của cây trồng, đặc biệt là cây lúa. Gieo trồng các giống lúa chịu hạn sẽ cải thiện được năng suất cho những vùng canh tác nhờ nước trời. Nghiên cứu này được tiến hành trong điều kiện nhà lưới ở vụ Hè Thu 2015, đánh giá trên 13 dòng/giống lúa, trong đó có 09 dòng lúa mới được nhập nội từ Viện lúa Quốc tế (IRRI) với giống CH207 làm đối chứng. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCB), 3 lần nhắc lại trong hai điều kiện môi trường có tưới và gây hạn nhân tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả dòng/giống thí nghiệm thuộc nhóm giống ngắn ngày (108 - 112 ngày), ngắn hơn so với đối chứng CH207 (115 ngày). Dòng D2, D9, giống OM4900, HT1, CH207 (Đ/c) có khả năng chịu hạn tốt nhất với chỉ số phản ứng hạn >1 và khả năng phục hồi cao (90 -100%), tất cả các dòng còn lại đều mẫn cảm với hạn chỉ số phản ứng hạn < 1.

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ BOKASHI, CHẾ PHẨM TRICHODERMA VÀ PSEUDOMONAS ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Sử dụng phân hoá học có thể giúp nâng cao năng suất lạc, nhưng làm giảm hiệu quả cải tạo đất và dẫn đến sự xuất hiện các đối tượng kháng bệnh. Sử dụng các sản phẩm sinh học là giải pháp hữu hiệu hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện trong vụ đông xuân 2013 – 2014 trên đất xám bạc màu tại Trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ Bokashi, chế phẩm sinh học Trichoderma và Pseudomonas đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc. Thí nghiệm, gồm có 6 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên.  Kết quả cho thấy các công thức sử dụng kết hợp phân hữu cơ Bokashi với chế phẩm sinh học Trichoderma và Pseudomonas đều có ảnh hưởng tích cực đến tổng thời gian sinh trưởng, chiều cao thân chính, số lá/thân chính, tổng số cành cấp 2/cây, số hoa hữu hiệu/cây, tỷ lệ hoa hữu hiệu, khối lượng và số lượng nốt sần, tình hình sâu bệnh hại, năng năng suất và hiệu quả kinh tế so với công thức sử dụng đơn lẻ phân hữu cơ Bokashi, chế phẩm Trichoderma, Pseudomonas và đối chứng.

    NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG KALI THÍCH HỢP CHO HAI GIỐNG LÚA OM8104 VÀ MNR3 TRÊN ĐẤT NHIỄM MẶN DUY XUYÊN, QUẢNG NAM/ STUDY ON POTASSIUM RATES APPLICATION FOR TWO RICE VARIETIES OM8104 AND MNR3 ON SALINE SOIL AT DUY XUYEN, QUANG NAM

    No full text
    Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên 2 giống lúa OM8104 và MNR3 trong điều kiện đất nhiễm mặn tại Duy Xuyên, Quảng Nam năm 2012-2013 cho thấy: 1) Bón kali đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, khả năng chống đổ, chịu mặn và chống chịu sâu bệnh hại của 2 giống, từ đó ảnh hưởng đến cá yếu tố cấu thành năng suất và sự tạo năng suất; 2) Liều lượng kali thích hợp cho giống OM8104 là 30-60 kg K2O/ha. Tại mức bón này, năng suất thực thu đạt 67,94-68,57 tạ/ha, hiệu suất phân kali đạt tới 12,35-22,60 kg thóc/kg K2O, chỉ số VCR đạt 2,72-4,97; 3) Liều lượng kali thích hợp cho giống MNR3 là 30 kg K2O/ha. Tại mức bón này, năng suất thực thu đạt 68,35 tạ/ha, hiệu suất phân kali đạt 14,90 kg thóc/kg K2O, chỉ số VCR đạt 3,28. Từ khóa: Giống lúa OM8104 và MNR3, phân kali, đất nhiễm mặnAbstract. The results of our research on potassium rates application for two rice varieties on saline soil at Duy Xuyen, Quang Nam in the year of 2012-2013 were indicated that: 1) Potassium was effected on growth and development, salt and diseases tolerances and the yield of two rice varieties; The best potassium rate for OM8104 variety is 30-60 kg K2O/ha. At this potassium rate application, the yield were 6.794-6.857 kg/ha, efficiency of potassium fertilizer use were 12,35-22,60 kg/kg K2O and VCR were 2,72-4,97; 3) The best potassium rate for MNR3 variety is 30 kg K2O/ha. At this potassium rate application, the yield was 6.835 kg/ha, efficiency of potassium fertilizer use was 14,90 kg/kg K2O and VCR was 3,28. Key words: OM8104 and MNR3 rice varieties, potassium fertilizer, and saline soil

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT NHIỄM MẶN Ở HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM

    No full text
    Thí nghiệm gồm 4 công thức thời vụ trên hai giống lúa chịu mặn OM8104 và MNR3, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCB), 3 lần nhắc lại, được thực hiện trong vụ hè thu 2013 trên đất nhiễm mặn tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định thời vụ gieo trồng thích hợp nhất để các giống lúa chịu mặn có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời vụ trồng đã ảnh hưởng đến chiều cao cây, diện tích lá đòng, số lá xanh còn lại trên cây, khả năng đẻ nhánh, một số chỉ tiêu hình thái và năng suất của các giống lúa.  Thời vụ gieo cấy vào ngày 30 tháng 5 (công thức III) và ngày 9 tháng 6 (Công thức IV) đã cho năng suất cao trên cả hai giống. Giống OM8104 đạt 4,4 và 4,6 tấn/ha và MNR3 đạt 5,0 và 6,1 tấn/ha tương ứng với hai công thức thời vụ trên. Độ mặn đất biến động từ 4,1 đến 8,3 dS/m và độ mặn nước biến động từ 1,3 đến 7,1 dS/m. Thời vụ gieo trồng nào có độ mặn cao vào giai đoạn trỗ và vào chắc thì năng suất lúa bị giảm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời vụ gieo cấy vào 30 tháng 5 và ngày 9 tháng 6 là thích hợp nhất cho cả hai giống lúa chịu mặn OM8104 và MNR3 trên đất trồng lúa bị nhiễm mặn tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Từ khóa: Các giống lúa chịu mặn, đất nhiễm mặn, năng suất, thời vụ trồng
    corecore