41 research outputs found
Điều kiện tối ưu và đối ngẫu cho bài toán tối ưu nửa vô hạn dạng phân số với dữ liệu không chắc chắn sử dụng dưới vi phân Mordukhovich
Trong bài viết này, điều kiện tối ưu và các định lý đối ngẫu cho nghiệm chính thường của bài toán tối ưu nửa vô hạn không trơn dạng phân số với dữ liệu không chắc chắn trong những ràng buộc được nghiên cứu thông qua dưới vi phân Mordukhovich. Kết quả đạt được của nghiên cứu được chứng minh thông qua những ví dụ minh họa cụ thể
Ảnh hưởng của cường độ và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng giữa LED đỏ và LED xanh lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cúc (Chrysanthemum morifolium Ramat. CV. “Jimba”) in vitro
In this study, the influence of different LED lighting intensities, different lighting periods of red LED and blue LED on growth, development and chlorophyll a and b synthesis on in vitro Chrysanthemum were presented. Shoot tips were inoculated and were put under 70% red LED: 30% blue LED lighting condition with different LED lighting intensities: 30, 45 and 60 µmol.m-2.s-1; different LED lighting periods: weekly intermittent lighting with red LED/blue LED (blue LED or red LED lighting for the first week), intermittent lighting with red LED/blue LED for each two weeks (blue LED or red LED lighting for the first two weeks). After 6 weeks of cultured, the results showed that LED lighting source with intensity 60 µmol.m-2.s-1 had the best stimulation on growth and development of Chrysanthemum; however, under intensity 45 µmol.m-2.s-1, chlorophyll a and b content still were the highest. In addition, weekly intermittent lighting with red LED and blue LED (blue LED was lighted at the first week) gave the best results on growth and development of Chrysanthemum. Thus, the most suitable LED lighting intensity for growth and development of in vitro Chrysanthemum was 60 µmol.m-2.s-1, and weekly intermittent lighting with red LED and blue LED (blue LED was lighted at the first week) will promote the growth and development of in vitro Chrysanthemum. The survival rates, growth and development of plants under 70% red LED: 30% blue LED and 50% red LED: 50% blue LED were higher than those of plants under Florescent, after 4 weeks of cultured in the greenhouse.Tác động của cường độ và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng khác nhau giữa LED đỏ và LED xanh đến quá trình sinh trưởng, phát triển và tổng hợp chlorophyll a và b của cây Cúc in vitro đã được trình bày trong nghiên cứu này. Các chồi đỉnh Cúc được nuôi cấy dưới các cường độ chiếu sáng bao gồm 30, 45 và 60 µmol.m-2.s-1 ở điều kiện chiếu sáng kết hợp giữa 70% LED đỏ với 30% LED xanh; sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng giữa LED đỏ và LED xanh theo thời gian như: tuần đầu LED đỏ, tuần sau LED xanh và ngược lại; 2 tuần đầu LED đỏ, 2 tuần sau LED xanh và ngược lại. Kết quả thu được sau 6 tuần nuôi cấy cho thấy, cường độ 60 µmol.m-2.s-1 có ảnh hưởng tốt lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Cúc; tuy nhiên, hàm lượng chlorophyll a và b đạt cao nhất ở cường độ 45 µmol.m-2.s-1. Các mẫu nuôi cấy sinh trưởng và phát triển tốt nhất dưới giai đoạn chiếu sáng thay đổi hàng tuần giữa LED xanh và LED đỏ (tuần đầu chiếu sáng LED xanh, tuần sau chiếu sáng LED đỏ). Như vậy, kết quả từ nghiên cứu cho thấy cường độ 60 µmol.m-2.s-1 và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng hàng tuần với tuần đầu LED xanh, tuần sau LED đỏ có ảnh hưởng tốt lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Cúc in vitro. Tỉ lệ sống sót, sự sinh trưởng và phát triển của cây Cúc dưới điều kiện chiếu sáng 70R:30B và 50R:50B là tốt hơn những cây ở điều kiện chiếu sáng đèn huỳnh quang sau 4 tuần ở vườn ươm
Các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bạc Liêu
Nhiều kết quả nghiên cứu về du lịch đã chỉ ra rằng năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là tập hợp các yếu tố: nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, các chính sách, con người của một điểm đến, hình thành nên khả năng hấp dẫn thu hút khách, làm thỏa mãn nhu cầu của du khách và đồng thời giúp điểm đến du lịch xác định được vị trí của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Trong nghiên cứu này, việc thu thập thông tin, phân tích, đánh giá của du khách về những yếu tố xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu bao gồm danh lam thắng cảnh, cơ sở hạ tầng, thông tin tổ chức điểm đến, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, mua sắm… được thực hiện. Những yếu tố này được xem là những yếu tố quan trọng để thỏa mãn nhu cầu của du khách đối với một điểm đến du lịch. Cho nên, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến là chìa khóa quyết định thành công của một điểm đến
Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch: Đề xuất mô hình cấu trúc đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu
Mục tiêu chính của nghiên cứu là đề xuất một mô hình cấu trúc để đo lường các thuộc tính về năng lực cạnh tranh (NLCT) của một điểm đến du lịch. Mặc dù có nhiều mô hình đo lường NLCT điểm đến được phát triển bởi các nhà nghiên cứu du lịch nhưng chưa có một thang đo phù hợp với tất cả các điểm đến cũng như có những mô hình khác nhau hoặc thiếu sự thống nhất. Bên cạnh đó, do tính đa dạng và phong phú của điểm đến, một mô hình áp dụng ở một điểm đến du lịch này không thể cho một kết quả thích hợp khi áp dụng cho một điểm đến du lịch khác. Bài viết này được thực hiện nhằm đưa một khung khái niệm thích hợp liên quan đến các chỉ số đo lường điểm đến du lịch trước khi tiến hành khảo sát thực tế. Mô hình cấu trúc để đo lường NLCT của điểm đến du lịch Bạc Liêu được phát triển bằng cách kế thừa tài liệu về các mô hình lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm. Đây là trường hợp nghiên cứu tình huống được áp dụng cho điểm đến du lịch Bạc Liêu
Kỹ năng tự học của sinh viên trường đại học Kiên Giang trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mở ra nhiều cơ hội học tập cho sinh viên các trường Đại học. Bối cảnh mới này đòi hỏi sinh viên phải được trang bị và rèn luyện các kỹ năng tự học cần thiết trong suốt quá trình học ở bậc Đại học. Bài viết trình bày nghiên cứu về khái niệm kỹ năng tự học, thực trạng kỹ năng tự học của sinh viên trường Đại học Kiên Giang và đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng tự học của sinh viên để đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Dự báo kết quả học tập bằng kỹ thuật học sâu với mạng nơ-ron đa tầng
Dự báo kết quả học tập là một chủ đề đang được quan tâm trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Dự báo sớm kết quả học tập có thể giúp sinh viên lựa chọn học phần phù hợp với năng lực cá nhân, giúp nhà quản lý và giảng viên xác định được những sinh viên cần được quan tâm hỗ trợ nhiều hơn để hoàn thành tốt học phần, giảm tình trạng cảnh báo học vụ hoặc buộc thôi học do kết quả học tập kém, từ đó tiết kiệm được thời gian chi phí cho cả sinh viên, gia đình, nhà trường và xã hội. Bài viết này đề xuất một phương pháp dự báo kết quả học tập của sinh viên bằng kỹ thuật học sâu nhằm khai thác cơ sở dữ liệu trong hệ thống quản lý sinh viên tại các trường đại học. Dữ liệu sau khi thu thập được phân tích, tiền xử lý dữ liệu, thiết kế và huấn luyện mạng nơ-ron đa tầng. Kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình đề xuất cho kết quả dự đoán khá chính xác và hoàn toàn khả thi để áp dụng vào thực tế