9 research outputs found

    SỰ LƯU HÀNH VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA LIÊN CẦU KHUẨN (STREPTOCOCCUS SPP.) Ở LỢN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VỤ ĐÔNG NĂM 2015

    Get PDF
    Tóm tắt: Giám sát sự lưu hành của liên cầu khuẩn Streptococcus spp. trên lợn khỏe đã được thực hiện tại các địa bàn huyện Phong Điền, thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy tỷ lệ mang liên cầu khuẩn (Streptococcus spp.) trong dịch chân răng lợn khỏe được đưa vào giết mổ tại tỉnh Thừa Thiên Huế là cao với 73,17 % (30/41 mẫu). Trong đó, tỷ lệ này ở huyện Phong Điền là    86,67 % ; ở huyện Hương Thủy là 73,3 % và 54,55 % ở thị xã Hương Trà. Những chủng Streptococcus spp. phân lập được có hiện tượng kháng cùng một lúc nhiều loại kháng sinh như penicillin và erythromycin   (100 %), tetracycline (72,09 %). Trong khi đó, các liên cầu này vẫn mẫn cảm với các loại kháng sinh oxacillin và rifampicin. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ mang Streptococcus spp. cũng như tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn này ở lợn nuôi tại các địa bàn lấy mẫu là đáng lưu ý. Việc định danh xác định các chủng liên cầu khuẩn gây bệnh chung giữa lợn và người chưa được tiến hành. Tuy nhiên, sự tiềm tàng cũng như tính đề kháng kháng sinh của những vi khuẩn này trên lợn đưa vào làm thức ăn cho người cảnh báo cho cộng đồng về sự nguy hiểm của liên cầu khuẩn lợn và bệnh do nó gây ra. Từ khóa: Streptococcus spp., lưu hành, kháng kháng sinh, Thừa Thiên Huế

    THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GÀ THỊT TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng chăn nuôi gà thịt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bảy cơ sở chăn nuôi gà thịt theo hướng sản xuất hàng hóa ở Hương Thủy, Hương Trà và Quảng Điền, với 38 đợt nuôi trong năm 2014, 2015 đã được khảo sát. Kết quả cho thấy các cơ sở chăn nuôi đang tận dụng điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi với diện tích chuồng nuôi (151,5 m2) và sân chơi (387,6 m2) đủ rộng. Tất cả chủ trại (100 %) có trình độ văn hóa là 12/12, nhưng trình độ chăn nuôi chưa cao (14,2 %). Chăn nuôi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật còn ít. Quy mô chăn nuôi ở mỗi cơ sở nuôi bình quân là 1329 gà/đợt; 3,8 đợt/năm. Gà được nuôi úm trong 3-4 tuần đầu, sau đó nuôi kết hợp chăn thả và nuôi riêng trống mái, nhưng chưa quan tâm chế độ dinh dưỡng theo giới tính. Tập đoàn giống/nhóm giống gà đa dạng, giá giống chênh lệch nhiều. Thức ăn công nghiệp được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn nuôi. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được ở gà thịt tương đương với trình độ chung hiện nay. Giá bán gà thịt biến động lớn nên lợi nhuận thu được trong mỗi đợt nuôi gà là không ổn định.Từ khóa: chăn nuôi, gà thịt, Thừa Thiên Hu

    NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN TRUNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở miền Trung. Nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 trại chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định; với tổng số 4844 ổ đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa tư của lợn nái GF24 được phối tinh với 3 dòng đực nêu trên. Kết quả cho thấy lợn nái GF24 khi được phối giống với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có năng suất sinh sản cao và không có sự khác nhau giữa 3 dòng đực. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa, số con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt đạt 12,7–13,2 con/ổ; 11,4–11,6 con/ổ; 1,37–1,40 kg/con; 5,89–6,00 kg/con, 28,4–29,1 con/nái/năm và 171,8–172,9 kg/nái/năm. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 từ lứa thứ nhất đến lứa tư đều đạt cao với số lợn con cai sữa/nái/năm dao động từ 28,46 đến 28,94 con và không sai khác giữa các lứa. Lợn nái GF24 và 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có thể được sử dụng trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.Từ khóa: lợn nái GF24, các dòng đực GF, năng suất sinh sản, miền Trun

    GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI CÓ HIỆU CHỈNH NITƠ TRONG MỘT SỐ PHỤ PHẨM KHI SỬ DỤNG LÀM THỨC ĂN NUÔI GÀ

    No full text
    Nghiên cứu này đã được triển khai nhằm xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong một số phụ phẩm (khô dầu lạc, khô dầu dừa, bột đầu tôm và tấm gạo) khi được sử dụng làm thức ăn nuôi gà. Tổng số 150 con gà Lương Phượng 35 ngày tuổi được sử dụng trong thí nghiệm. Khẩu phần cơ sở được thiết kế đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho gà ở giai đoạn thí nghiệm. Tổng số 04 khẩu phần thí nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế 20% hoặc 40% khẩu phần cơ sở bằng thức ăn thí nghiệm. Giá trị MEN trong các loại thức ăn thí nghiệm được tính theo phương pháp sai khác. Kết quả cho thấy giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ trong khô dầu dừa, khô dầu lạc, bột đầu tôm và tấm gạo lần lượt là 1444,87 kcal/kg; 2542,51 kcal/kg; 1737,68 kcal/kg và 3539,66 kcal/kg tính theo nguyên trạng. Giá trị MEN của khô dầu dừa từ nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với giá trị MEN của khô dầu dừa trong cơ sở dữ liệu thức ăn. Tuy vậy, giá trị MEN của tấm gạo từ nghiên cứu này cao hơn giá trị MEN của tấm gạo từ một số cơ sở dữ liệu hiện nay

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC METHIONINE TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GÀ RI LAI

    No full text
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mức methionine khác nhau trong khẩu phần đến sinh trưởng ở gà Ri lai (¼ Lương Phượng × ¾ Ri) giai đoạn 0–12 tuần tuổi. Tổng cộng 240 gà Ri lai 1 ngày tuổi được bố trí ngẫu nhiên vào 12 ô chuồng. Thí nghiệm được tiến hành với ba nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được thực hiện với bốn lần lặp lại. Ba khẩu phần có hàm lượng methionine khác nhau (thấp, trung bình, cao so với mức methionine khuyến cáo của Evonik cho nhóm gà lông màu) được sử dụng để nuôi gà. Kết quả cho thấy việc sử dụng methionine trong khẩu phần cao hơn 0,08% so với khuyến cáo của Evonik đã có cải thiện đáng kể đến sinh trưởng của gà Ri lai. Ở 12 tuần tuổi, khối lượng gà được nuôi bằng khẩu phần methionine cao tăng 8,9–9,7% so với hai nghiệm thức còn lại. Mặc dù không có sự sai khác về lượng thức ăn thu nhận của gà giữa các nghiệm thức, hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả sử dụng protein ở gà Ri lai ở nghiệm thức methionine cao đã được cải thiện đáng kể. Việc giảm 0,08% methionine trong khẩu phần so với khuyến cáo không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm

    MẬT ĐỘ E. COLI VÀ NỒNG ĐỘ NITRAT TRONG HỐ PHÂN, NƯỚC THẢI HẦM BIOGAS, VÀ NƯỚC GIẾNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng ô nhiễm vi khuẩn E. coli và nitrat trong hố phân, nước thải hầm biogas và nước giếng ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng cộng 384 mẫu bao gồm 192 mẫu nước giếng, 96 mẫu chất thải trong hố phân, 96 mẫu nước thải hầm biogas đã được lấy mẫu vào mùa khô và mùa mưa. Kết quả cho thấy có 65,63% (126/192) mẫu nước giếng dương tính với vi khuẩn E. coli. Mật độ tế bào vi khuẩn E. coli trong nước giếng dao động từ 1,43 – 1,76 log CFU/mL. Tỷ lệ ô nhiễm E. coli ở các mẫu nước thải hầm biogas và chất thải chăn nuôi lợn là dao động từ 93,95 – 100%. Mật độ vi khuẩn E. coli trong chất thải chăn nuôi lợn dao động từ 4,93 – 5,97 log CFU/mL. Mật độ vi khuẩn E. coli trong nước thải là 3,54 – 4,17 log CFU/mL. Nồng độ nitrat trong các mẫu nước giếng nghiên cứu đều rất thấp, dao động từ 1,45 - 6,15 mg/L. Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về hàm lượng nitrat trong nước thải hầm biogas và chất thải chăn nuôi lợn giữa mùa khô và mùa mưa. Hàm lượng nitrat nước thải hầm biogas và trong chất thải dao động từ 0,70 – 0,81 mg/L và 76,10 – 73,10 mg/kg. Từ khóa: chất thải, E. coli, nitrat, nước giếng, nước thải bioga

    MẬT ĐỘ E. COLI VÀ NỒNG ĐỘ NITRAT TRONG HỐ PHÂN, NƯỚC THẢI HẦM BIOGAS, VÀ NƯỚC GIẾNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng ô nhiễm vi khuẩn E. coli và nitrat trong hố phân, nước thải hầm biogas và nước giếng ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng cộng 384 mẫu bao gồm 192 mẫu nước giếng, 96 mẫu chất thải trong hố phân, 96 mẫu nước thải hầm biogas đã được lấy mẫu vào mùa khô và mùa mưa. Kết quả cho thấy có 65,63% (126/192) mẫu nước giếng dương tính với vi khuẩn E. coli. Mật độ tế bào vi khuẩn E. coli trong nước giếng dao động từ 1,43 – 1,76 log CFU/mL. Tỷ lệ ô nhiễm E. coli ở các mẫu nước thải hầm biogas và chất thải chăn nuôi lợn là dao động từ 93,95 – 100%. Mật độ vi khuẩn E. coli trong chất thải chăn nuôi lợn dao động từ 4,93 – 5,97 log CFU/mL. Mật độ vi khuẩn E. coli trong nước thải là 3,54 – 4,17 log CFU/mL. Nồng độ nitrat trong các mẫu nước giếng nghiên cứu đều rất thấp, dao động từ 1,45 - 6,15 mg/L. Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về hàm lượng nitrat trong nước thải hầm biogas và chất thải chăn nuôi lợn giữa mùa khô và mùa mưa. Hàm lượng nitrat nước thải hầm biogas và trong chất thải dao động từ 0,70 – 0,81 mg/L và 76,10 – 73,10 mg/kg. Từ khóa: chất thải, E. coli, nitrat, nước giếng, nước thải bioga
    corecore