30 research outputs found

    NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠO MẦM (GẠO GABA) TỪ GẠO LỨT VIỆT NAM

    Get PDF
    Gạo mầm (gạo GABA) được sản xuất bằng cách sử dụng gạo lứt cho nảy mầm bằng cách ngâm và ủ gạo trong nước ở các điểu kiện thích hợp. Trong nghiên cứu này, gạo lứt Huyết Rồng và Jasmine được ngâm ở pH = 6, nhiệt độ 30 oC trong thời gian 20 giờ. Kết thúc quá trình ngâm, gạo được ủ ở 35 oC trong thời gian 36 giờ đối với gạo Jasmine và 48 giờ với gạo Huyết Rồng. Gạo thu được sẽ được sấy ở nhiệt độ 60 oC trong 18 giờ nhằm thu được gạo có độ ẩm thích hợp cho quá trình bảo quản tiếp theo. Hàm lượng gamma-amino butyric axit (GABA) trong gạo mầm thành phẩm tăng gấp 5 lần so với gạo lứt nguyên liệu

    Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế và phân hóa học đến việc cải thiện nguồn dinh dưỡng hữu dụng trong đất, sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái đậu cove lùn dạng bụi (Phaseolus vulgaris L.)

    Get PDF
    Nhằm xác định liều lượng phân trùn quế và phân hóa học đến sự thay đổi đặc tính hóa học-sinh học đất, năng suất và chất lượng trái đậu cove lùn Rado 11. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, hai nhân tố, 8 tổ hợp phân bón, ba lặp lại. Nhân tố A là hai mức độ phân hóa học (1) 100% NPK (144N-126P2O5-100K2O) và (2) 50% NPK (72N-63P2O5-50K2O). Nhân tố B là bốn mức độ bón phân trùn quế (0, 10, 20 và 30 tấn/ha). Kết quả cho thấy đạm hữu dụng, lân hữu dụng và tổng vi khuẩn trong đất gia tăng theo liều lượng phân hóa học và phân trùn quế. Bón 30 tấn/ha phân trùn quế giúp gia tăng pH đất, dinh dưỡng hữu dụng (N và P) và tổng vi khuẩn trong đất so với đối chứng (không bón phân trùn quế). Kết quả theo dõi ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế và phân hóa học đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng đậu cove đã ghi nhận được số cành, chiều cao cây, số trái, năng suất trái và độ brix đạt cao nhất ở mức bón 30 tấn phân trùn quế và 100% phân hóa học, thấp nhất ở mức bón 50% NPK và không bón phân trùn quế. Có mối tương quan thuận giữa liều lượng phân trùn quế và phân hóa học đến gia tăng pH đất, P hữu dụng,..

    Ảnh hưởng của mức độ phân bón và loại phân hữu cơ đến sự thay đổi một số đặc tính dinh dưỡng trong đất, sinh trưởng, năng suất và chất lượng cải kale rong biển và cải kale xoăn (Brassica oleracea var L.)

    Get PDF
    Mức độ phân bón và loại phân hữu cơ được xác định ảnh hưởng đến sự thay đổi một số đặc tính hóa học đất, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của hai giống cải kale (kale rong biển và kale xoăn). Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 2 nhân tố, 6 tổ hợp phân bón, ba lặp lại. Nhân tố A là hai mức độ phân NPK (1) 100% NPK (120N-48P2O5-176K2O) và (2) 50%NPK. Nhân tố B là loại phân hữu cơ (phân trùn quế và phân gà). Kết quả thí nghiệm cho thấy liều lượng phân bón NPK không ảnh hưởng sự thay đổi giá trị pH và chất hữu cơ, nhưng có ảnh hưởng đến N,P hữu dụng trong đất. Hàm lượng N,P hữu dụng ở mức bón 100% NPK cao hơn, khác biệt ý thống kê so với mức bón 50% NPK. Bón phân hữu cơ giúp cải thiện pH, dinh dưỡng N,P hữu dụng và chất hữu cơ trong đất đáng kể so với không bón phân hữu cơ. Sự sinh trưởng phát triển, năng suất cải kale đạt cao nhất khi bón 50-100% NPK kết hợp phân gà hoặc phân trùn quế. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy bón phân hữu cơ giúp giảm tích lũy nitrate không vượt quá giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới  WHO, tăng độ Brix

    TỔNG HỢP DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU HẠT CAO SU

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là tổng hợp diesel sinh học từ một loại dầu thực vật không ăn được đó là dầu hạt cao su (RSO). Dầu hạt cao su dạng thô thường chứa nhiều chất bẩn và có hàm lượng acid béo tự do cao. Vì vậy, một quá trình gồm ba giai đoạn: xử lý sơ bộ dầu thô với methanol, ester hóa xúc tác acid và transester hóa xúc tác base đã được nghiên cứu để chuyển CRSO thành những mono?ester. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng như tỷ lệ mol (methanol/dầu), hàm lượng xúc tác, nhiệt độ và thời gian phản ứng đã được khảo sát. Chất lượng của biodiesel được đánh giá thông qua việc xác định những tính chất quan trọng như: tỷ trọng tại 15oC, độ nhớt động học tại 40oC, chỉ số acid (AV), chỉ số iot (IV), thành phần acid béo, độ bền oxi hóa (OS), hàm lượng methyl ester, ăn mòn lá đồng (50oC, 3h), chỉ số cetane (CN), hàm lượng glycerin tự do, hàm lượng glycerin tổng và hàm lượng methanol

    MÔ PHỎNG XÂM NHẬP MẶN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DƯỚI TÁC ĐỘNG MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ SỰ SUY GIẢM LƯU LƯỢNG TỪ THƯỢNG NGUỒN

    Get PDF
    Xâm nhập mặn là một trong những vấn đề lớn ở đồng bằng sông Cửu Long và nó có xu hướng trầm trọng hơn trong tương lai do mực nước biển dâng và lưu lượng từ thượng nguồn suy giảm. Trong nghiên cứu này, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long được mô phỏng cho những kịch bản khác nhau của mực nước biển dâng và lưu lượng thượng nguồn giảm bằng mô hình MIKE11. Mô hình được xây dựng dựa trên cở sỡ dữ liệu của hai năm 1998 và 2005. Kết quả mô phỏng xâm nhập mặn năm 1998 được chọn kịch gốc so sánh với bốn kịch bản xâm nhập mặn vào các năm 2020 và 2030. Bốn kịch bản này được xây dựng dựa trên kịch bản CRES B2, kịch bản tăng diện tích nông nghiệp và kịch bản diện tích nông nghiệp không đổi. Hai kịch bản đầu là khi mực nước biển dâng 14 cm và lưu lượng thượng nguồn giảm 11% và 22%. Kịch bản số ba và bốn là khi mực nước biển dâng 20cm và lưu lượng thượng nguồn giảm 15%. Kết quả mô phỏng cho thấy rằng độ mặn 2.5g/l xâm nhập 14km sâu hơn kịch bản gốc năm 1998. Ngoài ra xâm nhập mặn củng tác đông hầu hết các dự án ngăn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
    corecore