9 research outputs found

    NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÂY BƯỞI THANH TRÀ (CITRUS GRANDIS (L.) OSBECK) ĐẦU DÒNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ BẰNG KỸ THUẬT RAPD

    No full text
    Bưởi Thanh Trà là loại trái cây đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng, tuy nhiên chúng chỉ phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong các năm 2003-2007, 11 cây bưởi Thanh Trà đạt tiêu chuẩn cây đầu dòng đã được tuyển chọn và công nhận, tuy nhiên, kết quả khảo sát gần đây thì đã có 8/11 cây chết. Kết quả phân tích đa hình các đoạn khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD) với 32 mồi ngẫu nhiên của các cây bưởi nghiên cứu cho thấy 3 cây bưởi Thanh Trà đầu dòng còn lại có hệ số tương đồng di truyền khá cao (từ 66-73%). So sánh các cây bưởi Thanh Trà đầu dòng và những cây bưởi Thanh Trà khác cho kết quả có sự khác biệt di truyền lớn. Việc tìm kiếm chỉ thị cho cây bưởi Thanh trà đầu dòng cũng đã được thực hiện và đã tìm được 4 băng DNA có tiềm năng (C5-1.335, E7-2.077, E7-1.161 và E7-999), đây là các băng DNA chỉ xuất hiện ở cây đầu dòng mà không xuất hiện ở những cây khảo sát

    NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÂY BƯỞI THANH TRÀ (CITRUS GRANDIS (L.) OSBECK) ĐẦU DÒNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ BẰNG KỸ THUẬT RAPD

    No full text
    Bưởi Thanh Trà là loại trái cây đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng, tuy nhiên chúng chỉ phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong các năm 2003-2007, 11 cây bưởi Thanh Trà đạt tiêu chuẩn cây đầu dòng đã được tuyển chọn và công nhận, tuy nhiên, kết quả khảo sát gần đây thì đã có 8/11 cây chết. Kết quả phân tích đa hình các đoạn khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD) với 32 mồi ngẫu nhiên của các cây bưởi nghiên cứu cho thấy 3 cây bưởi Thanh Trà đầu dòng còn lại có hệ số tương đồng di truyền khá cao (từ 66-73%). So sánh các cây bưởi Thanh Trà đầu dòng và những cây bưởi Thanh Trà khác cho kết quả có sự khác biệt di truyền lớn. Việc tìm kiếm chỉ thị cho cây bưởi Thanh trà đầu dòng cũng đã được thực hiện và đã tìm được 4 băng DNA có tiềm năng (C5-1.335, E7-2.077, E7-1.161 và E7-999), đây là các băng DNA chỉ xuất hiện ở cây đầu dòng mà không xuất hiện ở những cây khảo sát

    ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CALLUS CÂY BÁCH BỆNH (Eurycoma longifolia Jack)

    Get PDF
    Eurycoma longifolia Jack (Simaroubaceae), one of the most popular tropical medicinal plants in South-east Asia. In this study, we investigated the growth ability of E. longifolia callus on various culture media to produce materials for later eurycomanone production. The results show that the combination of plant growth regulators was more effective than individuals. MS basal medium supplemented with 1.5 mg/L naphthaleneacetic acid and 1.0 mg/L kinetin had the best results. Callus grew strongly with a growth index of 11.24, fresh weight up to 32.92 g/flack, corresponding to a dry weight of 1.76 g/flack. HPLC analysis showed that callus extract had a peak with the same retention time as that of the eurycomanone standard and natural sample (4.15 min) with the eurycomanone content of 0.17 mg/g dry weight.Cây bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) thuộc chi Eurycoma, là một trong những cây thuốc phổ biến ở Đông Nam Á. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã đánh giá khả năng sinh trưởng của callus cây bách bệnh dưới ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau nhằm tạo nguyên liệu để sản xuất eurycomanone sau này. Kết quả nghiên cứu cho thấy phối hợp nhiều chất điều hòa sinh trưởng cho hiệu quả cao hơn sử dụng các chất riêng lẻ. Môi trường cơ bản MS có bổ sung kết hợp 1,5 mg/L NAA và 1,0 mg/L KIN cho kết quả tốt nhất, callus sinh trưởng mạnh với chỉ số sinh trưởng đạt 11,24, khối lượng tươi lên tới 32,92 g/bình, tương ứng với khối lượng khô là 1,76 g/bình. Phân tích HPLC dịch chiết callus 14 ngày tuổi trên môi trường này xuất hiện 1 peak có thời gian lưu trùng với peak chuẩn eurycomanone là 4,15 phút, tương ứng với hàm lượng eurycomanone là 0,17 mg/g chất khô

    NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG PROTEIN DỰ TRỮ Ở MỘT SỐ GIỐNG BƯỞI (Citrus grandis L.) BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI SDS

    No full text
    Nghiên cứu đa dạng di truyền của các giống bưởi thu thập tại Thừa Thiên Huế bằng kỹ thuật điện di SDS cho thấy các loại đệm khác nhau đều có khả năng tạo ra các băng protein đa hình trên hình ảnh điện di, đệm Hirata cho phổ điện di có số băng nhiều nhất (từ 17-23 băng tùy theo giống). Trong số 67 băng protein thu được từ 6 đệm khác nhau có 34 băng giống nhau ở tất cả các mẫu nghiên cứu. Phân tích đa dạng di truyền cho thấy giống bưởi Thanh du có giá trị H0 cao nhất (5,00) còn giống bưởi Thanh trà thấp nhất (1,60). Trong 15 giống bưởi nghiên cứu, bưởi Thanh trà có sự đa dạng di truyền cao nhất, thể hiện qua giá trị HEP (0,93) và SENA (13,10) cao nhất. Các giống bưởi nghiên cứu có hệ số tương đồng Jaccard giao động từ 0,65-0,96. Giản đồ phả hệ của 15 giống được xây dựng nhờ thuật toán UPGMA dựa trên hệ số Jaccard cho thấy bưởi được chia thành 2 nhóm, nhóm A gồm 10 giống (độ tương đồng khoảng 75%) và nhóm B gồm có 5 giống có độ tương đồng cao hơn (khoảng 85%). Từ khóa: bưởi (Citrus grandis L.), đa dạng di truyền, điện di SDS, hệ số tương đồng, thừa Thiên Huế

    NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÂY BƯỞI THANH TRÀ (CITRUS GRANDIS (L.) OSBECK) ĐẦU DÒNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ BẰNG KỸ THUẬT RAPD

    No full text
    Bưởi Thanh Trà là loại trái cây đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng, tuy nhiên chúng chỉ phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong các năm 2003-2007, 11 cây bưởi Thanh Trà đạt tiêu chuẩn cây đầu dòng đã được tuyển chọn và công nhận, tuy nhiên, kết quả khảo sát gần đây thì đã có 8/11 cây chết. Kết quả phân tích đa hình các đoạn khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD) với 32 mồi ngẫu nhiên của các cây bưởi nghiên cứu cho thấy 3 cây bưởi Thanh Trà đầu dòng còn lại có hệ số tương đồng di truyền khá cao (từ 66-73%). So sánh các cây bưởi Thanh Trà đầu dòng và những cây bưởi Thanh Trà khác cho kết quả có sự khác biệt di truyền lớn. Việc tìm kiếm chỉ thị cho cây bưởi Thanh trà đầu dòng cũng đã được thực hiện và đã tìm được 4 băng DNA có tiềm năng (C5-1.335, E7-2.077, E7-1.161 và E7-999), đây là các băng DNA chỉ xuất hiện ở cây đầu dòng mà không xuất hiện ở những cây khảo sát. Từ khóa: bưởi Thanh Trà, cây đầu dòng, chỉ thị phân tử, RAPD

    NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÂY BƯỞI THANH TRÀ (CITRUS GRANDIS (L.) OSBECK) ĐẦU DÒNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ BẰNG KỸ THUẬT RAPD

    No full text
    Bưởi Thanh Trà là loại trái cây đặc sản được người tiêu dùng ưa chuộng, tuy nhiên chúng chỉ phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong các năm 2003-2007, 11 cây bưởi Thanh Trà đạt tiêu chuẩn cây đầu dòng đã được tuyển chọn và công nhận, tuy nhiên, kết quả khảo sát gần đây thì đã có 8/11 cây chết. Kết quả phân tích đa hình các đoạn khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD) với 32 mồi ngẫu nhiên của các cây bưởi nghiên cứu cho thấy 3 cây bưởi Thanh Trà đầu dòng còn lại có hệ số tương đồng di truyền khá cao (từ 66-73%). So sánh các cây bưởi Thanh Trà đầu dòng và những cây bưởi Thanh Trà khác cho kết quả có sự khác biệt di truyền lớn. Việc tìm kiếm chỉ thị cho cây bưởi Thanh trà đầu dòng cũng đã được thực hiện và đã tìm được 4 băng DNA có tiềm năng (C5-1.335, E7-2.077, E7-1.161 và E7-999), đây là các băng DNA chỉ xuất hiện ở cây đầu dòng mà không xuất hiện ở những cây khảo sát. Từ khóa: bưởi Thanh Trà, cây đầu dòng, chỉ thị phân tử, RAPD

    NHÂN GIỐNG CÂY GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) BẰNG NUÔI CẤY CALLUS

    Get PDF
    Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino (Jiaogulan) has long been used as folk medicine and tea in Asia. G. pentaphyllum is a perennial creeping herb belonging to the Cucurbitaceae family. It contains saponins, flavonoids, polysaccharides, vitamins, and amino acids. In this study, the in vitro propagation capacity of this species via callus induction was investigated. The results show that suitable media for callus induction are basal MS with 1.5 mg/L NAA (naphthaleneacetic acid) (for leaf) and 0.2 mg/L 2.4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid) (for petiole), and the ratio of callus induction was 100% and 97.8%, respectively. Shoots grow from callus on the MS medium with 2.0 mg/L BAP (6-Benzylaminopurine) and 0.2 mg/L NAA at a rate of 55.6%. MS medium containing 1.0 mg/L BAP has the highest shoot multiplication efficiency for apical buds (6.17 shoots/sample) while MS with 0.3 mg/L BAP has the highest efficiency for lateral buds (7.72 shoots/sample). The MS medium with 0.5 mg/L NAA is suitable for rooting at a rate of 7.22 roots/shoot.Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) từ lâu đã được sử dụng làm thuốc dân gian cũng như được dùng để chế biến thành trà ở các nước châu Á. Đây là cây thân thảo lâu năm thuộc họ bầu bí chứa saponin, flavonoid, polysaccharide, vitamin và các amino acid. Trong nghiên cứu này, nhân giống in vitro loài cây này thông qua giai đoạn callus đã được thực hiện. Kết quả cho thấy môi trường cảm ứng sinh callus hiệu quả nhất đối với mẫu lá là MS cơ bản có bổ sung 1,5 mg/L NAA (naphthaleneacetic acid), đối với mẫu cuống lá là 0,2 mg/L 2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid), tỷ lệ mẫu có cảm ứng tạo callus tương ứng là 100% và 97,8%. Môi trường tái sinh chồi từ callus cho hiệu quả cao nhất là MS cơ bản có bổ sung 2,0 mg/L BAP (6-Benzylaminopurine) và 0,2 mg/L NAA, tỷ lệ tái sinh chồi đạt 55,6%. Môi trường MS cơ bản bổ sung 1,0 mg/L BAP cho hiệu quả nhân chồi cao nhất đối với chồi đỉnh (6,17 chồi/mẫu) trong khi bổ sung 0,3 mg/L BAP cho hiệu quả cao nhất đối với chồi bên (7,72 chồi/mẫu). Môi trường tạo rễ tốt nhất đối với cây Giảo cổ lam là MS bổ sung 0,5 mg/L NAA với số lượng rễ là 7,22 rễ/chồi
    corecore