19 research outputs found
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT SẮN Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Tóm tắt: Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được nghiên cứu thông qua khảo sát 200 hộ trồng sắn trên địa bàn 2 xã Phú Định và Cự Nẫm – huyện Bố Trạch. Sử dụng phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gồm diện tích trồng sắn, chi phí trung gian, giá trị trang thiết bị, số công lao động đến năng suất sắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy công lao động bình quân/sào có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là diện tích đất trồng sắn, còn mức ảnh hưởng của giá trị thiết bị là không đáng kể đến năng suất sắn. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất sắn là khá cao: bình quân hộ nông dân thu được 16,5 triệu đồng/sào thu nhập hỗn hợp (GO) và 3,7 triệu đồng/sào giá trị gia tăng (VA). Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung, hoạt động sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thời gian qua phát triển khá tốt, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.Từ khóa: hiệu quả kinh tế, sản xuất sắn, Bố Trạch, Quảng Bìn
ĐO LƯỜNG HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ
Tóm tắt: Nghiên cứu hình ảnh điểm đến du lịch được tiếp cận theo thành phần hình ảnh nhận thức và hình ảnh tình cảm cấu thành hình ảnh tổng thể. Từ 696 mẫu khảo sát du khách, nghiên cứu đã xác định 7 nhân tố tạo nên hình ảnh nhận thức (Sức hấp dẫn tự nhiên, Sức hấp dẫn văn hóa, lịch sử, Đặc trưng du lịch và hoạt động giải trí, Nét độc đáo Huế, Môi trường và cơ sở hạ tầng du lịch, Giao thông thuận tiện và Khả năng tiếp cận và giá cả) với 28 biến, 4 biến đo lường hình ảnh tình cảm và 5 biến đánh giá hình ảnh tổng thể điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế. Vận dụng mô hình phương trình cấu trúc, nghiên cứu đã chứng minh vai trò chủ đạo của hình ảnh nhận thức trong quá trình thiết lập hình ảnh tổng thể cũng như thúc đẩy hình ảnh tình cảm của điểm đến. Các phát hiện này cung cấp thông tin trong việc phát triển hình ảnh điểm đến, góp phần gia tăng ý định du lịch của du khách đối với điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế.Từ khóa: hình ảnh điểm đến, Thừa Thiên Huế, hình ảnh nhận thức, hình ảnh tình cả
NHẬN DIỆN THANG ĐO HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HUẾ
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục đích thiết lập thang đo hình ảnh điểm đến du lịch Huế. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính: tổng hợp tài liệu, thảo luận nhóm, phỏng vấn du khách bằng bảng hỏi phi cấu trúc và tham khảo chuyên gia, các tác giả đã đề xuất 41 thuộc tính cho thang đo hình ảnh điểm đến du lịch Huế, trong đó Hình ảnh nhận thức gồm 6 nhóm: Sức hấp dẫn tự nhiên, Sức hấp dẫn văn hóa, lịch sử, Nét độc đáo của điểm đến Huế, Đặc trưng du lịch và giải trí về đêm, Môi trường và Cơ sở hạ tầng du lịch, Khả năng tiếp cận và giá cả với 32 thuộc tính. Hình ảnh tình cảm gồm 4 thuộc tính và 5 thuộc tính được sử dụng để đánh giá hình ảnh tổng thể của điểm đến này. Đây là cơ sở để thiết kế bảng hỏi, thu thập thông tin từ du khách cho các nghiên cứu tiếp theo.Từ khóa: thang đo, hình ảnh điểm đến, điểm đến du lịch Hu
INFLUENCE OF ENTREPRENEURIAL COMPETENCIES OF WOMEN ENTREPRENEURS ON THE PERFORMANCE OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Abstract: This study investigates the influence of entrepreneurial competencies of women entrepreneurs on the performance of small and medium enterprises (SME’s) in Thua Thien Hue province. Using data obtained from 200 female owners, we have found statistically significant support for nine proposed hypotheses. The results indicate that entrepreneurial competencies, namely Opportunity competency, Relationship competency, Strategic competency, Personal competency, Commitment competency, Learning competency, Organizing-leading competency, Conceptual competency, and Ethical competency, have a direct effect on firm performance. More specifically, Personal competency is the strongest predictor of firm performance with the highest regression weight of 0.209. This study is intended for use by business practitioners, educators, and policymakers in an attempt to develop the right mix competencies in generating more SMEs performance.Keywords: women entrepreneur, entrepreneurial competencies, SME, performanc
NHẬN THỨC CỦA DU KHÁCH VỀ HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HUẾ
Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định những nhận thức (lý trí) và tình cảm của du khách về hình ảnh điểm đến du lịch Huế. Từ 3 câu hỏi mở được đề xuất bởi Echtner và Ritchie, các tác giả thực hiện khảo sát với 252 du khách. Kết quả nghiên cứu cho thấy hình ảnh điểm đến du lịch Huế nổi bật trong tâm trí du khách gồm: Di tích lịch sử, Phong cảnh, Con người và Ẩm thực cùng với các đặc trưng: Ca Huế/ hò Huế/ dân ca Huế, Xích lô/ dạo phố trên xích lô, Làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống, Môi trường du lịch an toàn, Nhiều cây xanh, và sự cảm nhận về không gian yên bình, lãng mạn, thơ mộng... Tuy nhiên, những nhận thức này còn quá khiêm tốn so với nguồn lực du lịch mà điểm đến Huế đang sở hữu. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý để xây dựng hình điểm đến du lịch Huế ấn tượng hơn trong tâm trí du khách.Từ khóa: hình ảnh điểm đến, nhận thức, điểm đến du lịch Hu
TIỀM NĂNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở VÙNG GÒ ĐỒI BẮC TRUNG BỘ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
Thông qua các phương pháp như thống kê mô tả, so sánh, phân tổ thống kê cùng phương pháp hiện giá tiền tệ, kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ điều tra có đủ nguồn lực về lao động và đất đai để phát triển rừng trồng sản xuất, với 3,03 lao động/hộ, 49,03 sào/hộ. Thực tế cho thấy rằng hoạt động trồng rừng sản xuất của các hộ điều tra đạt hiệu quả kinh tế khá cao, NPV đạt 1.051,08 ngàn đồng, IRR bằng 44%, BCR là 3,51 lần. Trồng rừng sản xuất mang lại thu nhập bình quân 352,73 ngàn đồng/sào/hộ/năm, thu nhập bình quân /lao động đạt đến 5.896,80 ngàn đồng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng quy mô lao động, quy mô đất đai và mức độ đầu tư (IC) có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất của các hộ điều tra, trong đó nhìn chung các hộ có quy mô diện tích nhỏ lại có hiệu quả cao hơn các hộ có quy mô lớn. Điều này liên quan đến những tiền năng, tiềm lực của hộ cho phát triển rừng trông, khi mà đất cho rừng trồng sản xuất đã ổn định, nguồn vốn và công nghệ còn hạn chế, thị trường tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc
TIỀM NĂNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở VÙNG GÒ ĐỒI BẮC TRUNG BỘ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
Thông qua các phương pháp như thống kê mô tả, so sánh, phân tổ thống kê cùng phương pháp hiện giá tiền tệ, kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ điều tra có đủ nguồn lực về lao động và đất đai để phát triển rừng trồng sản xuất, với 3,03 lao động/hộ, 49,03 sào/hộ. Thực tế cho thấy rằng hoạt động trồng rừng sản xuất của các hộ điều tra đạt hiệu quả kinh tế khá cao, NPV đạt 1.051,08 ngàn đồng, IRR bằng 44%, BCR là 3,51 lần. Trồng rừng sản xuất mang lại thu nhập bình quân 352,73 ngàn đồng/sào/hộ/năm, thu nhập bình quân /lao động đạt đến 5.896,80 ngàn đồng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng quy mô lao động, quy mô đất đai và mức độ đầu tư (IC) có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất của các hộ điều tra, trong đó nhìn chung các hộ có quy mô diện tích nhỏ lại có hiệu quả cao hơn các hộ có quy mô lớn. Điều này liên quan đến những tiền năng, tiềm lực của hộ cho phát triển rừng trông, khi mà đất cho rừng trồng sản xuất đã ổn định, nguồn vốn và công nghệ còn hạn chế, thị trường tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc
Quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nông nghiệp hàng hóa: Khái niệm và phương pháp tiếp cận
Thương mại hóa là xu hướng phổ biến trong nông nghiệp. Kết quả tổng hợp các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tiến trình này được nghiên cứu và đánh giá bởi nhiều góc độ khác nhau do thiếu đồng nhất trong khái niệm và phương pháp tiếp cận. Đây cũng là lý do mà dẫn đến có nhiều thước đo về định hướng thương mại. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự phức tạp trong các nhân tố tác đông lên quá trình này gòm từ các nhân tố bên trong đến các nhân tố bên ngoài
Orientation of commercial agriculture at households in Provincial Quang Binh Upland Area: Case studies at Quang Thach, Trung Hoa and Hoa Son communes
Commercial agriculture is appriached by diverse views. Applying both approaches of input and output views, case studies at three upland communes (Quang Thach, Trung Hoa and Hoa Son) shows that commercility at household level is rather high in both input and output sides. However, it is much lower and high variation in input side rather than output side. Different wealthy levels of househodls leads to diferent commerciality
Orientation of commercial agriculture at households in Provincial Quang Binh Upland Area: Case studies at Quang Thach, Trung Hoa and Hoa Son communes
Commercial agriculture is appriached by diverse views. Applying both approaches of input and output views, case studies at three upland communes (Quang Thach, Trung Hoa and Hoa Son) shows that commercility at household level is rather high in both input and output sides. However, it is much lower and high variation in input side rather than output side. Different wealthy levels of househodls leads to diferent commerciality