23 research outputs found

    Thiết kế hệ thống biểu hiện ổn định gen mã hóa endoglucanase trong Bacillus subtilis 168M

    Get PDF
    Beta-D-1,4-endoglucanase plays an important role in biomass hydrolysis, the microorganisms in nature can synthesize this enzyme at very low activity. Together with development of biotechnology, a low enzymatic activity problem has been overcome by using the recombinant method. Several expression systems for β-D-1,4-endoglucanase were designed for use of different cell lines. In this paper, we have constructed a stable expression system for β-D-1,4-endoglucanase gene in Bacillus subtilis 168M. Three main components including the promoter (180 bp) of α–amylase gene from the host strain B. subtilis 168M, the whole open reading frame of β-D-1,4-endoglucanase (1,500 bp) gene from B. amyloliquefacient VLSH08 strain, and the terminator (81 bp) of α–amylase gene from B. licheniformis 3BT2 strain, were reconstructed via megaprimer method. Subsequently, this new reconstitution was ligated into a modified pHT43 vector which was cleaved its own promoter and signal peptide fragment (AmyQ) and transformed into the compotent B. subtilis 168M. The recombinant B. subtilis 168M carrying pHT43[Bspr.endo.Blter] vector showed β-D-1,4-endoglucanase activity at 7 U/ml, 23 times higher than that of the wild type B. amyloliquefacient VLSH08 strain. The successful design and expression of the expression system β-D-1,4-endoglucanase isolated from B. amyloliquefacient strain VLSH08 in pHT43 vector carrying the promoter of the α- amylase gene from B. subtilis strain 168M and the terminator of the α-amylase gene from B. licheniformis strain 3BT2, actively contribute effectively expression of β-D-1,4-endoglucanase for use.Trong thuỷ phân sinh khối lignocellulose, β-D-1,4-endoglucanase là một trong những enzyme quan trọng nhất. Tuy nhiên, các chủng vi khuẩn trong tự nhiên thường có hoạt độ β-D-1,4-endoglucanase thấp, do đó việc ứng dụng công nghệ tái tổ hợp để nâng cao hiệu suất tổng hợp enzyme đích là cần thiết. Một số hệ thống biểu hiện gen β-D-1,4-endoglucanase đã được thiết kế sử dụng các dòng tế bào chủ khác nhau. Bài báo này trình bày kết quả thiết kế hệ thống biểu hiện gen β-D-1,4-endoglucanase ổn định trong tế bào Bacillus subtilis 168M. Ba thành phần chính được tổ hợp với nhau dựa trên phương pháp megaprimer bao gồm promoter (180bp) của gen α–amylase từ chủng chủ B. subtilis 168M, toàn bộ khung đọc mở của gen β-D-1,4-endoglucanase (1500 bp) từ chủng B. amyloliquefacient VLSH08 với đoạn terminator (81 bp) tổng hợp của gen α–amylase từ chủng B. licheniformis 3BT2. Toàn bộ tổ hợp này có độ dài 1800 bp được đưa vào vector pHT43 đã được cắt bỏ trước đoạn promoter và peptide tín hiệu và biến nạp vào tế bào khả biến B. subtilis 168M. Chủng B. subtilis 168M tái tổ hợp mang vector pHT43[Bspr.endo.Blter] có hoạt tính β-D-1,4-endoglucanase là 7 U/ml, cao hơn 23 lần so với hoạt tính enzyme từ chủng tự nhiên B. amyloliquefacient VLSH08. Việc thiết kế và biểu hiện thành công thống biểu hiện gen β-D-1,4-endoglucanase của chủng B. amyloliquefacient VLSH08 trong vector pHT43 mang đoạn promoter của gen α- amylase từ chủng B. subtilis 168M và terminator của gen α-amylase từ chủng B. licheniformis 3BT2 góp phần chủ động tổng hợp hiệu quả β-D-1,4-endoglucanase hoạt tính để sử dụng

    Nghiên cứu đa dạng và biến đổi di truyền ở quần thể tự nhiên của dưới loài thông xuân nha (Pinus armandii subsp. Xuannhaensis L.K. Phan) đặc hữu hẹp ở Sơn La, Việt Nam bằng chỉ thị ISSR

    Get PDF
    Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan is a new five needle pine discovered recently from Xuan Nha Nature Reserve, Son La province. This subspecies is considered as a narrow endemic to Vietnam and is assessed as endangered. In this study, 15 ISSR markers were used to analyze the genetic diversity of this taxon collected in five subpopulations (Tan Xuan, Thac Nuoc, Dinh VTV2, Near VTV2 and Dinh Pomu). Results of the analysis showed 15/15 markers were polymorphic. A total of 51 DNA fragments were amplified, in which 50 fragments were polymorphic (98.04%). Genetic diversity was the highest in Dinh Pomu subpopulation (I = 0.555; h = 0.8; PPB = 68.76%; Ne =1.6 and He = 0.4)) and the lowest in Tan Xuan subpopulation (I = 0.428; h = 0.6; PPB = 57.06%, Ne = 1.215 and He = 0.303). Analysis of molecular variance (AMOVA) results showed that the total level of molecular changes between subpopulations was 7% and between individuals in the same subpopulation was 93%. A constructed dendrogram based on similarity matrix of 71 Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan samples divided the samples into two main groups with genetic similarity coefficients ranged from 0.53 to 0.96. Results of the molecular analysis showed that Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan species should be protected at the population level.Thông xuân nha (Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan) là một dưới loài của một trong 3 loài Thông 5 lá, mới phát hiện được gần đây ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Đây là dưới loài đặc hữu hẹp và đang bị tuyệt chủng ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, 15 chỉ thị ISSR đã được sử dụng để phân tích đa dạng nguồn gen di truyền quần thể của dưới loài Thông xuân nha thu ở 5 tiểu quần thể Tân Xuân, Thác Nước, Đỉnh VTV2, gần VTV2 và Đỉnh Pơmu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Kết quả phân tích đã chỉ ra 15/15 chỉ thị có tính đa hình. Tổng số đã nhân bản được 51 phân đoạn DNA, trong đó 50 phân đoạn đa hình (chiếm 98,04%). Tính đa dạng di truyền thể hiện cao nhất ở tiểu quần thể Đỉnh Pơmu (I = 0.555; h = 0,8; PPB = 68,76%; Ne =1,6 và He = 0,4) và thấp nhất ở tiểu quần thể Tân Xuân (I = 0,428; h = 0,6; PPB = 57,06%, Ne =1,215 và He = 0,303). Tổng mức độ thay đổi phân tử (AMOVA) giữa các tiểu quần thể là 7% và giữa các cá thể trong cùng tiểu quần thể là 93%. Biểu đồ phân nhóm chia làm 2 nhánh chính và có hệ số tương đồng di truyền dao động trong khoảng từ 0,53 đến 0.96. Thông qua kết quả phân tích phân tử cho thấy dưới loài Thông xuân nha cần có chiến lược sớm để bảo tồn ở mức tiểu quần thể
    corecore