23 research outputs found

    VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TỔ HỢP, XÁC SUẤT ĐỂ THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN DI TRUYỀN HỌC, SINH HỌC 12

    No full text
    Lí thuyết tổ hợp, xác suất (TH, XS) là một lĩnh vực của Toán học đã được ứng dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy môn Sinh học nói chung và trong lĩnh vực Di truyền học nói riêng. Vận dụng tốt lý thuyết TH, XS để thiết kế các hoạt động dạy học phần Di truyền học thì không những tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học mà còn rèn luyện cho học sinh tư duy Toán học trong giải các bài tập phần Di truyền học. Các kiến thức giải tích tổ hợp, nhị thức Newton và các nguyên lý xác suất cơ bản đã được vận dụng để thiết kế hoạt động cho các nội dung: Mã di truyền, quy luật Hardy-Weinberg và các quy luật di truyền khác

    XỬ LÍ TÌNH HUỐNG KHI TÁCH CHIẾT ADN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

    No full text
    Khi tách chiết ADN ở tế bào động vật hay thực vật thuộc nội dung thực hành: Xác định thành phần hóa học trong tế bào, sinh học 10 đã xuất hiện nhiều tình huống gây khó khăn cho giáo viên và học sinh. Bài báo chỉ ra các tình huống thường gặp, cách xử lí, giúp quá trình thực hiện trở nên đơn giản, dễ thực hiện, giảm thiểu thời gian, tăng độ tin cậy đối với kết quả thí nghiệm. Qua đó, cung cấp các tình huống khi thực hiện thí nghiệm giúp giáo viên và học sinh chủ động trong thực hiện và giảng dạy thí nghiệm trên. Từ đó, đề xuất xây dựng quy trình tách chiết, nhận diện ADN đã được cải tiến giúp giáo viên và học sinh dễ dàng thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm ở trường phổ thông hiện nay

    XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐỂ ĐO LƯỜNG KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC

    Get PDF
                Phát triển kĩ năng đánh giá quá trình cho sinh viên sư phạm là cần thiết trong xu hướng đổi mới dạy học theo tiếp cận năng lực hiện nay. Bài báo này trình bày cách thức và kết quả xây dựng bộ tiêu chí nhằm đo lường kĩ năng đánh giá quá trình cho sinh viên ngành sư phạm Sinh học. Bộ tiêu chí được thiết lập dựa trên việc phân tích cấu trúc thành phần của kỹ năng đánh giá quá trình và được mô tả chi tiết về chỉ số hành vi theo 04 mức độ của thang đo: Không biểu hiện, Sơ khởi, Có kỹ năng, Thành thạo. Bộ tiêu chí được xây dựng theo hướng tiếp cận này có thể giúp xác định được vị trí của sinh viên trên đường phát triển, tạo thuận lợi cho sự phát triển kỹ năng đánh giá qúa trình của sinh viên tại các trường sư phạm
    corecore