18 research outputs found

    Tổng hợp và nghiên cứu hoạt tính xúc tác phân hủy rhodamine B của vật liệu ZIF-67 dưới sự hiện diện của peroxymonosulfate

    Get PDF
    Vật liệu khung hữu cơ cấu trúc zeolite tâm cobalt (ZIF-67) là một nhóm của vật liệu khung hữu cơ kim loại (MOFs) và được biết đến như một trong những loại vật liệu có những tính chất hóa lý ưu việt và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong nghiên cứu này, ZIF-67 được tổng hợp và phân tích cấu trúc bằng nhiễu xạ tia X dạng bột (PXRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM), phổ hồng ngoại (FT-IR) và nhiệt trọng lượng (TGA). Hoạt tính xúc tác của ZIF-67 cũng được nghiên cứu thông qua sự phân hủy rhodamine B (RhB) với sự hiện diện của PMS (peroxymonosulfate).  ZIF-67 cho hoạt tính xúc tác tốt với hiệu suất phân hủy RhB đạt 100% với điều kiện tối ưu tại pH 3, nhiệt độ 35oC, nồng độ RhB 50 ppm và tỉ lệ ZIF-67:PMS 1:8. Hiệu suất phân hủy duy trì trên 99% qua ba lần sử dụng mà cấu trúc gần như không thay đổi

    Ứng dụng phần mềm primer đánh giá sự phân bố cá tự nhiên ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau

    Get PDF
    Nghiên cứu thành phần loài cá tự nhiên ở mô hình trồng keo lai, tràm trồng và tràm tự nhiên theo tầng phèn và độ tuổi cây rừng được thực hiện từ 09/2018 đến 03/2019 tại vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Ngư cụ lưới kéo, lưới giăng, lợp, lờ, lú, vớn, lưới ma trận được sử dụng để bắt cá. Vào mùa mưa, 21 loài cá thuộc 06 bộ, 12 họ được phát hiện, trong khi đó 25 loài cá thuộc 15 họ, 08 bộ được phát hiện vào mùa khô. Bộ cá Vược chiếm ưu thế nhất ở cả hai mùa với 11 loài. Sản lượng cá theo mẫu khảo sát dao động trong mùa mưa và mùa khô lần lượt là 2,28 g và 2,32 g; 2,13 g – 7.652,53 g và 1,52 g – 10.339,85 g. Nhóm cá trắng như cá rằm (Puntius brevis), cá đỏ mang (Puntius orphoides), cá lành canh xiêm (Parachela siamensis), cá ngựa sông (Hampala macrolepidota) phân bố ở vùng đất phèn sâu, trong khi cá rô (Anabas testudineus), cá bãi trầu (Trichopsis vittata), cá lia thia (Betta taeniata) phân bố ở vùng phèn nông. Đa dạng cá được chia thành 03 nhóm cá tương đồng theo vị khảo sát trong mùa mưa và 02 nhóm trong mùa khô. Qua kết quả nghiên cứu, loại mô hình, điều kiện phèn và yếu tố mùa có ảnh hưởng lớn đến đa dạng cá tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

    Tổng hợp sợi nano carbon/ZnO bằng kỹ thuật quay điện hóa

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm tổng hợp nano ZnO trên nền sợi carbon từ tiền thân sợi nano PVP/Zn(NO3)2 bằng phương pháp quay điện hóa. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo sợi nano PVP/Zn(NO3)2 bằng electrospinning đã được khảo sát: nồng độ polyvinyl pyrrolydone (PVP), hàm lượng muối Zn(NO3)2, hiệu điện thế và lưu lượng dòng dung dịch. Từ đó, chọn mẫu sợi phù hợp thông qua quan sát bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) và tiến hành nung sợi trong điều kiện khí N2 ở 500℃ trong 1 giờ tạo hạt nano ZnO trên nền sợi carbon. Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) được sử dụng để xác định hình dáng và kích thước hạt nano ZnO trên nền sợi carbon. Sự có mặt của tinh thể ZnO trong cấu trúc sợi carbon được xác định bằng phổ hồng ngoại FT-IR và nhiễu xạ tia X (XRD). Vì vậy, nano ZnO trên nền sợi carbon đã được điều chế thành công

    Vật liệu ZIF-67: Tổng hợp trong dung môi ethanol và nghiên cứu khả năng hấp phụ methyl da cam

    Get PDF
    Vật liệu khung hữu cơ tâm cobalt (ZIF-67) đã được tổng hợp thành công với hiệu suất cao trong dung môi ethanol là loại dung môi không độc và thân thiện với môi trường. Cấu trúc, hình thái và đặc tính hóa lý của vật liệu được phân tích nhiễu xạ tia X dạng bột (PXRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM), phổ hồng ngoại (FT-IR) và nhiệt trọng lượng (TGA). ZIF-67 được sử dụng hấp phụ methyl da cam (MO) trong môi trường nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ như thời gian, pH, nhiệt độ, nồng độ MO, và khối lượng chất hấp phụ đã được khảo sát. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy khả năng hấp phụ MO của vật liệu hơn 160 mg.g-1 trong điều kiện thí nghiệm pH 5.5, nhiệt độ 35oC, khối lượng ZIF-67 sử dụng là 5 mg, nồng độ MO bằng 50 ppm, thời gian hấp phụ là 90 phút. Vật liệu này còn có khả năng tái sử dụng 3 lần mà không mất đi hoạt tính hấp phụ

    Đánh giá tính đa dạng phiêu sinh động vật ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm khảo sát đa dạng phiêu sinh động vật (PSĐV) ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau. Với 30 mẫu PSĐV được thu trên 3 mô hình tràm trồng, tràm tự nhiên và keo lai trên 2 loại đất phèn nông (PN) và phèn sâu (PS) vào tháng 10 năm 2018. Kết quả cho thấy có 131 loài thuộc các nhóm, ngành nguyên sinh vật (Protozoa), trùng bánh xe (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera) và giáp xác chân chèo (Copepoda). Rotifera, Copepoda, Cladocera, và Protozoa chiếm tỷ lệ lần lượt là 55,7%, 18,3% và 15,3%, và 10,7%. Tổng mật độ các loài dao động từ 41.773- 589.418 ct/m3, trong đó Rotifera là ngành có mật độ cao nhất. Chỉ số đa dạng H’ tương đối thấp từ 0,74 – 1,24, cao nhất ở  mô hình keo lai ở tầng PS và thấp nhất ở mô hình tràm trồng PN. Chỉ số H’ cho thấy môi trường nước trong vùng nghiên cứu ô nhiễm từ trung bình đến nặng. Theo phân tích cụm đa dạng PSĐV được chia thành 2 nhóm, trong đó nhóm 1 gồm các điểm khảo sát thuộc mô hình keo lai ở cả 2 tầng phèn, nhóm 2 gồm tràm tự nhiên và tràm trồng. Kết quả cho thấy tính chất nước ở các loại mô hình khác nhau có ảnh hưởng lớn đến đa dạng PSĐV và ưu thế của nhóm sinh vật chỉ thị
    corecore