5 research outputs found

    SỰ BIẾN ĐỘNG HÀM LƯỢNG PHYTIC ACID TỪ CÁC DÒNG LÚA ĐƯỢC GÂY ĐỘT BIẾN BẰNG CHIẾU XẠ TIA GAMMA

    Get PDF
    Phytic acid có cấu tạo phân tử là myo-inositol 1,2,3,4,5,6 hexakis dihydrogen phosphate (Ins P6), là thành phần chính trong nguồn phốt pho (P) dự trữ của thực vật, chiếm khoảng 50 ? 80% phốt pho tổng của hạt (Lott, 1984). ở pH sinh lý, phytic acid ở dạng đa ion tích điện âm kèm giữ chặt các khoáng dinh dưỡng tạo phức chất khó tiêu. Hơn nữa, phốt pho ở dạng phytic hay phytate con người và động vật dạ dày đơn không thể hấp thu, được bài thải ra ngoài gây ô nhiễn môi trường. Năm giống lúa OM819, OM4900, OM3536, D4 và D8 được chiếu xạ bằng tia gamma ở 5 mức độ 10kr, 20, 30, 40 và 50kr nhằm tạo dòng đột biến có hàm lượng phytic acid thấp. Kết quả ở mức độ chiếu xạ 10kr chưa xuất hiện dòng có hạt biểu hiện phytic acid thấp. ở mức độ chiếu xạ 20kr có 3 quần thể OM819, OM4900 và OM3536 với 8 dòng có hạt biểu hiện phytic acid thấp. ở mức độ 30kr, xuất hiện 7 dòng có hạt biểu hiện phytic acid thấp thuộc 4 quần thể OM819, OM4900, OM3536 và D4. ở mức độ 40kr 4 quần thể trên chỉ xuất hiện 5 dòng biểu hiện phytic acid thấp, với 3 dòng biểu hiện cấp 3 và 2 dòng biểu hiện cấp 4. ở mức độ chiếu xạ 50kr chỉ 1 dòng xuất hiện phytic acid ở mức 3 thuộc quần thể OM819

    Ảnh hưởng của độ mặn lên sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio spp. trên tuyến sông Mỹ Thanh

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên mật độ vi khuẩn Vibrio spp. trong nước và bùn ở tuyến sông Mỹ Thanh: đầu nguồn (Nhu Gia); giữa nguồn (Mỹ Thanh 1) và cuối nguồn (Mỹ Thanh 2). Mẫu được thu mỗi tháng một lần từ tháng 7/2017 đến 6/2018 vào lúc nước lớn và nước ròng. Mật độ vi khuẩn được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa thạch. Kết quả cho thấy, mật độ của Vibrio cao nhất trong bùn ở cuối nguồn (2,6×105 CFU/mL) và thấp nhất ở đầu nguồn (5,5×102 CFU/mL). Tổng vi khuẩn Vibrio spp. có khuynh hướng tăng theo độ mặn. Mật độ vi khuẩn Vibrio harveyi và  V. parahaemolyticus trong bùn ở Mỹ Thanh 2 cao nhất. Khi độ mặn càng cao, mật độ tổng Vibrio spp. và V. parahaemolyticus càng tăng cao. Trong nước, mật độ V. harveyi giảm khi độ mặn tăng. Trong bùn, mật độ V. harveyi tăng khi độ mặn tăng

    Điều tra hiện trạng nuôi trồng thủy sản lợ mặn cao triều ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

    Get PDF
    Hiện trạng nuôi trồng thủy sản lợ mặn cao triều ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được nghiên cứu từ tháng 4 - 11 năm 2017. Nghiên cứu đã điều tra 33 hộ về nuôi trồng thủy sản, kết hợp kỹ thuật GIS với vị trí ao nuôi từ định vị GPS để tạo ra các bản đồ thuộc tính như: diện tích nuôi, đối tượng nuôi, hình thức nuôi, chăm sóc quản lý và hiệu quả về kinh tế. Kết quả đã xây dựng được các bản đồ về vector tất cả các khía cạnh trên. Đối tượng nuôi chủ yếu là là tôm sú, cua, cá dìa và cá kình với hình thức nuôi ghép chiếm 99,1%. Mỗi đối tượng nuôi có mật độ khác nhau: tôm sú là 1,5 - 5 con/m2, cá và cua dưới 1 con/m2. Các loài này được nuôi 2 - 3 vụ/năm. Công tác xử lý nước vào ao được quan tâm nhưng chưa xử lý triệt để các yếu tố ô nhiễm. Nước thải hầu như không được xử lý. Hiệu quả hoạt động nuôi chưa cao với tỷ suất lợi nhuận từ 0,4 - 1,0
    corecore