5 research outputs found

    Ảnh hưởng tưới nước sông nhiễm mặn lên sinh trưởng và năng suất của hai giống mè đen (Sesamum indicum L.)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tính chịu mặn của hai giống mè vỏ đen ADB1 và hai vỏ Bình Thuận khi tưới nước sông nhiễm mặn 2-4‰ và đánh giá khả năng nhiễm mặn trong đất lúa khi canh tác cây mè và tưới nước sông nhiễm mặn. Thí nghiệm sử dụng nước ót pha với nước sông để có nồng độ mặn xác định bằng khúc xạ kế là 2 và 4‰ (nghiệm thức 0‰ là nghiệm thức đối chứng, nước sông không pha nước ót). Thí nghiệm thực hiện trong điều kiện nhà lưới, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với 2 nhân tố bao gồm (1) là loài cây: không cây, giống mè ADB1 và giống mè 2 vỏ Bình Thuận; nhân tố (2) là 3 nồng độ tưới mặn là 0, 2 và 4‰. Kết quả sau khi tưới mặn 14 ngày (tổng 2,5 L nước mặn/chậu đất 6 kg) và tưới nước sông đến khi kết thúc thí nghiệm cho thấy, với nồng độ mặn trong nước tưới 4‰ cho thấy đất đã tích lũy mặn (ECe >4 mS/cm), được xem là đất nhiễm mặn. Tuy nhiên, do thời gian nhiễm mặn ngắn, 14 ngày, nên tưới mặn ở mức 4‰ chưa ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của hai giống mè nghiên cứu, như chiều cao cây, chiều dài rễ, sinh khối tươi rễ, số trái, sinh khối hạt và trọng lượng 1.000 hạt

    Phát hiện té ngã cho người cao tuổi bằng gia tốc kế và mô hình học sâu Long Short-Term Memory.

    No full text
    Té ngã là một hiện tượng phổ biến của người cao tuổi. Té ngã không những gây ra các chấn thương sinh lý nghiêm trọng như gãy xương, tổn thương vùng đầu,… mà còn gây ra các tổn thương về tâm lý cho người cao tuổi. Ngoài việc phòng chống thì phát hiện té ngã một cách kịp thời có thể giúp hạn chế hậu quả của việc té ngã gây ra. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một phương pháp phát hiện té ngã cho người già sử dụng gia tốc kế (accelerometer) trên các thiết bị di động. Mô hình nhận dạng té ngã được xây dựng dựa trên mô hình học sâu Long Short-Term Memory (LSTM). Chúng tôi sử dụng mô hình học sâu LSTM với 64 lớp ẩn. Kết quả thực nghiệm trên tập dữ liệu thực do chúng tôi thu thập thực tế cho thấy rằng mô hình đề xuất phù hợp cho việc phát hiện té ngã ở người cao tuổi với độ chính xác là 93,9%

    Ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến hàm lượng polyphenol, flavonoid, vitamin C, acid gallic và khả năng chống oxy hóa của dịch ép nước dâu Hạ Châu (Baccaurea ramiflora Lour.)

    Get PDF
    Quá trình xử lý nhiệt được áp dụng trong nghiên cứu dịch ép làm từ trái dâu Hạ Châu. Các chỉ tiêu chất lượng và phương pháp kiểm trong các công đoạn xử lý nhiệt là polyphenol tổng số (thuốc thử Folin-Ciocalteu), flavonoid tổng số (tạo phức AlCl3), vitamin C và acid gallic (sắc ký lỏng cao áp HPLC) và khả năng chống oxy hóa (DPPH) thể hiện qua hoạt tính kháng oxy hóa (giá trị EC50 mg/mL). Kết quả nghiên cứu đã chọn được điều kiện chần, đun sơ bộ và chế độ thanh trùng được chọn lần lượt là 90oC-90 giây, 85oC-2 phút, 90oC-1,5 phút ứng với chất lượng của dịch ép dâu theo thứ tự các chỉ tiêu quan sát là 244,57 mgGAE/L, 193,47 mgQE/L, 115,97 mg/L, 17,62 mg/L và 383,95 mg/mL (EC50). Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho quy trình chế biến nước giải khát làm từ trái dâu góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ dâu
    corecore