52 research outputs found

    SOME NEW DATA ON PHYTOPLANKTON DISTRIBUTION IN THE WESTERN OF TONKIN GULF

    Get PDF
    This paper presented some new data on phytoplankton community in western of Tonkin Gulf gained from two surveys conducted in October 2003 (dry season) and August 2004 (rainy season). The phytoplankton samples were collected at 21 stations in dry season and 32 stations in rainy season at different depths with interval between 10 and 20 meters depending on the certain stations, spreading in the whole western area of Tonkin Gulf. Among them, there were two temporal (day-night) stations in the first survey and three ones in the second one which were sampled every 3-4 hours. A total of 278 species belonging to 81 genera, 4 classes of microalgae had been recorded in the western of Tonkin Gulf with the majority belonging to diatoms (51 genera, 148 species occupied 53.2%), then the dinoflagellates (28 genera, 125 species, 45%). There were about 26 potentially harmful species which had been found in the studied area with the most diverse belonged to dinoflagellates such as Alexandrium (9 species), Dinophysis (5 species). The phytoplankton diversity index (H') in the area ranged from 1.5 to 5.0 (dry season) and from 0.3 to 5.4 (rainy season). The total cell densities of phytoplankton varied horizontally and vertically. In generally, the cell density decreased from the coast to offshore and from the surface layers to the bottom ones, but inversely at the day-night sampling stations in the north-west coast of the Gulf. The density in rainy season was higher and fluctuated more strongly than those in dry season. Tóm tắt: Bài báo này trình bày một số dẫn liệu nghiên cứu mới về phân bố quần xã thực vật phù du ở phía tây Vịnh Bắc Bộ có được từ hai đợt khảo sát vào mùa khô (tháng 10/2003) và mùa mưa (tháng 8/2004). Các mẫu TVPD được thu thập ở 21 trạm (tháng 10/2003) và 32 trạm (tháng 8/2004) trải đều trên toàn khu vực phía tây Vịnh, tại các độ sâu khác nhau, với khoảng cách từ 10-20 m tùy theo trạm. Trong đó, có 2 trạm thu mẫu liên tục ngày đêm trong mùa khô và 3 trạm trong mùa mưa, tại các trạm này cứ 3-4 giờ thu mẫu một lần. Tổng số có 278 loài, 81 chi và 4 lớp tảo đã được phát hiện ở vùng nghiên cứu, phần lớn thuộc về tảo Silic (51 chi, 148 loài, chiếm 53,2%), tiếp đó là tảo Giáp (28 chi, 125 loài - 45%). Khoảng 26 loài tảo có khả năng gây hại đã được ghi nhận ở vùng nghiên cứu, trong đó đa dạng nhất là các chi Alexandrium (9 loài), Dinophysis (5 loài). Chỉ số đa dạng loài H' của TVPD ở vùng nghiên cứu dao động từ 1,5 đến 5,0 (mùa khô) và 0,3 đến 5,4 (mùa mưa). Mật độ tế bào TVPD biến động theo mặt rộng và theo cột nước. Nhìn chung,mật độ tế bào giảm dần từ bờ ra khơi, từ mặt xuống đáy nhưng tại các trạm thu mẫu ngày đêm ở ven bờ tây bắc Vịnh có xu thế ngược lại. Mật độ tế bào trong mùa mưa cao hơn và biến động mạnh hơn mùa khô

    Xác định thành phần và tỷ lệ phối trộn trong sản xuất trà hòa tan catechin

    Get PDF
    Catechin là một hợp chất quan trọng được chiết xuất từ lá trà xanh (Camellia sinensis), có khả năng phòng ngừa và điều trị một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh đường ruột, bệnh răng miệng và có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá và gia tăng tuổi thọ. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát, đánh giá một số điều kiện phối trộn tạo sản phẩm trà hòa tan từ catechin. Kết quả tách chiết cao catechin và cỏ ngọt ở điều kiện gia nhiệt 80oC trong 1 giờ sử dụng dung môi là nước thu được hiệu suất lần lượt là 30,91% và 31,76%. Hàm lượng polyphenol tổng trong mẫu cao chiết catechin đạt 327,47 mg GAE/g cao chiết. Hàm lượng catechin tổng của mẫu cao chiết catechin là 537,65 mg/g GAE. Công thức phối trộn của sản phẩm trà hòa tan cho điểm đánh giá cảm quan cao nhất với tỷ lệ phối trộn giữa cao catechin: cao cỏ ngọt : maltodextrin là 2:1:27. Nồng độ chất khô sử dụng trong quá trình sấy phun cho hiệu suất thu hồi cao nhất (83,20%) và chất lượng sản phẩm không đổi là 15%. Sản phẩm trà hòa tan catechin đạt tiêu chuẩn chất lượng, các chỉ tiêu phân tích sản phẩm đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép dựa trên các TCVN hiện hành

    TẠO ADENOVIRUS TÁI TỔ HỢP MANG ĐOẠN GEN chIL-6

    Get PDF
    Bằng các kỹ thuật sinh học phân tử và miễn dịch nhóm nghiên cứu đã tạo ra adenovirus tái tổ hợp mang đoạn gen interleukin6 của gà, nhằm làm nguyên liệu tạo chế phẩm gây kích ứng miễn dịch cho gia cầm

    NGHIÊN CỨU CHỦNG XẠ KHUẨN HLD 3.16 CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN PHÂN LẬP TỪ VÙNG VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM

    Get PDF
    Chủng xạ khuẩn HLD 3.16 được phân lập từ các mẫu nước, bùn và đất thu thập ở vùng ven biển Hạ Long – Quảng Ninh và được phân loại thuộc chi Streptomyces. Qua xác định các đặc điểm hình thái, sinh hóa và sinh lí của chủng HLD 3.16 cho thấy, chủng này có nhiều điểm tương đồng với  loài Streptomyces autotrophicus. Chủng HLD 3.16 có khả năng sinh một số enzyme ngoại bào như: amylase, cellulase và protease. Chủng có hoạt tính kháng khuẩn ức chế các vi khuẩn Bacillus subtilis ATCC 6633, Sarcina lutea M5, Bacillus cereus var. mycoides ATCC 11778, Escherichia coli ATCC 15224, Escherichia coli PA2, Alcaligenes faecallis, Salmonella typhy IFO14193, Pseudomonas auroginosa và hoạt tính kháng nấm Candida albicans ATCC 12031, Aspergillus niger 114. Môi trường thích hợp cho lên men sinh tổng hợp chất kháng khuẩn có thành phần (g/l): tinh bột tan 15; glucose 2,5; pepton 4; (NH4) 2SO4 2,5; CaCO3 2. Điều kiện thích hợp cho sinh tổng hợp chất kháng khuẩn từ chủng HLD 3,16 đã được xác định: pH 7,0 - 7,5, nhiệt độ 30 oC, giống bổ sung 4,0 % (v/v), thể tích môi trường/thể tích bình nuôi là 10 % (v/v), thời điểm thích hợp để thu hồi chất kháng sinh là sau 108 giờ lên men. Dịch sau lên men được chiết bằng n- butanol và 2-butanon cho chất kháng khuẩn có phổ hấp phụ UV lớn nhất tương ứng tại bước sóng 220, 260 và 258 nm

    Tổng hợp vật liệu Fe3O4/lignin ứng dụng xử lý methylene blue

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp vật liệu Fe3O4/lignin và đánh giá khả năng xử lý methylene blue của vật liệu. Trong đó, Fe3O4 được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa, lignin được trích ly từ bã mía và vật liệu Fe3O4/lignin được kết hợp thông qua tác nhân liên kết citric acid. Các vật liệu sau khi tổng hợp được đánh giá bởi các phương pháp phân tích hiện đại như kỹ thuật nhiễu xạ tia X để xác định đặc điểm cấu trúc của các hạt Fe3O4; kỹ thuật quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier để xác định sự có mặt của các liên kết trong phân tử vật liệu hấp phụ; kính hiển vi quang học để xác định hình thái bề mặt của Fe3O4/lignin. Độ bão hòa từ của các hạt Fe3O4 và Fe3O4/lignin được xác định bằng từ kế mẫu rung lần lượt là 95 và 49,5 emu.g-1. Khả năng hấp phụ và nhả hấp phụ methylene blue của Fe3O4/lignin được đánh giá bằng phương pháp UV-Vis. Kết quả cho thấy hiệu suất hấp phụ tối đa của Fe3O4/lignin đối với metylen blue có thể đạt 96,53% ở pH 6-7 trong 60 phút và hiệu suất nhả hấp phụ là 66,5% trong 75 phút. Việc xử lý metylene blue tuân theo mô hình động học giả kiến bậc hai và mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir
    corecore