2 research outputs found

    Ứng dụng công nghệ vi tảo loại bỏ đạm và lân trong nước thải ao nuôi tôm

    Get PDF
    Ngành nuôi tôm mang lại nhiều giá trị kinh tế cao nhưng cũng phát sinh nhiều chất thải và nước thải ra môi trường. Các phương pháp xử lý truyền thống có nhược điểm là tốn diện tích và chi phí năng lượng. Vì vậy, nghiên cứu về công nghệ xử lý nước phù hợp vừa tiết kiệm chi phí năng lượng vừa mang lại giá trị kinh tế là cần thiết. Nghiên cứu sử dụng tảo Chlorella vulgaris kết hợp với bể phản ứng quang sinh học màng (PMBR) để kiểm tra sự thích nghi trong môi trường nước mặn 13‰ và đánh giá khả năng xử lý nước thải nuôi tôm. Trong 40 ngày thí nghiệm, các chỉ số được phân tích như nitrat (N-NO3-), nitrit (N-NO2-), amoni (N-NH4+), phốt pho (P-PO43-); số lượng tế bào tảo (tế bào/mL) và sinh khối tảo (mg/mL) được kiểm soát trong toàn bộ mô hình. Kết quả ban đầu cho thấy tảo thuần chủng thích nghi tốt với độ mặn nước thải nuôi tôm, cao nhất ở mức hơn 11×106 tế bào/mL, tương đương sinh khối gần 600 mg/mL. Với chế độ chạy không tiêu tốn năng lượng cấp khí, hiệu suất khử N-NO2-, N-NO3-, N-NH4+, P-PO43- của mô hình với nước thải nuôi tôm lần lượt là 56, 76,15, 65 và 78,07%

    Ảnh hưởng của nhiệt độ nung lên khả năng hấp phụ lân của bột vỏ sò huyết

    Get PDF
    Một trong những phương pháp tiền xử lý vật liệu hấp phụ để làm tăng khả năng hấp phụ lân của vỏ sò là gia nhiệt. Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 mức nhiệt độ 550, 750 và 950°C lên khả năng hấp phụ lân của bột vỏ sò huyết (kích cỡ hạt ≤2,0 mm). Quá trình hấp phụ lân được tiến hành trong 24 giờ ở nồng độ 20 mg PO43-/L. Kết quả cho thấy vỏ sò sau khi qua xử lý nhiệt thì có khả năng hấp phụ lân tốt hơn so với không nung, tuy nhiên mức gia nhiệt đòi hỏi phải đạt >750°C. Hiệu suất hấp phụ lân của nghiệm thức 950°C đạt 99,2%. Hay nói khác đi, lượng lân hấp phụ bởi 1 g vỏ sò là 0,07 mg P. Ngoài ra, nhiệt độ nung còn ảnh hưởng đến màu sắc, hình dạng và cấu trúc bề mặt của bột vỏ sò
    corecore