339 research outputs found

    The determinants of destination attractiveness of Danang for domestic tourists in the context of the impact of Covid-19

    Get PDF
    The study aims to determine the attractive components and attributes of Danang destinations for domestic tourists in the context of Covid-19. Qualitative methods through expert interviews combined with the quantitative method used in this study. The results show that the destination attractiveness of Danang for domestic tourists in the context of the impact of Covid-19 is composed of 08 dimensions (33 attributes), including (1) Natural; (2) Cultural; (3) Activities, festivals, events; (4) Tourism facilities; (5) Infrastructure, security, and safety; (6) Prices of products and services; (7) Visitors’ perception of the Covid-19; (8) Stimulus policy. The research results contribute to proposing orientations for Danang tourism management agencies and tourism businesses to come up with solutions to improve the destination attractiveness of Danang and attract domestic tourists coming to Danang after the Covid-19 pandemic was under control

    Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên chất lượng nước, tăng trưởng của lươn Monopterus albus (Zwiew, 1793) và cải thìa (Brassica chinensis) trong mô hình aquaponic

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng protein khác nhau lên chất lượng nước, tăng trưởng của lươn đồng Monopterus albus (Zwiew, 1793) và năng suất của rau cải thìa (Brassica chinensis) trong mô hình aquaponic. Lươn giống (47,4 g/con) được cho ăn thức ăn với bốn hàm lượng protein khác nhau là 25% (NT1), 30% (NT2), 35% (NT3) và 40% protein (NT4). Lươn được nuôi trong hệ thống tuần hoàn aquaponic kết hợp trồng rau cải thìa. Thí nghiệm được thực hiện trong 60 ngày với hai chu kỳ rau. Kết quả cho thấy NT thức ăn có hàm lượng protein càng cao thì lượng nitrogen càng tăng, đặc biệt là TAN, NO3-N. Tăng trọng tốt nhất của lươn là ở NT3 (0,68±0,36 g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống của lươn cao nhất ở NT2 là 63,33% và thấp nhất là ở NT4 (45,73%). FCR thấp nhất (2,55±1,24) ở NT3 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (

    Hệ thống phát hiện xâm nhập hai tầng cho các mạng IoT sử dụng máy học

    Get PDF
    Do sự phổ biến ngày càng tăng và thiếu các tiêu chuẩn bảo mật, các thiết bị Internet of Things (IoT) đã trở thành mục tiêu của các hoạt động độc hại như xâm nhập mạng và tấn công DoS. Với mục đích cung cấp một giải pháp an ninh cho các thiết bị IoT, một hệ thống phát hiện xâm nhập hai tầng áp dụng các mô hình máy học được giới thiệu trong bài viết này. Tầng thứ nhất của giải pháp là một mô hình phân loại nhị phân gọn nhẹ, được cài đặt trên gateway của các nhánh mạng IoT để phát hiện các hành vi độc hại trong thời gian thực. Tầng thứ hai là một mô hình phân loại đa lớp, được triển khai trên máy chủ đám mây để xác định loại cụ thể các hoạt động độc hại xảy ra trên nhiều nhánh mạng cùng lúc. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng giải pháp được đề xuất hoạt động hiệu quả, có thể phát hiện các hành vi tấn công sử dụng các tham số tùy biến hiệu quả hơn so với công cụ IDS truyền thống Snort

    THỰC TRẠNG CANH TÁC VÀ QUẢN LÝ CỎ DẠI HỒ TIÊU Ở QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Tóm tắt: Cây hồ tiêu là cây trồng có giá trị ở nước ta. Tuy nhiên, sản xuất hồ tiêu đang phải đối mặt với nhiều thiệt hại, trong đó cỏ dại là vấn đề ít được chú tậm nghiên cứu trong thời gian qua. Nghiên cứu về thực trạng canh tác hồ tiêu và quản lý cỏ dại ở Quảng Trị cho thấy chủ hộ sản xuất có trình độ học vấn khá, quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu vườn hộ gia đình. Công tác phòng trừ cỏ chủ yếu sử dụng biện pháp trừ cỏ bằng thủ công với 2 lần/vụ, hầu hết nông hộ nhận thức được ảnh hưởng cỏ dại đến sản xuất hồ tiêu, nhưng chưa nắm vững kỹ thuật và hiệu quả trừ cỏ dại bằng biện pháp hoá học. Thành phần cỏ dại trên vườn tiêu rất phong phú bao gồm 29 loài cỏ gây hại thuộc 18 họ, các loài phổ biến nhất là cỏ cứt heo, ruột gà lớn, cỏ gấu, cỏ đồng tiên, song nha lông.Từ khóa:  Cỏ dại, hồ tiêu, Quảng Tr

    KẾT QUẢ CHỌN LỌC GIỐNG LÚA MỚI KHÁNG RẦY NÂU VỤ ĐÔNG XUÂN 2009-2010 VÀ HÈ THU 2010

    Get PDF
    Trong năm 2009-2010, rầy nâu vẫn là một dịch hại quan trọng, gây tổn thất lớn đến sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông nam bộ (ĐNB); năm 2010 tổng diện tích lúa bị rầy nâu gây hại chiếm 254.265 ha. Trường Đại học Cần Thơ và dự án CBDC đã chọn tạo một số giống lúa mới có khả năng kháng rầy nâu đa biotype để khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia vụ Đông Xuân 2009-10 và Hè Thu 2010 nhằm chọn ra các giống lúa mới đáp ứng cho điều kiện sản xuất ở ĐBSCL và ĐNB. Các giống lúa chống chịu với nhiều biotype rầy nâu là MTL512, MTL645, TP1, TP2 (Đông Xuân 2009-2010) và các giống lúa chống chịu trung bình với rầy nâu (cấp hại ? 5) là MTL480, MTL547, MTL661, MTL694, CM1, BL29, TP5, TP6, TC2 (Hè Thu 2010). Đánh giá kết hợp đặc tính nông học, khả năng chống chịu rầy nâu, và năng suất qua các điểm khảo nghiệm ở ĐBSCL và ĐNB chọn lọc ra một số giống triển vọng như là MTL480, MTL547, MTL616, và MTL645

    Ảnh hưởng của tảo và mật độ ương lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các loài tảo làm thức ăn và mật độ ương ấu trùng phù hợp cho cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778). Trong thí nghiệm 1, ấu trùng cầu gai (2,0 con/mL) được cho ăn kết hợp các loài tảo khác nhau với 4 nghiệm thức (NT): Nannochloropsis oculata+Chaetoceros gracillis (N+C), N. oculata+ Thalassiosira sp. (N+T), Thalassiosira sp.+C. gracillis (T+C) và N. oculata +Thalassiosira sp.+ C. gracillis (N+T+C). Sau 25 ngày,  tỷ lệ sống (TLS) đạt cao nhất (60±1,5%) là ở NT (N+T+C) và thấp nhất (40±4,6%) là ở NT N+C.Tăng trưởng về chiều dài tổng (TL), chiều dài thân (BL) và chiều rộng thân (MDL) của ấu trùng ở NT (N+T+C) khác biệt có ý nghĩa thống kê (

    KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG NẾP MỚI CHO VÙNG PHÙ SA NGỌT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Công tác chọn tạo giống nếp mới cho vùng phù sa ngọt nhằm mục đích cung ứng giống nếp chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và phù hợp vùng sản xuất. Các thí nghiệm được thực hiện tại Cần Thơ, An Giang và Tiền Giang theo phương pháp IRRI (1986), sử dụng đối chứng là OM85 và nếp Lá Xanh. Kết quả cho thấy MTL666, MTL670, MTL677 và MTL680 được đánh giá triển vọng nhất do có phẩm chất ngon dẻo, có mùi thơm, chống chịu được bệnh cháy lá và cháy bìa lá, đạt tiềm năng suất cao ở cả hai mùa vụ thuộc vùng phù sa ngọt của đồng bằng sông Cửu Long

    Ứng dụng phần mềm primer đánh giá sự phân bố cá tự nhiên ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau

    Get PDF
    Nghiên cứu thành phần loài cá tự nhiên ở mô hình trồng keo lai, tràm trồng và tràm tự nhiên theo tầng phèn và độ tuổi cây rừng được thực hiện từ 09/2018 đến 03/2019 tại vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Ngư cụ lưới kéo, lưới giăng, lợp, lờ, lú, vớn, lưới ma trận được sử dụng để bắt cá. Vào mùa mưa, 21 loài cá thuộc 06 bộ, 12 họ được phát hiện, trong khi đó 25 loài cá thuộc 15 họ, 08 bộ được phát hiện vào mùa khô. Bộ cá Vược chiếm ưu thế nhất ở cả hai mùa với 11 loài. Sản lượng cá theo mẫu khảo sát dao động trong mùa mưa và mùa khô lần lượt là 2,28 g và 2,32 g; 2,13 g – 7.652,53 g và 1,52 g – 10.339,85 g. Nhóm cá trắng như cá rằm (Puntius brevis), cá đỏ mang (Puntius orphoides), cá lành canh xiêm (Parachela siamensis), cá ngựa sông (Hampala macrolepidota) phân bố ở vùng đất phèn sâu, trong khi cá rô (Anabas testudineus), cá bãi trầu (Trichopsis vittata), cá lia thia (Betta taeniata) phân bố ở vùng phèn nông. Đa dạng cá được chia thành 03 nhóm cá tương đồng theo vị khảo sát trong mùa mưa và 02 nhóm trong mùa khô. Qua kết quả nghiên cứu, loại mô hình, điều kiện phèn và yếu tố mùa có ảnh hưởng lớn đến đa dạng cá tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

    Trade liberalization and employments : the case of Vietnam

    Get PDF
    This paper investigates associations between trade liberalization and labor allocations as well as income differentials across types of employments in Vietnam. Data is sourced from five Viet Nam Household Living Standard Surveys from 2002 to 2010 and available measures of opening up the domestic market in Viet Nam. The results indicate that opening up the domestic market does not have significant impacts on labor allocation as well as income differentials between wage workers in different sectors. Meanwhile, the impact on income differentials between self-employers and wage workers in the formal sectors is not clear

    BIỂU HIỆN GEN XBXS14 MÃ HÓA XYLAN 1,4-Β-XYLOSIDASE CÓ NGUỒN GỐC TỪ VI KHUẨN RUỘT MỐI COPTOTERMES GESTROI TRONG TẾ BÀO ESCHERICHIA COLI ROSETTA (DE3)

    Get PDF
    Khung đọc mở GL0112518 gồm 1077 nucleotide (còn gọi là Xbxs14) mã hóa xylan 1,4-β-xylosidase kiềm đã được khai thác từ dữ liệu giải trình tự DNA metagenome của vi sinh trong ruột mối. Gen được tổng hợp nhân tạo và gắn vào vector pET22b(+) để tiến hành biểu hiện enzyme dạng tái tổ hợp cho đánh giá tính chất nzyme. Kết quả cho thấy gen được biểu hiện tốt trong ba chủng E. coli BL21, Rosetta (DE3) và JM109 (DE3), trong đó hai chủng E. coli BL21, Rosetta (DE3) thu được sinh khối lớn nhưng hầu hết enzyme nằm ở pha không tan. Bằng cách thay đổi điều kiện biểu hiện bao gồm nồng độ chất cảm ứng IPTG, nhiệt độ nuôi cấy biểu hiện gen và thời gian thu mẫu, một phần nhỏ enzyme đã được biểu hiện ở dạng tan. Điều kiện thích hợp cho việc biểu hiện Xbxs14 trong chủng E. coli Rosetta (DE3) là nuôi cấy lắc trong môi trường LB, cảm ứng ở IPTG 0,05 mM, nhiệt độ 20oC trong 2 ngày. Enzyme tái tổ hợp được biểu hiện ở pha tan (soluble fraction) có hoạt tính của xylosidase, phân cắt liên kết β(1→4) glycoside ở cơ chất pNPX tạo màu vàng đặc trưng của nitrophenyl. Trong 1 lít môi trường nuôi cấy thu được 3,15 U enzyme
    corecore