11 research outputs found
Khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối của bồn bồn (Typha orientalis), cỏ bàng (Lepironia articulata) và năn tượng (Scirpus littoralis) trồng trên đất phèn
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối ở ba loài thực vật thủy sinh gồm bồn bồn (Typha orientalis C. Presl), cỏ bàng (Lepironia articulata Retz. Domin.) và năn tượng (Scirpus littoralis Schrab.) trồng trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trước khi trồng cây, thí nghiệm đánh giá khả năng cải thiện pH đất bằng CaCO3 được thực hiện trên 2 nghiệm thức bón 2 tấn CaCO3/ha và không bón CaCO3 (được xem là nghiệm thức đối chứng). Đất này được sử dụng để trồng cây cho thí nghiệm tiếp theo với ba loài cây, bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại. Sau 42 ngày ngâm đất, giá trị pH trong đất đạt 4,02 ở nghiệm thức có CaCO3 và cao hơn so với đất ban đầu (pH=3,02). Sau 90 ngày trồng cây, khả năng sinh trưởng và tiềm năng tích lũy sinh khối tươi và khô của phần thân và rễ cây và chỉ số diệp lục tố (SPAD) của bồn bồn và năn tượng tốt hơn khi cây trồng trên đất phèn có bón CaCO3
Những tập tục kỳ lạ của một số dân tộc ít người
167 tr. : minh hoạ ; 21 cm
Nghiên cứu ương giống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống biofloc với các chế độ che sáng khác nhau
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra cường độ ánh sáng thích hợp cho sự hình thành biofloc, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm chân trắng ương nuôi siêu thâm canh trong bể để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức: (1) không che lưới chắn sáng (đối chứng), (2) che một lớp lưới chắn sáng, (3) che 3 lớp lưới chắn sáng, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Bể composit sử dụng trong thí nghiệm có thể tích 500 L và độ mặn được duy trì ở 15‰. Tôm chân trắng có khối lượng ban đầu trung bình là 0,03g/con được nuôi với mật độ 2.000 con/m3 trong điều kiện sục khí mạnh. Bột mì và bột đậu nành được bổ sung vào hệ thống nuôi để đảm bảo tỉ lệ C:N là 15:1. Sau 6 tuầnương tôm thẻ trong hệ thống biofloc với cường độ ánh sáng khác nhau cho thấy có ảnh hưởng đến sự hình thành biofloc, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Đặc biệt chiều dài và khối lượng tôm đạt lớn nhất ở nghiệm thức 2 (5,35 cm và 1,4 g) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (4,5 cm và 0,85 g). Thêm vào đó, ở nghiệm thức 2 tỉ lệ sống của tôm cao nhất là 58,07% và năng suất cao nhất 1.161 con/m3. Kết quả cho thấy nghiệm thức che một lớp lưới với cường độ ánh sáng dao động trung bình (43- 308 Lux) có sự hình thành biofloc, tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm tốt nhất