30 research outputs found

    CARPAINONE: ALKALOIT MỚI TỪ LÁ CÂY ĐU ĐỦ

    Get PDF
    Cây Đu Đủ (Carica papaya L.) thuộc họ Caricaceae là loại cây có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Dịch chiết của lá Đu đủ thể hiện hoạt tính chống ung thư, chống oxy hóa, kháng vi sinh vật kiểm định và có tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi trình bày việc phân lập và xác định cấu trúc hóa học, đồng thời đánh giá hoạt tính gây độc tế bào, kháng khuẩn và chống oxy hóa của hợp chất ancaloit mới được đặt tên là Carpainone (1) từ lá cây Đu Đ

    Biocontrol activity of Vibrio parahaemolyticusNT7 isolated from the shrimp acute hepatopancreatic necrosis syndrome (Ahpns) by Bacillus polyfermenticusF27 isolated from perionyx excavatus

    Get PDF
    cute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome -AHPNSof cultured shrimp was first detected in China in 2009 and caused huge damage to shrimp farming in many countries including Vietnam. This study investigates the ability to inhibit Vibrio parahaemolyticuswhich causes hepatopancreatic necrosis of some Bacillusstrains. V. parahaemolyticusNT7 of this research was isolated from a white leg shrimp sample with hepatopancreatic necrosis in Ninh Thuan province and identified by biochemical methods. By the cross-steak and well-diffusion methods, the selected strain Bacillus polyfermenticusF27 showsthe largest diameter of 18.50 mm resistance to V.parahaemolyticus NT7.B. polyfermenticus F27strain caninhibitV. parahaemolyticus NT7. Besides, B. polyfermenticusF27 inhibits V. parahaemolyticusNT7 with co-cultured experiment and does not cause hemolysis. It is also safe for white leg shrimp seed with a 100% survival rate of the experimental treatments. The result of LD50 examination when infecting V.parahaemolyticus NT7 to white leg shrimp seed is 105CFU/ml. Through the host protectioncapability assessment of B. polyfermenticusF27, we found that itcanprotect white leg shrimp seed from V. parahaemolyticus.The findings show that strains of B. polyfermenticusF27 have the potential to produce probiotics for controland preventionof EMS/AHPNS of shrimps

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính
    corecore