9 research outputs found

    Mô hình tối ưu cho bố trí đất đai phục vụ canh tác lúa bền vững: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Đất lúa có vai trò quan trọng trong chiến lược đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu an ninh lương thực và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi của kịch bản sử dụng đất lúa và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất lúa bền vững đáp ứng vấn đề an ninh lương thực. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ các báo cáo kỹ thuật, điều tra nông hộ và chuyên gia về tình hình sử dụng đất của huyện năm 2010 -2015 và kế hoạch giai đoạn 2016-2020, phương pháp đánh giá thích nghi đất đai theo (FAO, 1976), mô hình tối ưu và so sánh đối chiếu với điều kiện thực tế theo kế hoạch của Nhà nước. Kết quả nghiên cứu đã xác định được nhóm yếu tố kinh tế (lợi nhuận, chi phí) có ảnh hưởng quyết định đến thực hiện quy hoạch sử dụng đất lúa và nhóm yếu tố xã hội ít ảnh hưởng hơn (kỹ thuật, tập quán canh tác, lao động, chính sách), điều này cần thiết khi xem xét quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở tương lai

    KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ CỦA BƯỚM SÂU VẼ BÙA (PHYLLOCNISTIS CITRELLA STAINTON) BẰNG BẪY PHEROMONE GIỚI TÍNH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ TỈNH HẬU GIANG

    Get PDF
    Diễn biến quần thể của Phyllocnistis citrella Stainton được khảo sát ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Gian) bằng cách đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp. Kết quả khảo sát cho thấy bướm P. citrella hiện diện quanh năm với động thái quần thể phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Số lượng bướm vào bẫy ở mức độ cao từ tháng giêng đến tháng 5 (ở giai đoạn mùa khô và đầu mùa mưa), và thấp từ tháng 6 đến tháng 12 (giai đoạn mưa rất nhiều).  Trong khi số lượng bướm vào bẫy ở khu vực thành phố Cần Thơ chỉ tạo thành hai cao điểm vào tháng hai và tháng 4 thì số lượng bướm vào bẫy ở vùng Châu Thành, Hậu Giang lại tạo thành ba cao điểm vào tháng giêng, tháng 4 và tháng 8

    Ảnh hưởng của vùng sinh thái đến tính trạng chất lượng của 20 giống lúa rẫy

    Get PDF
    Sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam khá đa dạng, đây là một ưu thế cho sự phát triển các giống lúa khác nhau tạo nên đặc trưng riêng của từng vùng. Nhằm đa dạng nguồn gen, trong nghiên cứu này, 20 giống lúa rẫy được thu thập tại các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên làm vật liệu và tiến hành phân tích, so sánh sự khác nhau của một số chỉ tiêu chất lượng: chiều dài hạt, amylose, mùi thơm khi được trồng tại hai vùng sinh thái là tỉnh Buôn Ma Thuột (Tây Nguyên) và tỉnh Trà Vinh (Đồng bằng sông Cửu Long). Kết quả ghi nhận đa số các giống lúa được trồng tại Trà Vinh đều có chiều dài hạt gạo dài (80% giống) và hàm lượng amylose (60% giống) cao hơn khi được trồng tại Buôn Ma Thuột. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã tuyển chọn được 6 giống lúa đều thuộc nhóm lúa hạt dài, mềm cơm, dẻo. Trong đó, 2 giống Ba Bơ Nhã và Ba Hlang thích hợp trồng ở cả hai vùng sinh thái; 2 giống lúa canh tác ở Trà Vinh là giống Ba Ĩe và giống Pkoih (lúa thơm); đối với vùng Buôn Ma Thuột có thể sử dụng 2 giống là Nâm và Ba Kong Brum. Kết quả thí nghiệm này là bước đầu có thể cung cấp nguồn gen lúa chất lượng cho 2 vùng sinh thái Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long

    Hiệu quả dấu phân tử gene chức năng trong đánh giá tính trạng chất lượng giống lúa

    Get PDF
    Ngày nay khi nền kinh tế đang ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng về lúa gạo cũng thay đổi theo, người tiêu dùng hiện này có xu hướng thích sản phẩm gạo có hình thức đẹp và chất lượng cao như cơm nấu ra phải mềm dẻo và có mùi thơm. Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về chất lượng gạo, nghiên cứu được thực hiện nhằm chọn ra những giống lúa có chất lượng cao đáp ứng mục tiêu trên. Dấu chỉ thị phân tử DRR-GL được sử dụng để xác định gene kiểm soát chiều dài hạt GS3; chỉ thị phân tử Wx-in1 xác định gene Wx kiểm soát tính trạng amylose và gene chỉ thị phân tử BADH2 xác định gene kiểm soát tính trạng mùi thơm. Qua kết quả nghiên cứu, các tính trạng chất lượng của 50 dòng lúa IRRI đã tuyển chọn được 1 dòng (IR 86385-172-1-1-B) có chất lượng tốt như hạt gạo thon dài, chiều dài hạt 7,12mm, hàm lượng amylose thấp 17,51%, độ bền thể gel rất mềm (cấp 1) 86,67mm, nhiệt trở hồ trung bình (cấp 5). Kết quả này đã chọn ra được dòng lúa nhập nội có thể làm vật liệu khởi đầu cho chương trình chọn giống chất lượng trong tương lai

    Đa dạng đặc điểm hình thái của 147 giống lúa rẫy

    Get PDF
    Lúa rẫy là giống lúa được canh tác trên vùng cao, trong điều kiện hạn chế nước tưới. Đây là nguồn gene quý để nghiên cứu về đặc tính kháng hạn, tuy nhiên ít được quan tâm và phát triển. Vì vậy, bảo tồn và khảo sát đặc tính hình thái được thực hiện nhằm tìm ra các đặc tính quý mà các nhà chọn giống quan tâm, và cung cấp thông tin cho công tác bảo tồn nguồn gene quý. Sau khi khảo nghiệm 147 giống lúa rẫy, kết quả chọn được 15 giống ưu tú với đặc điểm sau: tất cả các giống đều có màu phiến lá xanh, gốc lá cờ thẳng, độ cứng thân ở mức cấp 1 và hạt không râu; trong đó chia được làm 4 phân nhóm dựa vào kiểu bông và độ trổ bông: nhóm 1 (Ba Cong, Kreng, Mơ Dai Tăng) có kiểu bông túm và trổ bông tốt; nhóm 2 (Bakelao, Cbr, Mơ Dai Gor, Nâm, San Dong và Thong Nong Ếpla) kiểu bông trung bình, độ trổ tốt; nhóm 3 (Gor, Lúa Thơm Rằn, Lúa Xăng, Lúa Dung) kiểu bông trung bình, độ trổ trung bình; nhóm 4 (Lúa đỏ và Pkoih) kiểu bông túm và độ trổ bông trung bình. Kết quả khảo sát đặc tính hình thái là bước đầu góp phần tuyển chọn được giống lúa có các đặc điểm tốt cho nghiên cứu chuyên sâu trong tương lai

    Đặc điểm hình thái - nông học và kiểu gen của 29 giống lúa rẫy canh tác ở điều kiện đồng bằng sông Cửu Long

    No full text
    Lúa rẫy là cây trồng có thể thích nghi với điều kiện sống thiếu nước, cùng với đó do đặc tính vùng miền và vùng sinh thái khác nhau nên lúa rẫy rất đa dạng về hình thái cũng như phẩm chất hạt gạo.Nghiên cứu đặc điểm hình thái nông học và kiểu gen của 29 giống lúa rẫy canh tác ở điều kiện đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện. Qua các chỉ tiêu đánh giá về hình thái và chất lượng với các chỉ tiêu như hàm lượng amylose, độ bền thể gel, nhiệt trở hồ và mùi thơm, kết hợp với đánh giá kiểu gen bằng dấu chỉ thị phân tử SSR. Kết quả đã khảo sát được các đặc điểm hình thái và chất lượng của 29 giống lúa. Nghiên cứu đã chọn ra được 3 giống lúa Pum Pán Đăm, Tẻ Thơm, Lúa Bắc 1 và 2 giống nếp Khẩu Hút Lài (Nếp) và Nếp Nin Lương có đặc điểm hình thái, năng suất cao, chất lượng tốt thuộc nhóm mềm cơm (hàm lượng amylose dưới 20%, độ bền thể gel trên 60 mm, nhiệt trở hồ thuộc cấp 5,6) và có mùi thơm nhẹ phù hợp với nhu cầu chọn giống hiện nay. Cùng với đó cả 5 giống đều mang kiểu gen chống chịu với điều kiện khô hạn. Kết quả này giúp cung cấp nguồn vật liệu di truyền cho các nghiên cứu tiếp theo
    corecore