6 research outputs found
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ một số loại cây dùng làm thuốc dân gian tại Vườn Quốc gia Bidoup - núi Bà, tỉnh Lâm Đồng
Cây thuốc dân gian được người dân tộc tại Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà, Lâm Đồng sử dụng để điều trị một số bệnh như: tiêu chảy, viêm, làm lành vết thương …. Sử dụng cây thuốc hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên nghiên cứu này hướng đến việc đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Tách chiết cao nước và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch đối với 16 chủng vi khuẩn chỉ thị của 9 cây thuốc dân gian được người dân tộc K’Ho sử dụng để trị bệnh tiêu chảy. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiệu suất tách chiết cao nước khá cao (11,99% - 29,52%), đồng thời cao chiết nước từ cây xidra nguôn (Medinilla septentrionalis) ở nồng độ 100 mg/mL có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất (kháng 16/16 chủng) với đường kính vòng kháng khuẩn từ 9,3 cm – 11,0 cm; 4/9 mẫu cao chiết có hoạt tính yếu (kháng được từ 1 chủng đến 6/16 chủng vi khuẩn chỉ thị) và 4/9 mẫu cao chiết nước không kháng khuẩn. Kết quả xác định sơ bộ thành phần hóa học của cao chiết nước có tính kháng khuẩn cho thấy có sự hiện diện của alkaloid, steroid, saponin, tannin và flavonoid. Kết quả cũng cho thấy rằng nước có thể được sử dụng để tách chiết cao nhưng không phải tất cả các cao chiết nước đều có hoạt tính tốt, do đó cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu hơn
Ảnh hưởng của hàm lượng protein lên chất lượng nước, tăng trưởng của lươn Monopterus albus (Zwiew, 1793) và cải thìa (Brassica chinensis) trong mô hình aquaponic
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng protein khác nhau lên chất lượng nước, tăng trưởng của lươn đồng Monopterus albus (Zwiew, 1793) và năng suất của rau cải thìa (Brassica chinensis) trong mô hình aquaponic. Lươn giống (47,4 g/con) được cho ăn thức ăn với bốn hàm lượng protein khác nhau là 25% (NT1), 30% (NT2), 35% (NT3) và 40% protein (NT4). Lươn được nuôi trong hệ thống tuần hoàn aquaponic kết hợp trồng rau cải thìa. Thí nghiệm được thực hiện trong 60 ngày với hai chu kỳ rau. Kết quả cho thấy NT thức ăn có hàm lượng protein càng cao thì lượng nitrogen càng tăng, đặc biệt là TAN, NO3-N. Tăng trọng tốt nhất của lươn là ở NT3 (0,68±0,36 g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống của lươn cao nhất ở NT2 là 63,33% và thấp nhất là ở NT4 (45,73%). FCR thấp nhất (2,55±1,24) ở NT3 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (
Nghiên cứu đặc tính điện tử và phổ hấp thụ của chấm lượng tử penta-graphene
Trong nghiên cứu này, đặc tính điện tử và tính chất quang của chấm lượng tử penta-graphene với kích thước khác khau hoặc được pha tạp boron (B), nitrogen (N) và đồng pha tạp boron - nitrogen (BN) tại các vị trí khác nhau được khảo sát một cách có hệ thống bằng cách sử dụng lý thuyết phiếm hàm mật độ và hàm Green không cân bằng. Cụ thể, cấu trúc vùng, mật độ trạng thái, phổ hấp thụ của tất cả mẫu được nghiên cứu một cách chi tiết. Kết quả cho thấy đặc tính điện tử và tính chất quang của chấm lượng tử penta-graphene không những phụ thuộc vào kích thước mà còn phụ thuộc vào loại nguyên tố và vị trí pha tạp. Sự đa dạng về đặc tính điện tử và tính chất quang của các mẫu nghiên cứu cho thấy chấm lượng tử penta-graphene là một ứng viên sáng giá cho sự phát triển các thiết bị quang điện tử
Phân lập, sàng lọc và khảo sát hoạt tính sinh học của vi khuẩn keo tụ sinh học trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Trà Vinh
Ngành nuôi trồng thuỷ sản nước ta đã và đang phát triển mạnh nhưng vấn đề về ô nhiễm nguồn nước cũng đã gây ra rất nhiều khó khăn cho sự phát triển bền vững, đặc biệt là nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. Sử dụng các chế phẩm vi sinh giúp ổn định chất lượng nước, giảm lượng hữu cơ lơ lửng đồng thời giảm khí độc trong nước là điều cần thiết. Từ 13 mẫu nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Trà Vinh, đã phân lập được 57 chủng vi khuẩn, trong đó có 39 chủng vi khuẩn Gram dương và 18 chủng vi khuẩn Gram âm. Sau khi sàng lọc sơ bộ bằng phương pháp nhuộm Gram và nhuộm bào tử đã chọn được 22 chủng vi khuẩn Gram dương, sinh bào tử trong đó có 4 chủng thuộc nhóm cầu khuẩn. Khảo sát hoạt tính keo tụ sinh học của 22 chủng vi khuẩn Gram dương với cơ chất là dịch kaolin cho thấy rằng chủng MS 9.4 có tỷ lệ keo tụ cao nhất (75,83%). Chủng vi khuẩn này được định danh bằng phương giải trình tự gen 16S-rRNA và các chỉ tiêu sinh hoá. Các đặc điểm sinh học bao gồm khả năng chịu mặn, chịu acid, chịu muối mật cũng được xác định. Các đặc điểm sinh hóa của chủng MS9.4 tương đồng với loài Bacillus subtilis, đồng thời chủng MS 9.4 có trình tự gen 16S-rRNA tương đồng 100% với chủng Bacillus subtilis IAM12118 nên chủng MS 9.4 được định danh là Bacillus subtilis MS 9.4. Chủng này có khả năng chịu mặn (7%), chịu được pH thấp (pH = 2), chịu được muối mật (2%) nhưng không có khả năng kháng với Vibrio spp
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC THEO YÊU CẦU DOANH NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐƯỢC ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC TRỞ LÊN
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đo lường mức độ thỏa mãn của doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về chất lượng nguồn nhân lực đào tạo từ các trường đại học. Để các kết luận từ kết quả phân tích có giá trị, một sự so sánh cụ thể giữa chất lượng kỳ vọng bởi doanh nghiệp và chất lượng đào tạo thực tế qua khảo sát được thực hiện trong nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả cùng với kiểm định sự khác biệt độc lập t-test được áp dụng với dữ liệu thu thập được từ các doanh nghiệp trong năm 2011. Kết quả phân tích chỉ ra rằng yêu cầu về chất lượng đào tạo của doanh nghiệp tương đối cao. Đối với chất lượng nguồn lực được đào tạo, các doanh nghiệp trong khu vực đánh giá tương đối cao và thỏa mãn về mức độ đáp ứng so với kỳ vọng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong khu vực phần nào đánh giá chưa cao lắm đối với một vài tiêu chí như khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm cũng như khả năng đàm phán của sinh viên