5 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG Ở HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những hệ thống sử dụng đất đai đặc trưng cho vùng ven biển (Đông) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng thời, đánh giá tác động của thay đổi thời tiết và nước biển dâng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Khả năng chuyển dịch của hệ thống sử dụng đất đai cũng được phân tích trong đề tài. Việc phân tích này được thực hiện trong điều kiện tự nhiên quá khứ (1960 ? 1999) và trong điều kiện dự đoán biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai (2050). Những hệ thống sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Châu bao gồm: chuyên tôm, chuyên màu, lúa ? màu luân canh, muối ? artemia và tôm ? lúa ? màu. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế ? xã hội và nguyên nhân dẫn đến thay đổi trong hệ thống sử dụng đất đai cũng được phân tích. Nghiên cứu còn đưa ra vòng chu chuyển nước đặc trưng trong nông hộ; đây là cơ sở quan trọng giúp xác định thực trạng sử dụng nước và khả năng sử dụng nước tiết kiệm trong tương lai. Số liệu mô phỏng của SEA ? START cho thấy nhiệt độ ở vùng nghiên cứu có xu hướng tăng cao; trong khi đó, lượng mưa (nguyên năm) được dự báo sẽ suy giảm trong giai đoạn 2011 ? 2050; sự thay đổi thủy văn cùng với sự gia tăng của mực nước biển được xem là những nguyên nhân chính dẫn đến việc phần lớn khu vực huyện sẽ bị nhiễm mặn (nồng độ cao trên 25 g/l)

    Ứng dụng mô hình toán thủy lực một chiều mô phỏng dòng chảy trong giai đoạn mùa khô trên sông Hậu

    Get PDF
    Sông Hậu là một trong hai nhánh chính của sông Mê Kông, đóng góp lượng phù sa màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp và duy trì hệ thống Đồng bằng sông Cửu Long. Những dự đoán về tác động của việc xây dựng các đập thủy điện dọc sông Mê Kông, dòng chảy và trầm tích dọc sông Hậu được dự đoán sẽ thay đổi mạnh mẽ. Mô hình thủy lực một chiều (HEC-RAS) đã được xây dựng trên đoạn sông Hậu nhằm mô phỏng dòng chảy trong hai tháng mùa khô trong điều kiện hiện tại. Bên cạnh đó, những giả thiết đặt ra trong đề tài gồm: (i) bổ sung các nhánh sông thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên để thể hiện lượng nước mất của sông Hậu, và (ii) lược bỏ các nhánh sông ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Thành phố Cần Thơ. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình với hệ số nhám n = 0,022 (sông Hậu) và n =0,032 (các nhánh sông còn lại trong vùng nghiên cứu) cho kết quả mực nước tốt nhất. Ngoài ra, hệ số tương quan tuyến tính (R2) giữa mô phỏng và thực đo cũng có giá trị trên 0,5 nên mô hình HEC-RAS có khả năng sử dụng để đánh giá động thái nguồn tài nguyên nước dọc sông Hậu

    Ứng dụng mô hình thủy lực một chiều (1D) kết hợp với hai chiều (2D) trên đoạn Sông Hậu

    Get PDF
    Nghiên cứu trình bày việc phát triển mô hình thủy lực hai chiều (2D) kết nối vào trong mô hình 1 chiều (1D) bằng phần mềm HEC-RAS mới (phiên bản 5.0) trên một đoạn sông thuộc nhánh sông Hậu chảy dọc thành phố Cần Thơ. Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá khả năng áp dụng mô hình thủy lực 2D kết nối trong mô hình thủy lực 1D trên đoạn sông nghiên cứu, nhằm cung cấp thông tin cụ thể hơn về đặc tính thủy lực của dòng chảy (hướng dòng chảy, vận tốc dòng chảy tại từng vị trí) vào mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2012). Các thông số đầu vào của khu vực 2D được xuất từ kết quả của mô hình 1D (đã hiệu chỉnh và kiểm định). Nghiên cứu cũng là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp sau về tác động của dòng chảy đến địa mạo của sông
    corecore