3 research outputs found

    CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN SINH KẾ NÔNG HỘ TRÊN LÂM PHẦN VÙNG VEN BIỂN CÀ MAU

    Get PDF
    Kết quả nghiên cứu ?Các giải pháp cải thiện sinh kế nông hộ trên lâm phần vùng ven biển Cà Mau? cho thấy, nguồn vốn tự nhiên là nguồn vốn có vai trò quyết định đến việc lựa chọn chiến lược sinh kế của hai nhóm hộ. Đối với nhóm hộ không đất, do không có đất sản xuất nên nguồn lao động là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn sinh kế của họ. Tổng thu nhập bình quân của nhóm hộ có đất sản xuất là 56,44 triệu đồng/hộ/năm và nhóm hộ không đất là 32,76 triệu đồng/hộ/năm. Bên cạnh đó, đời sống tinh thần của 2 nhóm hộ cũng được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình theo đuổi chiến lược sinh kế, 2 nhóm hộ này cũng gặp không ít những khó khăn và cần có giải pháp khắc phục để cải thiện sinh kế cho những hộ đang sống trên lâm phần, góp phần bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ngập mặn

    CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ DỊCH CHUYỂN NÀY ĐẾN NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

    Get PDF
    Qua nghiên cứu cho thấy lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng tốt chất lượng cho thị trường lao động của các ngành khác, vì vậy khả năng gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp vẫn sẽ còn bị hạn chế. Yếu tố thúc đẩy sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp: tuổi của người lao động, trình độ học vấn của người lao động, số nhân khẩu trong hộ, tỉ lệ người không việc làm trong tổng số người có việc làm, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Việc lao động dịch chuyển lao động trên địa bàn có ảnh hưởng tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần đối với nông hộ và những lao động dịch chuyển này tác động tích cực đến việc học hành của những thành viên còn lại trong hộ, cũng như thúc đẩy những lao động khác trong hộ cùng dịch chuyển lao động và nhận thức của nông hộ về việc chăm sóc sức khỏe, nhận thức về thông tin,? ngày càng tăng

    NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG TƠ XƠ DỪA NHẰM TẠO VIỆC LÀM VÀ CẢI THIỆN THU NHẬP NGƯỜI NGHÈO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    No full text
    Vỏ dừa là một phụ phẩm của nông nghiệp và nó đã được tận dụng rất hiệu quả để sản xuất những sản phẩm như tơ xơ dừa ép kiện, dây, lưới, thảm tơ xơ dừa,? Ngành hàng này phát triển mạnh ở tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một số tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã góp phần tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn nhưng ngành hàng này cũng khá bấp bênh do giá cả đầu ra không ổn định, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa những tác nhân tham gia vào ngành hàng. Để phát triển ngành hàng và để gia tăng việc làm và cải thiện thu nhập của người nghèo thì việc phân tích chuỗi giá trị tơ xơ dừa cũng như phát triển chiến lược nâng cấp chuỗi là rất quan trọng. Để phát triển một ngành cần xem xét các vấn đề liên quan đến những người se chỉ ở cấp độ nông hộ với những tác nhân khác có trong chuỗi như thương lái mua bán dừa, người sản xuất nguyên liệu tơ, người dệt lưới, công ty xuất khẩu ?  liên kết này là liên kết dọc; ngoài ra phải xem xét các mối liên kết giữa những tổ chức hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi, những hiệp hội của ngành hàng gọi là liên kết ngang. Mục tiêu phân tích chuỗi giá trị tơ xơ dừa là cung cấp thông tin hữu ích cho địa phương trong việc hoạch định chính sách phát triển ngành hàng tơ xơ dừa để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo tham gia trong chuỗi thông qua việc phân tích chuỗi giá trị
    corecore