137 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG Ở HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những hệ thống sử dụng đất đai đặc trưng cho vùng ven biển (Đông) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng thời, đánh giá tác động của thay đổi thời tiết và nước biển dâng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Khả năng chuyển dịch của hệ thống sử dụng đất đai cũng được phân tích trong đề tài. Việc phân tích này được thực hiện trong điều kiện tự nhiên quá khứ (1960 ? 1999) và trong điều kiện dự đoán biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai (2050). Những hệ thống sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Châu bao gồm: chuyên tôm, chuyên màu, lúa ? màu luân canh, muối ? artemia và tôm ? lúa ? màu. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế ? xã hội và nguyên nhân dẫn đến thay đổi trong hệ thống sử dụng đất đai cũng được phân tích. Nghiên cứu còn đưa ra vòng chu chuyển nước đặc trưng trong nông hộ; đây là cơ sở quan trọng giúp xác định thực trạng sử dụng nước và khả năng sử dụng nước tiết kiệm trong tương lai. Số liệu mô phỏng của SEA ? START cho thấy nhiệt độ ở vùng nghiên cứu có xu hướng tăng cao; trong khi đó, lượng mưa (nguyên năm) được dự báo sẽ suy giảm trong giai đoạn 2011 ? 2050; sự thay đổi thủy văn cùng với sự gia tăng của mực nước biển được xem là những nguyên nhân chính dẫn đến việc phần lớn khu vực huyện sẽ bị nhiễm mặn (nồng độ cao trên 25 g/l)

    Đánh giá hiệu quả vận hành hệ thống công trình thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bị tác động lớn bởi biến đổi khí hậu, dẫn đến những thay đổi của tài nguyên nước mặt. Xâm nhập mặn gia tăng do nước biển dâng đã làm nguồn nước ngọt trở nên khan hiếm. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng. Số liệu thu thập từ phỏng vấn trực tiếp được xử lý thống kê mô tả, phân tích SWOT và phân tích không gian. Bảng khảo sát được xây dựng trên cơ sở khối 8 của bộ “Mười khối tiêu chí đánh giá quản trị nước”. Kết quả cho thấy, hệ thống canh tác nông nghiệp của Sóc Trăng phụ thuộc lớn vào các công trình thủy lợi, nhất là điều tiết nguồn nước cho sản xuất. Hệ thống thuỷ lợi ngăn cản các tác động phức tạp của mặn, từ đó hệ thống làm suy giảm thiệt hại cho canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, mật độ các công trình phân bố không đồng đều, một số công trình đã xuống cấp và không thể điều tiết nước hiệu quả. Bên cạnh đó, thông qua việc vận hành hệ thống thuỷ lợi, bối cảnh kinh tế - xã hội và môi trường đã có sự thay đổi lớn. Hiệu quả về các khía cạnh kinh tế, xã hội được cải thiện đáng kể, song các tiêu chí môi trường có xu hướng suy giảm do các công trình thủy lợi đã làm thay đổi đặc tính môi trường tự nhiên, nhất là chất lượng đất và nước

    Tác động thay đổi lượng mưa đến biến động bổ cập nước dưới đất tầng nông - trường hợp nghiên cứu tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Việc đánh giá tiềm năng bổ cập nước dưới đất (NDĐ) hiện nay vẫn còn hạn chế tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này được thực hiện để ước tính lượng bổ cập tự nhiên cho nguồn NDĐ và các động thái của nó đối với sự thay đổi lượng mưa trong tương lai ở tỉnh Hậu Giang. Dựa vào phương pháp tiếp cận các dữ liệu được ghi nhận trong 10 năm tại 8 giếng quan trắc, nghiên cứu đã ước lượng tiềm năng bổ cập NDĐ tại địa phương và lập bản đồ tiềm năng bổ cập tại tầng chứa nước nông. Sau đó, bằng phân tích số liệu mô phỏng lượng mưa trong tương lai từ Mô hình khí hậu toàn cầu tại khu vực dựa trên kịch bản báo cáo tổng hợp lần 4 (AR4), phương trình tương quan và phương pháp Kriging đã được áp dụng để xây dựng các bản đồ bổ cập tiềm năng nguồn NDĐ trong tương lai tại các năm 2020 và 2050. Nghiên cứu trình bày cách tiếp cận ứng dụng trong phân tích số liệu và thiết lập một công cụ để ước tính và lập bản đồ bổ cập nước ngầm. Kết quả đề tài đã chỉ rõ mức chênh lệch, mất cần bằng giữa lượng bổ cập (trữ lượng cung cấp) và mức khai thác (trữ lượng ra) hỗ trợ công tác quy hoạch nhằm hướng tới quản lý nguồn tài nguyên này một cách bền vững tại tỉnh Hậu Giang

    Đánh giá khả năng giảm sóng triều của độ dày rừng ngập mặn tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu đánh giá khả năng giảm sóng triều của rừng ngập mặn ven biển huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, vùng ven biển Đông của đồng bằng sông Cửu Long. Đặc tính sóng triều được đo bằng thiết bị đo sóng tự ghi INFINITY-WH AWH-USB. Nghiên cứu được bố trí với ba nghiêm thức (NT) độ dày rừng tương ứng với ba điểm máy đo sóng từ ngoài vào trong bao gồm: NT 1: có độ dày rừng 0 m, NT 2: có độ dày rừng 50 m và NT 3: có độ dày rừng 100 m. Các NT đo được  lặp lại ba lần tại ba vị trí là Cống 1, Cống 3 và Mỏ Ó. Đặc tính triều được đo ở hai thời điểm trong ngày vào lúc triều cao và triều thấp. Số liệu về cấu trúc của mỗi độ dày rừng cũng được khảo sát bao gồm: cao trình mặt đất bãi triều, đường kính thân cây, đường kính gốc, mật độ cây, chiều cao cây, mật độ rễ và chiều cao rễ. Kết quả cho thấy sự hiện diện của rừng ngập mặn đã làm giảm năng lượng sóng triều khi đi qua các độ dày rừng khác nhau trong cả hai trường hợp triều thấp và triều cao. Độ dày của rừng có mối tương quan chặt với tỷ lệ  giảm sóng (R%) và hệ số giảm sóng (R’). Rừng càng dày, tỷ lệ giảm sóng (R%) giảm càng nhiều, đồng thời hệ số giảm sóng (R’) càng nhỏ

    Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, tỷ lệ mol Ce/Fe đến sự hình thành pha oxit hỗn hợp CeO2-Fe2O3.

    Get PDF
    The preparation of CeO2-Fe2O3 mixed oxides by combustion method using cerium(IV) nitrate, iron(III) nitrate and polyvinyl alcohol (PVA) was described in this paper. Effects of preparative parameters namely, calcination temperature, Ce/Fe molar ratio on the phase formation of CeO2–Fe2O3 mixed oxides were investigated. The prepared CeO2–Fe2O3 mixed oxides powders were characterized by X-ray Diffraction (XRD), Scanning Electron Microscopy (SEM) and specific surface area analysis from N2 adsorption data at 77 K by Brunaure-Emmet-Teller (BET) method. Samples synthesized under optimal conditions has an average crystalline size 50 nm with large specific area of 68.9 m2/g. Keywords. CeO2–Fe2O3 mixed oxide, cerium(IV) nitrate, iron(III) nitrate, polyvinyl alcohol, combustion method
    corecore