166 research outputs found
Bảng phiên âm quốc tế. Bản tiếng Việt
The present Vietnamese version of the International Phonetic Alphabet was produced as part of a project by the Alphabet, Charts and Fonts committee of the International Phonetic Association to collect and post IPA charts whose metatext is in languages other than English (but which are in all other ways the same as the current chart in English). This project is inspired by the 2011 publication of a Chinese IPA chart, by the Phonetic Association of China, in the Journal of the IPA. This chart is currently a draft, open for public comment. After a period for comments, the committee will ask the full Council of the IPA to approve these charts for permanent posting on the IPA’s website.Le présent document est une version vietnamienne de l'Alphabet phonétique international (API), produite dans le cadre d'un projet du comité Alphabet, tableaux et polices de l'Association phonétique internationale visant à établir et publier des tableaux de l'API dont le métatexte soit dans des langues autres que l'anglais (mais qui soient par ailleurs en tous points identiques au tableau original anglais). Ce projet s'inspire de la publication en 2011 d'un tableau de l'API en chinois, par l'Association phonétique de Chine, dans la revue de l'Association phonétique internationale (Journal of the IPA). Le tableau vietnamien constitue, dans sa forme actuelle, une proposition ouverte aux commentaires du public. Après une certaine période, le comité demandera au Conseil de l'Association Phonétique Internationale d'approuver ces cartes en vue d'une publication permanente sur le site internet de l'Association.Tập tin này gồm: bản tiếng Việt của Bảng phiên âm quốc tế (IPA), và một số giải thích về việc dịch các thuật ngữ sang tiếng Việt.Việc dịch gặp rất nhiều khó khăn do một số thuật ngữ chưa hề được dịch sang Tiếng Việt trước đây, một số khác lại được một số dịch giả dịch theo các cách khác nhau. Mỗi một thuật ngữ được đề xuất trong bảng IPA phiên bản tiếng Việt này đều đã được cân nhắc và trao đổi kĩ càng trong nhóm thực hiện để đưa ra phương án hợp lý nhất, tuân thủ 3 tiêu chí như sau:- Rõ và sát với nét nghĩa chính của thuật ngữ gốc,- Ưu tiên các cách dịch đã phổ biến và lưu hành trong giới Việt ngữ học,- Ngắn gọn, dễ hiểu và mang tính hệ thống
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng Chat GPT trong học tập của sinh viên khối ngành Kinh tế, Luật
Thông qua kết quả phỏng vấn 300 sinh viên Trường Kinh tế, Luật, Trường Đại học Trà Vinh, nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng Chat GPT trong học tập của sinh viên khối ngành Kinh tế, Luật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng Chat GPT vào học tập của sinh viên, gồm: Kỳ vọng khả năng thực hiện; Ảnh hưởng xã hội; Tính chính xác; Thái độ của sinh viên. Trong đó, yếu tố Thái độ kỳ vọng khả năng thực hiện của sinh viên có tác động mạnh nhất
Nghiên cứu khả năng chống ăn mòn mài mòn của lớp phủ hợp kim NiCr20 được thẩm thấu với photphat nhôm trong môi trường axit
The corrosive wear resistance of NiCr20 alloy coating (NC) impregnated by aluminum phosphate and heat-treated at 600 oC (NA6) and 1000 oC (NA10) was investigated in acid H2SO4 pH = 2 containing SiO2 3 % by weight; the flow velocity is 4 m/s. The analysis of X-ray diffraction (XRD) showed that, the stable crystalline phases in acidic media such as AlPO4 and Al(PO3)3 which were formed on NA6 coating’s surface made corrosive wear resistance of NA6 coating increase in comparison with the resistance measured on NA10 and NC coating samples. The formation of unstable crystalline phases such as Al36P36O144 and Ni3(PO4)2 in NA10 coating caused the corrosive wear resistance of NA10 coating smaller than that one measured on NC coating. After 168 hours of corrosive wear test, the thickness of NA6 coating reduced to about 47 μm, while it was about 67 μm for NC coating. Keywords. Thermal spray, aluminum phosphate sealant, acidic corrosion, corrosion wear
Phân tách các protein từ nọc rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah tại Việt Nam và khảo sát ảnh hưởng của chúng lên sự biệt hóa của tế bào mô mỡ 3T3-L1
Snake venom is a mixture of different components with a great variety of biological effects. Some components in snake venom have been found to act specifically and potently on their targets. Unlike the venom of Naja naja, Echis carinatus, Vipera russellii which are widely used, there is little attention has been given to Ophiophagus hannah even this is the largest venomous snake in the world. In this study, using O. hannah venom collected at Dong Tam Snake Farm in Tien Giang Province, we have collected 4 protein fractions using membrane cut-off centrifugal filters, ie., YM100, YM50, YM 30, YM10 and YM3. Of the 4 fractions including (1) proteins from 3 kDa to smaller than 10 kDa, (2) proteins from 10 kDa to smaller than 30 kDa, (3) proteins from 30 kDa to smaller than 50 kDa and (4) proteins from 50 kDa to smaller 100 kDa, fraction 4 accounted for the highest proportion whereas fraction 3 is the lowest proportion. Following the demonstration of many medicinal uses of snake venom, potential effect of fraction 1 on obesity was examined. Although multiple molecular processes are involved in the progression of the disease, obesity can accompany increase in adipocyte size as a consequence of accumulation of lipid droplets within the fat cell, as well as increased number of adipocytes resulting from differentiation of precursor cells. In our study, two different concentrations of 1 μg/mL and 10 μg/mL proteins in fraction 1 were investigated for effectiveness on the 3T3-L1 cells differentiation and adipogenesis. The obtained results showed that, at the concentration of 10 μg/mL, this fraction inhibited the adipogenesis which have been shown by accumulation of lipid droplets within the 3T3-L1 cells. Besides, at a concentration of 10 μg/mL, fraction 1 had no cytotoxic effect on cell viability of 3T3-L1 cells.Nọc rắn, một hỗn hợp chứa các phân tử với những hoạt tính sinh học phong phú khác nhau, gần đây đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Những nghiên cứu trên thế giới cho thấy một số hợp chất trong nọc rắn tác động đặc hiệu và hiệu quả lên các cơ quan đích của con mồi. Không giống như nọc độc của Naja naja, Echis carinatus, Vipera russellii được sử dụng rộng rãi, có rất ít sự chú ý đối với nọc rắn hổ chúa Ophiophagus hannah mặc dù đây là loài rắn độc lớn nhất trên thế giới. Trong nghiên cứu này, sử dụng các cột ly tâm có chứa các màng phân tách với kích thước khác nhau, YM100, YM50, YM30, YM10 và YM3, các phân đoạn protein, peptide có trong nọc rắn Ophiophagus hannah thu nhận tại trại rắn Đồng Tâm, Tiền Giang đã được phân tách. Phân tích bằng điện di SDS-PAGE cho thấy, trong số 4 phân đoạn gồm (1) từ 3 kDa đến nhỏ hơn 10 kDa, (2) từ 10 kDa đến nhỏ hơn 30 kDa, (3) từ 30 kDa đến nhỏ hơn 50 kDa và (4) từ 50 kDa đến nhỏ hơn 100 kDa, protein trong phân đoạn 4 chiếm tỉ lệ cao nhất, trong khi phân đoạn 3 chiếm tỉ lệ thấp nhất. Thử nghiệm phân đoạn 1 lên sự biệt hóa của tế bào mô mỡ 3T3-L1 cho thấy, ở nồng độ 10 µg/mL, phân đoạn này ức chế sự biệt hóa tế bào mô mỡ 3T3-L1 nhưng không có tác dụng độc lên sự sinh trưởng của tế bào. Kết quả nghiên cứu này là cở sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm phát triển một sản phẩm ứng dụng trong điều trị bệnh béo phì
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG XYLOOLIGOSACCHARIDES (XOS) CỦA BACILLUS
Hiện nay vi khuẩn Bacillus đang được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm probiotic dùng cho người, ví dụ như Bacillus subtilis, B.licheniformis, B. coagulans. Một dặc điểm ưu việt của Bacillus là khả năng tạo spore của chúng. Các bào tử sẽ nảy mầm thành vi khuẩn và phát triển trong ruột, nhờ đó duy trì được hệ vi khuẩn đường ruột có ích. Probiotic dạng bào tử bền ở dải pH rộng, từ aicd của dạ dày đến kiềm nhẹ ở đại trực tràng và đang được sử dụng với số lượng lớn trong các chế phẩm probiotic. Xylooligosaccharide (XOS) là một olygomer của xylose. Thị trường cho XOS đang ngày một hấp dẫn do những ưu thế về công nghệ của nó so với các oligosaccharide khác. XOS cũng là cơ chất lên men của Bifidobacteria và Lactobacillus, những vi khuẩn phổ biến trong đại trực tràng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bằng chứng về việc Bacillus có khả năng đồng hóa XOS. Số liệu thu được cho thấy trong số 5 chủng vi khuẩn Bacillus đã được nghiên cứu, chủng vi khuẩn B. subtilis HU58 có khả năng đồng hóa XOS tốt nhất với 70 % hàm lượng XOS tông số đã được sử dụng. Hàm lượng XOS còn lại trong canh trường nuôi cấy sau 24 giờ và hình ảnh định tính XOS bằng sắc ký lớp mỏng (TLC) đã chứng tỏ điều này. Sự lên men XOS của B. subtilis HU58 cũng sinh ra axit butyric. Hàm lượng axit này đã tăng từ 0,54 % lên 8,68 % sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trường LB chứa XOS 0,25 %. Như vậy, đây là phát hiện đầu tiên về B. subtilis HU58 có khả năng đồng hóa XOS, gợi ý rằng XOS và B. subtilis HU58 có thể sử dụng để tạo sản phẩm synbiotic mới
CÁC GIÁ TRỊ SỬ DỤNG ĐƯỢC MANG LẠI TỪ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG
Vùng ven bờ Tiên Lãng nằm ở phía Nam Hải Phòng thuộc vùng biển Đông Bắc Việt Nam. Đây là khu vực được bồi tụ mạnh nhất của Hải Phòng và cũng là nơi có tiềm năng mở rộng quỹ đất dự phòng lớn nhất. Rừng ngập mặn (RNM) ven biển nói chung và RNM Tiên lãng nói riêng được coi là nguồn tài nguyên ven biển vô cùng hữu ích đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống con người. Các khu RNM là lá phổi không thể thiếu, đảm bảo cho hệ sinh thái ven biển phát triển. Để có được các kết quả nghiên cứu và cung cấp đầy đủ các giá trị của các dạng tài nguyên trong hệ sinh thái (HST) RNM Tiên Lãng, các nhà khoa học của Viện Tài nguyên và môi trường Biển đã tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu tìm hiểu các chức năng sinh thái của RNM Tiên Lãng như hấp thụ ô nhiễm, lọc dinh dưỡng, lắng đọng trầm tích và quang hợp. Đây là cơ sở nhận dạng các nhóm giá trị sử dụng, tính toán tổng giá trị kinh tế của HST và giúp xác định phân bổ các giá trị đến từng nhóm cộng đồng và cấp chính quyền đang hàng ngày sở hữu và khai thác tài nguyên RNM. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách và nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng và bảo vệ tài nguyên của HST rừng ngập mặn tại Tiên Lãng nói riêng và RNM ven biển nói chung
Tổng hợp và biểu hiện gen caf1 mã hóa kháng nguyên F1 của vi khuẩn Yersinia pestis
Yersinia pestis is the etiologic agent of plague, one of the most deadly infectious diseases described in the history of humanity. It was responsible for millions of deaths all over the world. Yersinia pestis also can be used as a highly lethal biological potential weapon. For plague diagnosis in humans as well as to detect Y. pestis in the environment, fraction 1 capsular antigen (F1) of the bacteria was usually used as a good marker. The aim of this study is to produce Y. pestis F1 antigen to serve as a material for development of immunochromatographic test strips for rapid detection of Y. pestis. Because of the difficulty in Y. pestis culture for DNA extraction as well as F1 antigen production, we artificially synthesized the target caf1 coding for F1 antigen for expression in Escherichia coli. After the codon optimization step, caf1 was synthesized by “gapless” PCR using 22 overlaping oligonucleotides cover the complete sequence of this gene. The sequencing result showed that we successfully synthesized the target gene. In total 6 clones sequence, there are 2 clones sequence which were 100% identity with reference sequence. The target sequence was then introduced into pET-52b(+) vector and expressed in E. coli BL21 (DE3) in the form of (His)10 affinity tag fusion. As the result of SDS-PAGE, the recombinant protein Caf1 of 18 kDa was highly expressed in E. coli as inclusion body form and was purified by His-tag affinity chromatography. The recombinant Caf1 was then confirmed by Western blot with His-tag antibody.Vi khuẩn Yersinia pestis là tác nhân gây bệnh dịch hạch, một trong những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất được biết cho đến nay đã gây ra hàng triệu ca tử vong trên thế giới và có thể được sử dụng như một vũ khí sinh học có tính hủy diệt cao. Để chẩn đoán bệnh dịch hạch ở người cũng như phát hiện Y. pestis trong môi trường, người ta thường dựa trên việc phát hiện kháng nguyên nang F1 của loại vi khuẩn này. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tạo kháng nguyên F1 của Y. pestis để làm nguyên liệu cho que thử sắc ký miễn dịch phát hiện nhanh Y. pestis. Do việc nuôi cấy Y. pestis để thu nhận kháng nguyên F1 hoặc DNA của vi khuẩn này rất khó khăn nên chúng tôi đã tiến hành tổng hợp nhân tạo gen mục tiêu caf1, mã hóa kháng nguyên F1, nhằm biểu hiện trong tế bào Escherichia coli. Sau khi tối ưu hóa mã bộ ba mã hóa amino acid (codon) cho E. coli, gen caf1 đã được tổng hợp bằng phương pháp “gapless” PCR. Kết quả giải trình tự cho thấy phương pháp này cho phép tổng hợp được trình tự gen mục tiêu với độ chính xác là 2/6 dòng plasmid. Tiếp đó, trình tự gen này đã được đưa vào vector pET-52b(+) và biểu hiện trong tế bào E. coli BL21 (DE3) ở dạng dung hợp với đuôi ái lực (His)10. Các kết quả điện di protein SDS-PAGE, tinh sạch protein bằng sắc ký ái lực Ni và Western blot cho thấy kháng nguyên tái tổ hợp F1 đã được tạo ra thành công với hiệu suất lớn ở dạng thể vùi trong tế bào E. coli
PHÂN TÍCH HỆ PHIÊN MÃ VÀ SÀNG LỌC MỘT SỐ GEN GIẢ ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG Ở TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)
Tôm sú (Penaeus monodon) là loài thủy sản nuôi trồng đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia. Trong những năm gần đây, xuất khẩu tôm sú có thể đạt gần một tỷ USD/năm. Tuy nhiên, các dữ liệu về hệ gen và hệ phiên mã của tôm sú còn hạn chế khiến cho việc nghiên cứu phục vụ cho việc chọn tạo giống với những tính trạng quan trọng như tăng trưởng nhanh, kháng bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Giải trình tự và phân tích hệ phiên mã tôm sú sẽ cung cấp các dữ liệu quan trọng cho công tác chọn giống tôm sú. Trong nghiên cứu này, từ gói dữ liệu giải trình tự thế hệ mới mô cơ và mô gan tụy tôm sú thu nhận từ vùng biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, chúng tôi đã đánh giá, tiền xử l. và lắp ráp de novo hệ phiên mã, tinh sạch và thu được 17.406 unigene với kích thước trung bình là 403,06 bp, N50 là 402 bp. Toàn bộ các unigene trong hệ phiên mã tinh sạch được chú giải với 4 cơ sở dữ liệu khác nhau và đã sàng lọc được 51 unigene liên quan đến tính trạng tăng trưởng. Phân tích biểu hiện cho thấy 16.148 unigene có sự biểu hiện khác biệt giữa mô cơ và mô gan tụy. Những kết quả này sẽ là nguồn dữ liệu hữu ích về hệ phiên mã tôm sú và có thể được áp dụng cho nhiều nghiên cứu tiếp theo đặc biệt trong việc sàng lọc các chỉ thị phân tử liên kết với những tính trạng có . nghĩa kinh tế quan trọng ở tôm sú
Tăng cường quá trình sinh tổng hợp tinh bột ở cây mô hình thuốc lá thông qua việc chuyển gen mã hóa ADP glucose pyrophosphorylase của vi khuẩn
Starch is the primary storage polysaccharide in plants. It not only plays a role as the most important nutritional component in the diet of humans and many animal species, but is also a raw material in the food processing industry or material industry. Therefore, a current research direction is the improvement of crops by increasing starch yields based on enhancing the activity of key enzymes involved in starch biosynthesis by genetic engineering. ADP-Glc pyrophosphorylase (AGPase) is an important regulatory enzyme for synthesis of glycogen in bacteria and starch in plants. In this paper, the 1.5 kb synthetic mutant of AGPopt gene derived from E. coli AGPase was inserted into the plant expression vector pBI121 under the control of 35S promoter. The efficiency of this construct was tested in transgenic Nicotiana tabacum. The integration of AGPopt into the plant genome was confirmed by PCR and Southern hybridization, and the expression of bacterial AGPase in transgenic lines was detected by Western hybridization. Interestingly, starch assays in 7 tobacco transgenic lines resulted in 5 lines displaying an increase in the levels of starch accumulated in the leaves, approximately 18%–56% higher than those of WT plants. These results indicate that the expression of AGPopt is one of effective strategies for enhanced starch production in plant.Tinh bột là polysaccaride dự trữ của thực vật, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của con người cũng như nhiều loài động vật, đồng thời là nguyên liệu thô trong công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Do đó, một trong các hướng nghiên cứu được quan tâm hiện nay là làm tăng hàm lượng tinh bột trong cây trồng trên cơ sở tăng cường hoạt động của một số gen mã hóa các enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp và tích lũy tinh bột. ADP-Glc pyrophosphorylase (AGPase) đã được chứng minh là enzyme điều hòa quan trọng, điều chỉnh tốc độ phản ứng của toàn bộ chu trình sinh tổng hợp glycogen ở vi khuẩn và tinh bột ở thực vật. Trong nghiên cứu này, gen nhân tạo đã tối ưu mã AGPopt với kích thước 1,5 kb có nguồn gốc từ gen glgC mã hóa cho enzyme AGPase của vi khuẩn E. coli mang đột biến thay thế glycine bằng aspartic acid ở vị trí 393 nhằm giảm ái lực với các chất ức chế đã được nối ghép với vector chuyển gen thực vật và chuyển vào cây mô hình thuốc lá, hoạt động dưới sự điều khiển của promoter 35S. Sự tích hợp của gen AGPopt vào genome thực vật được khẳng định bằng kỹ thuật PCR và Southern blot, đồng thời phương pháp lai Western blot đã phát hiện sự biểu hiện của AGPase trong các dòng thuốc lá chuyển gen . Đặc biệt, phép đo hàm lượng tinh bột tích lũy trong lá ở 7 dòng chuyển gen cho thấy có 5 dòng chứa lượng tinh bột trong lá cao hơn dòng đối chứng không chuyển gen, trong đó 1 dòng có mức tăng cao nhất là 56%, 4 dòng còn lại có mức tăng từ 18%-44%. Những bằng chứng này bước đầu cho thấy việc biểu hiện gen AGPopt là một chiến lược hiệu quả giúp tăng cường quá trình sinh tổng hợp tinh bột ở thực vật
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA INDIRUBIN-3'-OXIME VÀ VIÊN NANG VINDOXIM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ
Indirubin-3'-oxime, là sản phẩm bán tổng hợp trực tiếp từ bột chàm giàu indirubin, có khả năng ức chế enzym cyclin-dependent kinases (CDKs) và gây ra quá trình tự chết của một số dòng tế bào ung thư ở người. Từ indirubin-3'-oxime, thực phẩm chức năng VINDOXIM đã được bào chế để loại bỏ các tác nhân gây ung thư, thúc đẩy sự tự chết của các tế bào ung thư và sử dụng cho việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Nghiên cứu độc tính cấp của indirubin-3'-oxim trên chuột nhắt trắng chủng Swiss qua đường uống đã xác định hoạt chất indirubin-3'-oxime gần như không độc với LD50 liều gây chết 50 % chuột thí nghiệm) có giá trị 12,0 g mẫu thử/kg chuột. Liều dưới liều chết (LD0) được xác định là 10,0 g/kg chuột. Thử độc tính bán trường diễn, sau khi cho thỏ uống hỗn dịch thuốc VINDOXIM liên tục trong 28 ngày với mức liều 7,2 mg hoạt chất (0,036 viên)/kg thỏ/ngày và 21,6 mg (0,108 viên)/kg thỏ/ngày, toàn bộ thỏ thí nghiệm ở nhóm chứng và 2 nhóm thử tăng cân đều và không có sự khác biệt về mức độ gia tăng trọng lượng, về chỉ sinh hóa và huyết học thỏ giữa nhóm chứng và các nhóm uống thuốc (p 0,05). Trong 4 tuần liên tục, tất cả các chỉ số theo dõi về tình trạng chung, chức năng tạo máu, chức năng gan, chức năng thận đều nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt rõ rệt so với nhóm chứng. Quan sát đại thể, không nhận thấy sự bất thường về màu sắc và hình dạng bên ngoài của các tổ chức tim, gan, thận, phổi và hệ tiêu hóa giữa các thỏ nhóm chứng và 2 nhóm thử sau thí nghiệm
- …