27 research outputs found

    Tác động của nano bạc lên khả năng tăng trưởng của cây cúc trong hệ thống vi thủy canh

    Get PDF
    Nano Silver has been proven to be effectively applied in the field of biotechnology. In the area of ​​plant biotechnology, nanoparticles have positive and negative effect on the growth of plants. The impact of nanoparticles on plant depends on the composition, content, size, chemical and physical propreties of nanoparticles as well as the plant species. The impact of silver nanoparticles on the problem of infection during culturing, the growth of plants in microponic systems and acclimatization of the plant in greenhouse were studied. In this work, the microponic medium supplemented with of 7.5 ppm silver nanoparticles showed the highest growth rate of Chrysanthemum after 2 weeks in culture. Results of qualitative and quantitative microbial content in microponic culture medium by 4 testing methods including Bergey's Manual of Determinative Bacteriology, ISO 16266, ISO 21527-1 for bacteria and NHS-F15 for fulgi also showed that concentration of 7.5 ppm nanoparticles reduces the microbial content of the 8 species of bacteria (Corynebacterium sp., Enterobacter sp., Arthrobacter sp., Agrobacterium sp., Xanthomonas sp., Pseudomonas sp., Bacillus sp. and Micrococcus sp.) and three species of fungi (Aspergillus sp., Fusarium sp. and Alterneria sp.). The growth of Chrysanthemum plant in a concentration of nanoparticles is better than the other levels after 4 weeks in the greenhouse such as high survival rate (100%), plant height (13.3 cm), number of leaves per plant (14.67 leaves), number of roots per plant (26.67 roots), leaf length (4.03 cm), leaf width (3.77 cm), fresh weight (3816 mg) and dry weight (216 mg).Nano bạc được chứng minh là có hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật, hạt nano có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự tăng trưởng của thực vật. Tác động của các hạt nano lên cây trồng phụ thuộc vào thành phần, hàm lượng, kích thước, tính chất hóa học và vật lý của hạt nano cũng như các loài thực vật. Nghiên cứu này đánh giá tác động của hạt nano bạc lên vấn đề nhiễm khuẩn trong quá trình nuôi cấy, sự tăng trưởng của cây nuôi cấy trong hệ thống vi thủy canh và thích nghi của cây trồng ở giai đoạn vườn ươm. Trong nghiên cứu này, bổ sung 7,5 ppm nano bạc vào môi trường nuôi cấy vi thủy canh cho thấy gia tăng sự tăng trưởng của cây Cúc là cao hơn so với các nồng độ khác sau 2 tuần nuôi cấy. Kết quả định danh và định lượng hàm lượng vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy vi thủy canh bằng 4 phương pháp thử, trong đó định lượng cho vi khuẩn là phương pháp Bergey, ISO 16266 và NHS-F15;  định lượng cho nấm là phương pháp ISO 21527-1. Tất cả các phương pháp cho thấy ở nồng độ 7,5 ppm nano bạc thì làm giảm hàm lượng vi sinh vật của 8 loài vi khuẩn (Corynebacterium sp., Enterobacter sp., Arthrobacter sp., Agrobacterium sp., Xanthomonas sp., Pseudomonas sp., Micrococcus sp. và Bacillus sp.) và 3 loài nấm mốc (Aspergillus sp., Fusarium sp. và Alterneria sp.). Khi chuyển ra giai đoạn vườn ươm sau 4 tuần, cây Cúc cho tỷ lệ sống sót cao (100%) và sự tăng trưởng tốt hơn so với các nghiệm thức khác thể hiện ở hầu hết các chỉ tiêu như chiều cao cây (13,3 cm), số lá/cây (14,67 lá), số rễ/cây (26,67 rễ), chiều dài lá (4,03 cm), chiều rộng lá (3,77 cm), khối lượng tươi (3816 mg) và khối lượng khô (216 mg)

    NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY LAN KIM TUYẾN (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl)

    No full text
    Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả thí nghiệm nhân giống in vitro câylan Kim tuyến. Đỉnh sinh trưởng và đoạn thân mang chồi nách (2,0 - 3,0 cm) của cây tựnhiên được khử trùng bằng HgCl2 0,1% thời gian khử trùng là 10 phút là thích hợp nhất,cho tỷ lệ mẫu sống 86,1% đối với đỉnh sinh trưởng và 84,77% với đoạn thân mang chồinách. Với mẫu là quả lan Kim tuyến (40 ngày tuổi) khử trùng bằng HgCl2 0,2% trong 10phút cho tỷ lệ mẫu sống cao nhất, đạt 75,62%.Môi trường MS cơ bản bổ sung 1,0 mg/l kinetin thích hợp cho đỉnh sinh trưởng và đoạnthân mang chồi nách tái sinh chồi sau 8 tuần nuôi cấy (khoảng 1,42 chồi/đỉnh sinh trưởng;1,5 chồi/đoạn thân) và thích hợp cho hạt lan nảy mầm đạt tỷ lệ 88,3% sau 12 tuần nuôi cấy.Cụm protocorm (2,0 × 2,0 mm) sau khi hình thành từ hạt được cấy chuyển lên môi trườngMS cơ bản bổ sung 1,0 mg/l kinetin cho 5,62 chồi/ cụm protocorm sau 12 tuần nuôi cấy.Đoạn thân (1,0 - 2,0 cm) từ chồi in vitro nhân chồi tốt nhất trên môi trường MS cơ bản cóbổ sung 1,0 mg/l kinetin và 0,3 mg/l NAA (α-naphthalene acetic acid), đạt 4,6 chồi/mẫu sau12 tuần nuôi cấy. Chồi in vitro tạo rễ tốt nhất trên môi trường MS cơ bản có bổ sung 0,3mg/l NAA đạt 3,1 rễ/chồi sau 8 tuần nuôi cấy. Cây in vitro hoàn chỉnh sau khi huấn luyệnđược trồng trên giá thể với tỷ lệ sống sót 70%.Từ khóa: Dược liệu, đỉnh sinh trưởng, đoạn thân mang chồi nách, nhân giống in vitro, lanKim tuyến

    NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY LAN KIM TUYẾN (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl)

    No full text
    Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả thí nghiệm nhân giống in vitro câylan Kim tuyến. Đỉnh sinh trưởng và đoạn thân mang chồi nách (2,0 - 3,0 cm) của cây tựnhiên được khử trùng bằng HgCl2 0,1% thời gian khử trùng là 10 phút là thích hợp nhất,cho tỷ lệ mẫu sống 86,1% đối với đỉnh sinh trưởng và 84,77% với đoạn thân mang chồinách. Với mẫu là quả lan Kim tuyến (40 ngày tuổi) khử trùng bằng HgCl2 0,2% trong 10phút cho tỷ lệ mẫu sống cao nhất, đạt 75,62%.Môi trường MS cơ bản bổ sung 1,0 mg/l kinetin thích hợp cho đỉnh sinh trưởng và đoạnthân mang chồi nách tái sinh chồi sau 8 tuần nuôi cấy (khoảng 1,42 chồi/đỉnh sinh trưởng;1,5 chồi/đoạn thân) và thích hợp cho hạt lan nảy mầm đạt tỷ lệ 88,3% sau 12 tuần nuôi cấy.Cụm protocorm (2,0 × 2,0 mm) sau khi hình thành từ hạt được cấy chuyển lên môi trườngMS cơ bản bổ sung 1,0 mg/l kinetin cho 5,62 chồi/ cụm protocorm sau 12 tuần nuôi cấy.Đoạn thân (1,0 - 2,0 cm) từ chồi in vitro nhân chồi tốt nhất trên môi trường MS cơ bản cóbổ sung 1,0 mg/l kinetin và 0,3 mg/l NAA (α-naphthalene acetic acid), đạt 4,6 chồi/mẫu sau12 tuần nuôi cấy. Chồi in vitro tạo rễ tốt nhất trên môi trường MS cơ bản có bổ sung 0,3mg/l NAA đạt 3,1 rễ/chồi sau 8 tuần nuôi cấy. Cây in vitro hoàn chỉnh sau khi huấn luyệnđược trồng trên giá thể với tỷ lệ sống sót 70%.Từ khóa: Dược liệu, đỉnh sinh trưởng, đoạn thân mang chồi nách, nhân giống in vitro, lanKim tuyến

    NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TÁI SINH IN VITRO CÂY HỒ TIÊU (PIPER NIGRUM L.)

    No full text
    Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là loại cây trồng lâu năm, thân hóa gỗ. hạt hồ tiêu có giá trị để làm gia vị rất phổ biến trên thế giới. Hồ tiêu được nhân giống bằng phương pháp giâm hom, Phương pháp này có hạn chế là tốn nhiều thời gian, cây con khó đồng nhất về hình thái và di truyền. Nhân giống vô tính thông qua phương pháp nuôi cấy mô được xem là phương pháp thay thế tốt hơn cho phương pháp nhân giống truyền thống để tạo ra lượng cây con lớn và đồng nhất về mặt di truyền, làm tiền đề để tạo giống sạch bệnh virus trên hồ tiêu. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu hệ thống tái sinh in vitro cây hồ tiêu. Môi trường MS (Murashige, Skoog 1962) bổ sung 1 mg/l BAP cho khả năng tái sinh chồi tốt nhất đạt 2,33 chồi/đoạn thân tự nhiên sau 8 tuần nuôi cấy. Môi trường MS bổ sung BAP (4-5 mg/l) kết hợp IBA (0,5-1 mg/l) và KIN 0,5 mg/l cho hiệu quả tái sinh chồi từ callus. Khả năng tái sinh chồi của callus có nguồn gốc từ hạt là lớn nhất. Trên môi trường MS bổ sung BAP 4 mg/l kết hơp IBA 0,5 mg/l và KIN 0,5 mg/l, callus từ hạt cảm ứng tạo chồi tốt nhất đạt 6,67 chồi/mẫu. Các chồi hồ tiêu in vitro tái sinh từ callus của các dòng hồ tiêu được kiểm tra bằng kỹ thuật PCR. Kết quả kiểm tra sự có mặt của virus PYMoV cho thấy chồi in vitro tạo thành từ tất cả các mẫu vật đều có sự xuất hiện của virus PYMoV, ngoại trừ chồi in vitro tái sinh từ callus có nguồn gốc từ hạt

    NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TÁI SINH IN VITRO CÂY HỒ TIÊU (PIPER NIGRUM L.)

    No full text
    Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là loại cây trồng lâu năm, thân hóa gỗ. hạt hồ tiêu có giá trị để làm gia vị rất phổ biến trên thế giới. Hồ tiêu được nhân giống bằng phương pháp giâm hom, Phương pháp này có hạn chế là tốn nhiều thời gian, cây con khó đồng nhất về hình thái và di truyền. Nhân giống vô tính thông qua phương pháp nuôi cấy mô được xem là phương pháp thay thế tốt hơn cho phương pháp nhân giống truyền thống để tạo ra lượng cây con lớn và đồng nhất về mặt di truyền, làm tiền đề để tạo giống sạch bệnh virus trên hồ tiêu. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu hệ thống tái sinh in vitro cây hồ tiêu. Môi trường MS (Murashige, Skoog 1962) bổ sung 1 mg/l BAP cho khả năng tái sinh chồi tốt nhất đạt 2,33 chồi/đoạn thân tự nhiên sau 8 tuần nuôi cấy. Môi trường MS bổ sung BAP (4-5 mg/l) kết hợp IBA (0,5-1 mg/l) và KIN 0,5 mg/l cho hiệu quả tái sinh chồi từ callus. Khả năng tái sinh chồi của callus có nguồn gốc từ hạt là lớn nhất. Trên môi trường MS bổ sung BAP 4 mg/l kết hơp IBA 0,5 mg/l và KIN 0,5 mg/l, callus từ hạt cảm ứng tạo chồi tốt nhất đạt 6,67 chồi/mẫu. Các chồi hồ tiêu in vitro tái sinh từ callus của các dòng hồ tiêu được kiểm tra bằng kỹ thuật PCR. Kết quả kiểm tra sự có mặt của virus PYMoV cho thấy chồi in vitro tạo thành từ tất cả các mẫu vật đều có sự xuất hiện của virus PYMoV, ngoại trừ chồi in vitro tái sinh từ callus có nguồn gốc từ hạt

    TÁC ĐỘNG CỦA MANNITOL ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY NHA ĐAM (ALOE VERA L.) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY IN VITRO

    No full text
    Bài báo này trình bày kết quả đạt được trong nghiên cứu ảnh hưởng của mannitol đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nha đam (Aloe vera L.) nuôi cấy in vitro. Đoạn thân và đỉnh sinh trưởng tách từ cây nha đam in vitro được cấy lên môi trường cơ bản Murashige và Skoog (MS) có bổ sung 8 g/l agar, 30 g/l saccharose, 1g/l than hoạt tính, 1,0 mg/l BAP kết hợp với 0,5 mg/l NAA, pH 5,8. Trên môi trường này đoạn thân và đỉnh sinh trưởng của cây nha đam in vitro tái sinh cụm chồi rất tốt với trung bình tương ứng là 11,13 chồi/mẫu và 12,2 chồi/mẫu. Chồi đơn tách từ cụm chồi in vitro tạo rễ, sinh trưởng và phát triển tốt trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l NAA. Cây nha đam in vitro được xử lý với manitol ở các nồng độ thay đổi từ 1-16% để gây hạn sinh lý trong khoảng thời gian khác nhau. Kết quả cho thấy khi xử lý mannitol ở nồng độ thấp (1-4%) ít gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của mẫu nha đam in vitro, tuy nhiên khi xử lý mannitol ở nồng độ cao hơn (8, 10, 14%) gây giảm mạnh khả năng sinh trưởng và phát triển của mẫu nuôi cấy, đặc biệt khi xử lý mannitol ở nồng độ 16% gây tổn thương rất lớn đến hình thái lá và khả năng sinh trưởng của mẫu thí nghiệm. Từ khóa: in vitro, mannitol, nha đam, phát triển, sinh trưởng

    NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ LÊN HOẠT ĐỘ CELLULASE NGOẠI BÀO CỦA CHỦNG NẤM MỐC Aspergillus niger T2 VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG TRONG CHẾ BIẾN TIÊU SỌ

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của một số yếu tố (nhiệt độ, pH ban đầu, thời gian nuôi cấy, nồng độ CMC, nồng độ NaNO3­) đến khả năng sinh tổng hợp cellulose của chủng nấm mốc Aspergillus niger T2 và ứng dụng trong quá trình chế biến tiêu sọ. Kết quả cho thấy các điều kiện thích hợp để chủng nấm Aspergillus niger T2 sinh tổng hợp cellulase cao nhất ở nhiệt độ 30oC, pH ban đầu là 4,5, ở nồng độ cơ chất CMC: 1,5% và  nồng độ NaNO3: 0,3% sau 144 giờ nuôi cấy với các giá trị hoạt độ enzyme thu được lần lượt là 328,649 IU/ml, 459,323 UI/ml, 466,447 UI/ml, 466,762 UI/ml và 287,594 UI/ml. Sinh khối nấm mốc Aspergillus niger T2 được ủ với tiêu nguyên liệu có tác dụng đáng kể đến khả năng bóc vỏ trong sản xuất tiêu sọ. Hiệu suất bóc vỏ tiêu của chủng nấm Aspergillus niger T2 cao nhất đạt 99,977% sau 4 ngày xử lý với hàm lượng chủng bổ sung là 4%. Từ khóa: Aspergillus niger, bóc vỏ tiêu, cellulase, enzyme, tiêu s

    NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ CHÍN KHÁC NHAU ĐẾN TỶ LỆ BÓC VỎ VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA TIÊU SỌ CHẾ BIẾN THEO PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG TẠI CAM LỘ, QUẢNG TRỊ

    No full text
    Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của mức độ chín khác nhau đến tỷ lệ bóc vỏ và chất lượng của tiêu sọ chế biến theo phương pháp truyền thống tại huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị. Kết quả thu được cho thấy độ sáng của hạt tiêu giảm dần theo tỷ lệ tăng độ chín của hạt tiêu nguyên liệu. Tiêu càng chín, càng già thì dung trọng lớn, cao nhất ở mẫu tiêu có độ chín 35-40% (mẫu C) đạt 607,91 g/l. Tiêu càng xanh, càng non thì khối lượng hạt tiêu non, lép càng lớn. Tỷ lệ hạt lép, non có trong tiêu xanh có độ chín 5-10% (mẫu A) là 17,54%. Độ cứng và kích thước của hạt tiêu tăng dần từ mẫu tiêu xanh (mẫu A) đến mẫu tiêu chín (mẫu C) tương ứng từ 4,69 N đến 7,79 N và từ 2,29 mm đến 2,91 mm. Chất lượng sản phẩm tiêu sọ được chế biến theo phương pháp truyền thống với mẫu tiêu C cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn các mẫu tiêu A và mẫu tiêu B (độ chín 15-20%). Hàm lượng tro tổng số và piperine trong mẫu tiêu C chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng với 3,22-3,30% và 8,25-8,29%. Lượng tinh dầu thu được ở mẫu tiêu chín này là lớn nhất với tỷ lệ trung bình trong khoảng 1,82-1,87%, trong khi mẫu tiêu A có hàm lượng tinh dầu chỉ đạt 0,83-0,95%, dưới mức chất lượng yêu cầu cho sản phẩm tiêu sọ xuất khẩu. Từ khóa: Độ chín, chất lượng tiêu sọ, piperine, tiêu sọ, tỷ lệ bóc v
    corecore