14 research outputs found

    LIÊN KẾT HIĐRO CHUYỂN DỜI XANH VÀ TƯƠNG TÁC AXIT BAZƠ LEWIS TRONG CÁC PHỨC CỦA HCZZH (Z=O, S) VỚI CO2

    Get PDF
    Tương tác giữa HCZZH (Z=O, S) với CO2 thu được 3 dạng hình học bền, đó là P1, P2 và P3. Năng lượng tương tác hiệu chỉnh ZPE và BSSE tại mức MP2/6-311++G(3df,2pd)//MP2/6-31+G(d,p) trong khoảng -5,3 to -12,3 kJ.mol-1. Nhìn chung, độ bền của các phức do đóng góp của tương tác axit-bazơ Lewis hoặc tương tác chacolgen. Độ bền các dạng phức giảm từ P1 đến P2 và cuối cùng là P3. Đáng chú ý, tương tác giữa HCOOH với CO2 thu được phức P1 bền nhất và độ bền do liên kết hiđro chuyển dời đỏ O-H∙∙∙O đóng góp. Kết quả phân tích NBO cho thấy, liên kết C-H rút ngắn và tần số dao động hóa trị tăng so với trong monome tương ứng được quyết định chính do sự tăng phần trăm đặc tính s của C tham gia liên kết hiđro

    Ảnh hưởng của nhóm thế đến liên kết hiđro chuyển dời xanh trong các phức của sự tương tác giữa RCHO với CH3CHO (R = H, F, Cl, Br, CH3, NH2)

    Get PDF
    Nine stable structures of the interactions between CH3CHO and RCHO (R = H, F, Cl, Br, CH3, NH2) on the potential energy surface are obtained theoretically. Their interaction energies with both ZPE and BSSE corrections at the CCSD(T)/6-311++G(d,p)//MP2/6-311++G(d,p) level of theory range from -7.47 to -12.99 kJ.mol-1. The substituents of one H atom in HCHO by one of halogens (F, Cl, Br) or CH3 group, or NH2 one make the strength of obtained complexes enhanced. In addition, the strength ordering of the complexes decreases in the order of the halogen (Br, Cl, F) derivatives via NH2 group and finally to CH3 group. The blue shifting of CH valence bond in the C-H∙∙∙O and C-H∙∙∙X (X = F, Cl, Br) hydrogen bonds decreases when replacing one H atom by one halogen atom, however it increases in the CH3 and NH2 derivative complexes. It is noteworthy that the blue shifting of CH bond in the various halogen-substituted complexes differs slightly

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao

    Hiện trạng khai thác cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) trên sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Hiện trạng khai thác cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) trên sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long được nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2017 thông qua phương pháp phỏng vấn 90 hộ ngư dân khai thác cá sửu bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả cho thấy cá sửu được khai thác quanh năm trên sông Hậu, mùa vụ khai thác tập trung từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 11 (ÂL) hằng năm. Sản lượng cá sửu trên sông Hậu hiện nay suy giảm hơn 45% so với cách đây 5 năm. Sản lượng trung bình cá sửu khai thác cao nhất ở đầu nguồn, kế đến là cuối nguồn và thấp nhất ở giữa nguồn sông Hậu. Cá sửu được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng cá tươi cho thương lái tại địa phương. Khó khăn chính của nghề khai thác cá sửu là sản lượng khai thác luôn suy giảm, giá cả sản phẩm biến động không ổn định, ngư dân thiếu thông tin về thị trường nên bị thương lái ép giá. Đa phần các hộ ngư dân làm nghề khai thác lưới kéo đều thiếu vốn để đầu tư cho hoạt động khai thác. Thời tiết cực đoan làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng cá sửu trên sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long

    Đặc điểm môi trường nhiệt và diễn biến đảo nhiệt đô thị bề mặt khu vực Bắc thành phố Hồ Chí Minh

    Get PDF
    Bài báo đề cập đến đặc trưng nhiệt độ bề mặt đất trích xuất từ ảnh vệ tinh Landsat, từ đó xem xét diễn biến sự hình thành đảo nhiệt đô thị bề mặt cho khu vực Bắc thành phố Hồ Chí Minh, không tính huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Thời gian khảo sát gồm 3 thời điểm thu nhận ảnh năm 1995, 2005 và 2015. Nghiên cứu đã xác định đảo nhiệt đô thị bề mặt từ các kênh hồng ngoại nhiệt theo khả năng phát xạ của bề mặt thực dựa trên đặc tính của chỉ số thực vật NDVI. Kết quả cho thấy, biến động nhiệt độ trên thành phố có xu hướng ngày càng tăng và mở rộng dần diện tích của những vùng có nhiệt độ cao hướng ra các vùng ngoại ô. Trong giai đoạn 1995-2015, xu hướng hình thành đảo nhiệt đô thị bề mặt với 4 vị trí điển hình cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa nhiệt độ bề mặt của khu vực đô thị và khu vực nông thôn, mở rộng không gian đảo nhiệt năm 2015 gấp 4 lần so với năm 1995. Từ đó, các giải pháp giảm thiểu tác động của đảo nhiệt đô thị đã được đề xuất nhằm bảo vệ môi trường đô thị và cuộc sống cư dân thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tốt hơn
    corecore