13 research outputs found

    NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA BĂNG NANO BẠC LÊN QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG BỎNG

    Get PDF
    Silver was known as a strongest antimicrobial element in the nature, moreover in the nano-sized form it can modulate the wound healing process by developing pro-healing or inhibiting pro-inflammatory cytokines, resulting in accelerated wound recovery and improved cosmetic appearence. This report represents some results of using nanosilver-coated wound dressings for therapeutic treatment of burns. The dressings were manufactured by immersing non-woven fabric material into a nanosilver solution of concentration of 500 mg/l with an average size of 20 – 25 nm, which was produced by aqueous molecular solution method. The healing effect of the tested dressing was studied through the comparison with silver sulfadiazine-coated one. The experimental data obtained showed that nanosilver-coated dressing heals burns with accelerated healing and without scars, much better than silver sulfadiazine-coated dressing

    KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI YORKSHIRE VÀ LANDRACE NUÔI Ở VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng phát dục sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi ở vùng gò đồi huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị. Hai mươi hai lợn nái hậu bị giống Landrace và Yorkshire đã được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Kết quả nghiên cứu này chứng tỏ rằng lợn nái Landrace và Yorkshire sinh trưởng tốt ở điều kiện sinh thái gò đồi. Lợn nái Yorkshire thích nghi và phát triển tốt hơn lợn Landrace được thể hiện các chỉ tiêu về các chiều đo và trọng lượng ở các tháng tuổi. Các chỉ tiêu về phát dục như tuổi và trọng lượng động dục lần đầu, tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu, cũng như tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái hậu bị Landrace và Yorkshire nuôi tại vùng gò đồi Cam Lộ, Quảng Trị không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các chỉ tiêu tuổi động dục lần đầu là 244,1 ngày và 240 ngày, tuổi phối giống lần đầu là 247,36 ngày và 243 ngày và tuổi đẻ lứa đầu là 369 và 356 ngày tương tự giống này được nuôi ở vùng đồng bằng và vùng sinh thái khác. Không có sự khác biệt đối các chỉ tiêu như thời gian mang thai, số con sơ sinh, số con còn sống sau 24 giờ nhưng có ý nghĩa thống kê đến các chỉ tiêu như số con cai sữa, trọng lượng cai sữa và thời gian động dục lại sau cai sữa (P< 0.001).

    KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI YORKSHIRE VÀ LANDRACE NUÔI Ở VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng phát dục sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi ở vùng gò đồi huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị. Hai mươi hai lợn nái hậu bị giống Landrace và Yorkshire đã được dùng để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái. Kết quả nghiên cứu này chứng tỏ rằng lợn nái Landrace và Yorkshire sinh trưởng tốt ở điều kiện sinh thái gò đồi. Lợn nái Yorkshire thích nghi và phát triển tốt hơn lợn Landrace được thể hiện các chỉ tiêu về các chiều đo và trọng lượng ở các tháng tuổi. Các chỉ tiêu về phát dục như tuổi và trọng lượng động dục lần đầu, tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu, cũng như tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái hậu bị Landrace và Yorkshire nuôi tại vùng gò đồi Cam Lộ, Quảng Trị không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Các chỉ tiêu tuổi động dục lần đầu là 244,1 ngày và 240 ngày, tuổi phối giống lần đầu là 247,36 ngày và 243 ngày và tuổi đẻ lứa đầu là 369 và 356 ngày tương tự giống này được nuôi ở vùng đồng bằng và vùng sinh thái khác. Không có sự khác biệt đối các chỉ tiêu như thời gian mang thai, số con sơ sinh, số con còn sống sau 24 giờ nhưng có ý nghĩa thống kê đến các chỉ tiêu như số con cai sữa, trọng lượng cai sữa và thời gian động dục lại sau cai sữa (P< 0.001).

    Khảo sát tính chất của vật liệu nano phát quang chuyển đổi ngược chứa Tm(III)/Yb(III) trên nền NaYF4

    No full text
    Bài báo nhằm mục đích khảo sát tính chất của vật liệu nano phát quang chuyển đổi ngược chứa Tm(III) và Yb(III) trên nền NaYF4. Vật liệu được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt. Hình thái học, cấu trúc, tính chất phát quang của vật liệu được nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử quét xạ phát trường (FESEM), nhiễu xạ tia X, phổ hồng ngoại biến đổi Fourier và phổ huỳnh quang. Các kết quả chỉ ra rằng, vật liệu nano tổng hợp được có dạng hạt với đường kính từ 100-200 nm, có cấu trúc pha hexagonal β-NaYF4, phát bức xạ xanh lam với bước sóng kích thích tại 980 nm. Các đặc tính phát quang này cho thấy chúng có nhiều hứa hẹn ứng dụng trong y sinh

    ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA CỦA DÊ ĐƯỢC NUÔI TẠI VÙNG GÒ ĐỒI KHU VỰC THỪA THIÊN HUẾ VÀ HIỆU QUẢ DIỆT KÝ SINH TRÙNG CỦA LÁ XOAN Azadirachta indica

    No full text
    Nghiên cứu này được triển khai nhằm 1) đánh giá tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê được nuôi tại vùng gò đồi thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và 2) tác dụng trị ký sinh trùng của lá xoan Azadirachta indica. Trong thí nghiệm 1, mẫu phân dê được thu thập để xét nghiệm ký sinh trùng bằng phương pháp lắng cặn và phương pháp phù nổi. Kết quả cho thấy dê ở địa phương điều tra bị đa nhiễm ký sinh trùng. Loại ký sinh trùng phổ biến nhất là Heamonchus contortus. Trong thí nghiệm 2, để đánh giá tác dụng trị ký sinh trùng của lá xoan Azadirachta indica, giun trưởng thành H. contortus được thu thập từ dạ dày của dê tại lò mổ và được điều trị với các liều chất chiết lá xoan khác nhau. Kết quả cho thấy chất chiết lá xoan có tác dụng diệt H. contortus hiệu quả nhất ở liều 100mg/ml. Kết luận, dê được nuôi ở vùng gò đồi đang bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng khác nhau. Chất chiết lá xoan, một loại thảo dược dễ kiếm, rẻ tiền có thể sẽ là một loại thuốc trị giun sán hiệu quả. Từ khóa: dê, bệnh ký sinh trùng, lá xoan, Azadirachta indica

    PHẢN HỒI VỀ MỘT SỐ KHÍA CẠNH CHĂN NUÔI DÊ CỦA NÔNG HỘ VÙNG ĐỒI

    No full text
    Chăn nuôi dê vùng đồi ở Bắc Miền trung chủ yếu là hình thức chăn nuôi quảng canh trên đồng bãi tự nhiên, cỏ lá nghèo dinh dưỡng. Giống dê cỏ địa phương được dân ưa nuôi vì nó có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương và môi trường dinh dưỡng nghèo cả về số lượng và chất lượng thức ăn. Vì vậy trọng lượng xuất chuồng chỉ đạt ở mức trung bình. Việc sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp vào mục đích chăn nuôi dê chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của các đại phương. Vào mùa mưa sức khỏe của dê giảm sút do thiếu ăn đã làm bệnh tật phát sinh nhiều, gây khó khăn cho người chăn nuôi. Để giúp chăn nuôi dê phát triển cần có nhiều nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp người dân chăn nuôi hiệu quả hơn. Nên tập trung nghiên cứu vào hai khía cạnh chính là sử dụng nguồn thức ăn bản địa để nuôi dê và kiểm soát các bệnh phát sinh nhằm giảm thiểu rủi ro cho người chăn nuôi

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI VÀ LỢN THỊT NUÔI TẠI VÙNG GÒ ĐỒI TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá một chỉ tiêu sản xuất của lợn nái và lợn thịt nuôi ở vùng gò đồi tỉnh Quảng Trị. Phương pháp dùng bảng hỏi đã được tiến hành với sự tham gia của 450 hộ chăn nuôi ở 9 xã, thuộc 3 huyện vùng gò đồi tỉnh Quảng Trị. Kết quả điều tra cho thầy rằng chăn nuôi lợn vùng đồi vẫn còn nhiều hạn chế về giống, thức ăn và môi trường chăn nuôi. Giống lợn được nuôi trong nông hộ chủ yếu là giống Móng Cái và con lai F1 giữa đực ngoại là lợn nái Móng Cái, một số ít chăn nuôi lợn F2 ¾ máu ngoại, chất lượng con giống thấp. Lượng thức ăn cung cấp cho lợn nái và lợn thịt thiếu cả về lượng và về chất, đặc biệt là hàm lượng protein và năng lượng đối với lợn nái nuôi con. Kết quả nghiên cứu này cho thầy rằng thu nhập từ hoạt động sản xuất ở các địa phương vùng gò đồi còn thấp và nó có mối quan hệ với mức đầu tư thấp. Chất lượng con giống không đảm bảo cùng với lượng thức ăn cung cấp cho lợn không cân đối với nhu cầu dinh dưỡng là nguyên nhân làm cho năng suất lợn nái cũng như lợn thịt vùng gò đồi thấp. Xuất phát từ tình hình thực tiễn cần có một số giải pháp kinh tế kỹ thuật thích hợp bao gồm cải thiện tiềm năng di truyền con giống, đảm bảo thức ăn giàu dinh dưỡng và xây dựng chuỗi giá trị trong mối quan hệ giữa sản xuất, chế biến và tiêu dùng để phát triển bền vững nghề chăn nuôi lợn vùng gò đồi miền Trung.

    SỰ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẢNG LÁ LIẾM ĐA DINH DƯỠNG TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐÓNG GÓI KHÁC NHAU

    No full text
    Nghiên cứu này đề cập đến việc làm tảng đá liếm đa dinh dưỡng dựa vào các thực liệu sẵn có của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi dê  nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sản xuất tảng đá liếm đa dinh dưỡng urea – rỉ mật dựa trên công thức ACIAR 9132 là có thể làm được trong điều kiện nông hộ sản xuất nhỏ. Đóng gói thủ công bằng bao ni lông sau 45 ngày bảo quản, vật chất khô giảm 6,21%, nitơ tổng số giảm 5,51%, khoáng tổng số giảm 6,82% và năng lượng tổng số giảm 5,38%. Đây là kết quả có thể chấp nhận được. Giá thành sản xuất tảng đá liếm trong điều kiện nông hộ chăn nuôi nhỏ, quy mô sản xuất 10 kg một mẻ là 32,600 đồng/ 1 tảng với trọng lượng 1 kg. Như vậy nếu nông hộ tiếp nhận quy trình sản xuất này và tự làm lấy thì sẽ giảm chi phí cho một tảng đá liếm là 12,400 đồng so với phải mua ở thị trường
    corecore