521 research outputs found

    Mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và quản trị nước ngoài và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

    Get PDF
    Bài báo này tìm hiểu mối quan hệ tác động giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và quản trị nước ngoài với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Số liệu được sử dụng trong bài được thu thập từ 314 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau trong 4 năm, từ năm 2019 đến năm 2023. Bài báo thực hiện kiểm định Hausman và kết luận mô hình REM là phù hợp với dữ liệu. Kết quả chỉ ra tác động tiêu cực của tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ sở hữu tăng đi kèm với việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia quản lý công ty thì sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Điều này thể hiện ở phát hiện thứ hai của bài báo, là ảnh hưởng tích cực của quản trị nước ngoài lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. [This paper explores the relationship between foreign ownership ratio, foreign governance and performance of listed enterprises in Vietnam. Data were collected from 314 businesses in different industries from 2019 to 2023. Employing Hausman testing, it concludes that REM model suits the data. The results point out the negative impact of foreign ownership ratio on performance of those enterprises. However, if the ownership ratio increases while foreign investors participate in company management, enterprises will develop better. This is shown in the second finding that foreign governance creates a positive influence on business performance.

    SỰ KẾ THỪA VÀ ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH

    Get PDF
    Quan niệm về con người trong văn học đổi thay qua các thời kỳ phát triển của lịch sử văn học, đồng thời cũng có nét riêng ở mỗi tác giả. Chịu ảnh hưởng của cả hai nền Hán học và tân học, Hồ Biểu Chánh tỏ ra chưa hoàn toàn phủ nhận quan niệm của nhà Nho. Ông vẫn nhìn cuộc đời và con người bằng cái nhìn của nhà Nho. Nhưng Hồ Biểu Chánh là nhà văn không bảo thủ mà rất sáng suốt. Tiếp nhận tinh hoa văn học phương Tây, hòa nhập vào dòng chảy của sự đổi mới, Hồ Biểu Chánh đã có được quan niệm mới mẻ về con người. Với cái nhìn đa chiều và tinh tế, Hồ Biểu Chánh nhận ra con người trong văn học giai đoạn giao thời, đang tiến tới hiện đại hóa, không thể hoàn toàn là con người chức năng phận vị. Hoàn cảnh mới đã dẫn đến sự khẳng định con người cá nhân sống theo bản ngã. Biết dung hòa giữa cá nhân và cộng đồng sẽ mang lại hạnh phúc. Chính quan niệm trên đã tạo cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có nét riêng và có sức sống lâu bền trong lòng độc giả

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN VÀ TỶ LỆ PHỐI TRỘN GIỮA PHÂN VỚI RÁC HỮU CƠ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA RUỒI LÍNH ĐEN (Hermetia illucens)

    Get PDF
    Tóm tắt: Có 2 thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của loại phân và tỷ lệ phối trộn giữa phân với rác hữu cơ đến khả năng nở của trứng (thí nghiệm 1), khả năng sinh trưởng của ấu trùng và tỷ lệ nhộng hóa ruồi của ruồi lính đen (thí nghiệm 2). Có tổng 15 nghiệm thức tương ứng với 3 loại phân (bò, lợn, gà) và 5 tỷ lệ phối trộn giữa phân với rác hữu cơ (100 % phân; 25 % phân: 75 % rác; 50 % phân: 50 % rác; 25 %phân: 75 % rác và 100 % rác). Kết quả cho thấy loại phân và tỷ lệ phối trộn giữa phân với rác hữu cơ không ảnh hưởng tới khả năng ấp nở, tỷ lệ nuôi sống, lượng ăn vào dạng tươi và giảm khối lượng phân với rác (p > 0,05), nhưng lại ảnh hưởng tới vật chất khô (VCK) ăn vào, tăng khối lượng, tăng sinh khối của ấu trùng, hệ số chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ nhộng hóa ruồi (p < 0,05). Lượng VCK ăn vào cao nhất ở nghiệm thức 100 % phân lợn, còn tăng khối lượng của ấu trùng cao nhất ở nghiệm thức 25 % phân gà và 75 % rác hữu cơ. Sinh khối ấu trùng tăng cao nhất ở nghiệm thức 100 % phân gà, trong khi hệ số chuyển hóa thức ăn tốt nhất ở nghiệm thức 100 % rác hữu cơ. Còn tỷ lệ nhộng hóa ruồi lại đạt cao nhất ở nghiệm thức có 25 % và 50 % phân gà.Từ khóa: phân gia súc, rác hữu cơ, tỷ lệ phối trộn, ruồi lính đe

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHÍN CÀ CHUA VÀ NỒNG ĐỘ NACL ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY PECTIN METHYLESTERASE TỪ CÀ CHUA (SOLANUM LYCOPERSICON L.)

    Get PDF
    Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly pectin methylesterase (PME) từ cà chua được thực hiện nhă?m xa?c đi?nh điê?u kiê?n tri?ch ly PME cho hiệu suất và hoa?t ti?nh cao. ảnh hưởng của nồng độ dung dịch muối NaCl và độ chín đến khả năng trích ly PME được khảo sát, đồng thời chế độ bảo quản PME thô thích hợp giu?p duy tri? hoa?t ti?nh cu?a enzyme cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nồng độ dung dịch muối NaCl 1,25M và độ chín khởi phát (breaker) cho hoạt tính PME cao nhất. Ước tính hoạt tính tổng PME đạt 6566 U cho 100g nguyên liệu cà tươi (tương đương khoảng 65000 U/kg nguyên liệu cà tươi). Quá trình tồn trữ PME thô tốt nhất ở nhiệt độ -30oC. Sau thời gian tồn trữ 21 ngày, PME giảm 36% hoạt tính ở nhiê?t đô? trư? đông -30oC va? giảm đê?n 69% hoạt tính trong điê?u kiê?n ba?o qua?n ở nhiệt độ 4oC

    SYNTHESIS AND CYTOTOXICITY OF POLYHYDROXYLATED CHOLESTEROL DERIVATIVES

    Get PDF
    Eight polyhydroxylated cholesterol derivatives (1-8) were prepared from cholesterol, using oxidative reagents as SeO2, OsO4/NMO, HCOOH/H2O2 and BH3/ H2O2. Their structures were elucidated by using physical methods including NMR 1D and 2D. These compounds were evaluated against two cancer cell lines (Hep-G2, T98). Compounds 2, 4 and 8 inhibits human hepatocellular carcinoma cell line (Hep-G2) with IC50 4.69, 4.98 and 2.89 µg/mL, respectively. In addition, compound 8 exhibited strong cytotoxicity against T98 cell line (glioblastoma) with IC50 = 2.28 μM

    Phân tích biểu hiện gen GmNAC085 dưới ảnh hưởng của xử lý mất nước và muối ở giống đậu tương chịu hạn tốt DT51 và chịu hạn kém MTD720

    Get PDF
    NAC transcription factors (NAC TFs) are important regulatory factors in plant response to drought and salt which are the two osmotic stresses seriously affecting plant production. In our previous studies, GmNAC085 was confirmed as a drought-responsive gene in shoots and roots of soybeans. In this study, expression of GmNAC085 under osmotic stresses was examined in drought-tolerant soybean DT51. 12-day-old plants were dehydrated or treated with salt for 0 h, 2 h and 10 h. Our results shown that under dehydration, the expression of GmNAC085 significantly increased in both shoots and roots, especially in shoots. More specifically, its expression was elevated 30-fold in shoots and 5-fold in roots at 2 h; at 10 h, its expression was elevated 260-fold in shoot and 8-fold in root of DT51; in MTD720, expression was elevated 15-fold and 28-fold in root, 499-fold and 494-fold in shoot tissues at 2h and 10h, respectively. Similarly, under salt treatment at 2h and 10h, the expression of GmNAC085 was up-regulated in both shoots and roots. The expression of GmNAC085 was elevated 35-fold and 656-fold in shoots, 2-fold and 14-fold in root of DT51, respectively; meanwhile, in MTD720, expression was elevated 10-fold and 377-fold in shoots, 5-fold and 26-fold in roots. Therefore, GmNAC085 was considered to be not only drought-responsive but also abiotic stress-responsive. GmNAC085 is a potential gene for genetic engineering to improve stress tolerance in soybean and other crops.Các yếu tố phiên mã NAC là tác nhân điều hòa quan trọng trong phản ứng của thực vật để đáp ứng với hạn hán và mặn, hai yếu tố stress thẩm thấu ảnh hưởng nhiều nhất tới năng suất cây đậu tương. Trong nghiên cứu trước của chúng tôi, GmNAC085 đã được xác định là gen điều hòa tiềm năng liên quan đến tính chịu hạn ở cả mô rễ và chồi của đậu tương. Trong nghiên cứu này, sự biểu hiện của gen GmNAC085 được tiếp tục đánh giá ở giống đậu tương chịu hạn tốt DT51 và chịu hạn kém MTD720 dưới các điều kiện xử lý stress thẩm thấu khác biệt. Cây 12 ngày tuổi được xử lý mất nước và mặn ở 0 giờ, 2 giờ và 10 giờ. Kết quả cho thấy, khi mất nước, sự biểu hiện của gen tăng rất nhiều lần ở cả chồi và rễ, đặc biệt là ở chồi. Cụ thể, đối với giống DT51, gen có biểu hiện tăng 30 lần ở chồi và 5 lần ở rễ tại 2 giờ; tương tự tăng 260 lần ở chồi và 8 lần ở rễ khi xử lý 10 giờ; ở giống MTD720 là 15 lần và 28 lần ở rễ, 499 lần và 494 lần ở chồi lần lượt tại 2 giờ và 10 giờ. Tương tự, khi xử lý mặn lần lượt tại 2 giờ và 10 giờ, GmNAC085 biểu hiện tăng cường ở cả mô chồi và rễ. Gen biểu hiện tăng 35 lần và 656 lần ở chồi, 2 lần và 14 lần ở rễ của DT51 sau xử lý 2 giờ và 10 giờ. Trong khi đó, ở MTD720 là 10 lần và 377 lần ở chồi, 5 lần và 26 lần ở rễ. Kết quả này cho thấy GmNAC085 không chỉ liên quan đến đáp ứng hạn ở cây đậu tương mà còn liên quan đến một số phản ứng đáp ứng tác nhân vô sinh khác. Vì vậy, GmNAC085 là gen tiềm năng cho phương pháp chuyển gen nhằm tăng tính chống chịu ở đậu tương nói riêng và cây nông nghiệp nói chung
    corecore