50 research outputs found

    NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG XYLOOLIGOSACCHARIDES (XOS) CỦA BACILLUS

    Get PDF
    Hiện nay vi khuẩn Bacillus đang được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm probiotic dùng cho người, ví dụ như Bacillus subtilis, B.licheniformis, B. coagulans. Một dặc điểm ưu việt của Bacillus là khả năng tạo spore của chúng. Các bào tử sẽ nảy mầm thành vi khuẩn và phát triển trong ruột, nhờ đó duy trì được hệ vi khuẩn đường ruột có ích. Probiotic dạng bào tử  bền ở dải pH rộng, từ aicd của dạ dày đến kiềm nhẹ ở đại trực tràng và đang được sử dụng với số lượng lớn trong các chế phẩm probiotic. Xylooligosaccharide (XOS) là một olygomer của xylose. Thị trường cho XOS đang ngày một hấp dẫn do những ưu thế về công nghệ của nó so với các oligosaccharide khác. XOS cũng là cơ chất lên men của Bifidobacteria và Lactobacillus, những vi khuẩn phổ biến trong đại trực tràng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bằng chứng về việc Bacillus có khả năng đồng hóa XOS. Số liệu thu được cho thấy trong số 5 chủng vi khuẩn Bacillus đã được nghiên cứu, chủng vi khuẩn B. subtilis HU58 có khả năng đồng hóa XOS tốt nhất với 70 % hàm lượng XOS tông số đã được sử dụng. Hàm lượng XOS còn lại trong canh trường nuôi cấy sau 24 giờ  và hình ảnh định tính XOS bằng sắc ký lớp mỏng (TLC) đã chứng tỏ điều này. Sự lên men XOS của B. subtilis HU58 cũng sinh ra axit butyric. Hàm lượng axit này đã tăng từ 0,54 % lên 8,68 % sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trường LB chứa XOS 0,25 %. Như vậy, đây là phát hiện đầu tiên về B. subtilis HU58 có khả năng đồng hóa XOS, gợi ý rằng XOS và B. subtilis HU58 có thể sử dụng để tạo sản phẩm synbiotic mới

    Tổng quan: Phân lập, tuyển chọn và ứng dụng nấm men chịu nhiệt trong lên men rượu vang trái giác

    Get PDF
    Trái giác (Cayratia trifolia) đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có khả năng kháng oxy hóa, giảm sự tăng trưởng của khối u. Ở Việt Nam, trái giác là một loại trái mọc hoang dại, phổ biến với người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên các nghiên cứu về nó còn hạn chế. Bài viết nhằm cung cấp những kết quả về phân lập nấm men trong tự nhiên, tuyển chọn những chủng nấm men có khả năng chịu nhiệt để ứng dụng vào quá trình lên men rượu vang đáp ứng với điều kiện ấm dần lên của trái đất hiện nay. Từ trái giác trong tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, có 151 chủng nấm men đã được phân lập thuộc bốn giống Saccharomyces, Hanseniaspora, Pichia, và Candida, trong đó có đến 64/151 chủng có khả năng phát triển ở nhiệt độ 37ºC và chịu được độ cồn đến 9-12% v/v. Rượu vang trái giác lên men từ các chủng nấm men chịu nhiệt được tuyển chọn cho giá trị cảm quan tốt cũng như có sự hiện diện của thành phần polyphenol khá cao góp phần tạo nên đặc tính kháng oxy hóa của sản phẩm

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA HỆ VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP MANG KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS – GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TUY TỤY CẤP (AHPNS) TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone 1931)

    Get PDF
    TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng kháng khuẩn của hệ vật liệu nano tổ hợp mang kháng sinh Ag-TiO2-Doxycycline-Alginate (TiO2 - Ag/ DO /Alg) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm Chân trắng. Trong nghiên cứu này, hệ vật liệu nano TiO2- Ag/ DO /Alg được tổng hợp tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phân lập từ 60 mẫu tôm bệnh trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ nano TiO2-Ag /DO/Alg có hiệu lực diệt khuẩn V. parahaemolyticus tốt và vượt trội hơn kháng sinh DO thông thường (p<0.05). Hệ nano với nồng độ 50ppm cho đường kính vòng kháng khuẩn lớn hơn so với kháng sinh DO ở nồng độ 1000ppm (p<0.05).Từ khóa:  TiO2-Ag /DO/Alg, Vibrio parahaemolyticus, bệnh AHPN

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính

    Lý thuyết điều khiển tự động

    No full text
    378 tr. : minh hoạ ; 24 cm

    3 truyện tình lãng mạn.

    No full text
    335 tr. ; 19 cm
    corecore