21 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ DÌA Siganus guttatus (Bloch, 1787) TỪ GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG ĐẾN CÁ GIỐNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) từ 20 đến 40 ngày tuổi được thử nghiệm ương nuôi với 3 mật độ khác nhau 1.000 con/m3 (nghiệm thức 1), 1.200 con/m3 (nghiệm thức 2) và 1.400 con/m3 (nghiệm thức 3).                   Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại ở mỗi nghiệm thức. Thức ăn được sử dụng ở giai đoạn này là rotifer dòng nhỏ Brachionus rotundiformis, nauplius Artemia và thức ăn công nghiệp cho tôm Lansy Post, N0 của Công ty INVE aquaculture. Kết quả cho thấy mật độ ương ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa từ giai đoạn cá hương đến cá giống. Tốc độ sinh trưởng của cá ở nghiệm thức 1 là lớn nhất về cả khối lượng lẫn chiều dài, tương ứng là 1,44 g/con và 3,03 cm/con. Tỷ lệ sống sau khi kết thúc thí nghiệm của các nghiệm thức 1, 2 và 3 lần lượt là 68,9, 67,6 và 58,2 %.Từ khóa: cá dìa, mật độ ương, siganus guttatu

    Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động STEM trong dạy học nội dung Âm thanh ở môn Khoa học 4

    Get PDF
    Giáo dục STEM là mô hình đảm bảo giáo dục toàn diện trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh (HS). Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm để so sánh mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS tiểu học thông qua 02 hoạt động STEM “Căn phòng cách âm” và “Loa khuếch đại âm thanh” thuộc mạch nội dung Âm thanh môn Khoa học 4. Nghiên cứu được tiến hành trên 01 lớp sau khi dạy học thông qua sự đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm năng lực bằng kiểm định T-test về giá trị trung bình cho 02 mẫu độc lập (Independent Samples T-test). Thông qua tỉ lệ (%) các nhóm HS đạt được các thành phần năng lực giải quyết vấn đề, sau thực nghiệm thì kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình năng lực giải quyết vấn đề trong bài học STEM 2 cao hơn so với bài học STEM 1. Trong đó, biểu hiện hành vi D2.2 có sự tiến bộ rõ rệt. HS nâng cao khả năng tìm hiểu kiến thức và thiết kế sản phẩm, hiểu rõ cách thức xác định và đề xuất giải pháp dựa trên phân tích thông tin từ vấn đề thực tiễn

    NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus Zuiew, 1793) TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của lươn đồng đã cho thấy: Tỷ lệ giới tính trong quần chủng tự nhiên của lươn đồng đực/lưỡng tính/cái là: 37,03% : 18,53% : 44,44%. Tháng sinh sản cao điểm của lươn là tháng 4, lươn có khả năng sinh sản sớm hơn vào cuối tháng 3 nếu gặp điều kiện thuận lợi. Lươn đồng là loài đẻ nhiều lần trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối cao nhất ở nhóm có chiều dài từ 54-70 cm là 638,67trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối dao động trung bình là 3,54-7,89 trứng/gam trọng lượng cơ thể. Kết quả từ các tiêu bản cho thấy lươn đồng là loài lưỡng tính. Từ khóa: Đặc điểm sinh học, lươn đồng, lưỡng tính, tỷ lệ giới tính, sức sinh sản

    NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus Zuiew, 1793) TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của lươn đồng đã cho thấy: Tỷ lệ giới tính trong quần chủng tự nhiên của lươn đồng đực/lưỡng tính/cái là: 37,03% : 18,53% : 44,44%. Tháng sinh sản cao điểm của lươn là tháng 4, lươn có khả năng sinh sản sớm hơn vào cuối tháng 3 nếu gặp điều kiện thuận lợi. Lươn đồng là loài đẻ nhiều lần trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối cao nhất ở nhóm có chiều dài từ 54-70 cm là 638,67trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối dao động trung bình là 3,54-7,89 trứng/gam trọng lượng cơ thể. Kết quả từ các tiêu bản cho thấy lươn đồng là loài lưỡng tính. Từ khóa: Đặc điểm sinh học, lươn đồng, lưỡng tính, tỷ lệ giới tính, sức sinh sản

    HOẠT TÍNH KHÁNG VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticus GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) CỦA CÂY CHÓ ĐẺ THÂN XANH (Phyllanthus amarus) VÀ CHẾ PHẨM EM5

    Get PDF
    This study determines the optimal combination rate between Phyllanthus amarus and the Effective Microorganism (EM5) toward acute hepatopancreatic necrosis caused by V. parahaemolyticus in white leg shrimps (L. vannamei). Four combination rates including 1:0.5, 1:1, 1:1.5, and 1:2 (kg/L) were studied with 4 replications. The results showed that the combination 1:2 has the largest inhibitory diameter of 20.00 ± 1.41 mm. Eight natural compounds in the extracts were detected using GC-MS with beta sitosterol the most abundant (41.08%) and methyl palmitate the least (4.23%). The extract has higher antibacterial activity than ampicillin (10 µg) and erythromycin (30 µg).Nghiên cứu này xác định tỷ lệ phối hợp tối ưu giữa cây chó đẻ thân xanh (Phyllanthus amarus) với chế phẩm sinh học (EM5) để kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng. Bốn tỷ lệ phối hợp gồm 1:0,5; 1:1; 1:1,5 và 1:2 (kg/L) được thử nghiệm với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy tỷ lệ 1:2 có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất với đường kính vòng kháng khuẩn là 20,00 ± 1,41 mm. Tám hoạt chất thiên nhiên trong cao chiết được xác định bằng GC-MS, trong đó beta sitosterol có tỷ lệ cao nhất (41,08%) và methyl palmitate thấp nhất (4,23%). Chế phẩm có khả năng kháng khuẩn tốt hơn so với ampicilin (10 µg) và erythromycin (30 µg)
    corecore