110 research outputs found
Nghiên cứu đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học cỏ bạc đầu nhiều lá (Kyllinga polyphylla Willd. ex Kunth), họ cói (Cyperaceae)
Cỏ bạc đầu nhiều lá (Kyllinga polyphylla Willd. ex Kunth) thuộc họ Cói (Cyperaceae), có nhiều tại một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống cơ sở dữ liệu từ đặc điểm thực vật đến thành phần hóa học của loài K. polyphylla sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu sử dụng loài này trong tương lai. Mẫu tươi được thu thập, mô tả chi tiết về hình thái và cấu trúc giải phẫu. Bột dược liệu và hợp chất trong cây cũng được khảo sát và định tính. Kết quả cho thấy có nhiều sản phẩm chuyển hóa thứ cấp như oxalate calcium, tinh dầu, nhựa, tinh bột được tìm thấy trong cấu trúc giải phẫu và bột dược liệu của loài này. Trong nghiên cứu này, 22 nhóm hợp chất hóa học được xác định gồm alkaloid, carbohydrate, cardiac glycoside, flavonoid, phenol, protein và acid amine, saponin, sterol, tannin, terpenoid, phytosterol, gum, glycoside, xanthoproteic, anthocyanin, coumarin, tinh dầu, carotenoid, diterpene, nhựa, betalains và acid hữu cơ. Các dữ liệu này cho thấy tiềm năng và ý nghĩa về mặt dược liệu của loài K. polyphylla trong nghiên cứu y học
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đa dạng nguồn tài nguyên cây làm thuốc ở Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng, từ đó làm cơ sở cho việc sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc tại đây. Các phương pháp được sử dụng bao gồm PRA, điều tra thực địa, so sánh hình thái để phân loại và tra cứu các tài liệu chuyên ngành về cây làm thuốc. Kết quả đã xác định được 603 loài thuộc 418 chi của 134 họ trong 3 ngành thực vật. Ngành ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm 97,18% tổng số loài, 96,41% tổng số chi và 89,55% tổng số họ khảo sát được. Ba loài có tên trong "Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam" (2006), "Sách đỏ Việt Nam" (2007) và Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Các cây thuốc thu được thuộc 8 dạng sống và phân bố trong 7 sinh cảnh, hầu hết tìm thấy ở sinh cảnh vườn (vườn nhà, vườn cây ăn trái và vườn thuốc nam). Có 10 bộ phận của cây được sử dụng để chữa trị cho 36 nhóm bệnh. Có 25 loài cây thuốc được người dân địa phương sử dụng nhiều nhất
Đặc điểm phân bố, hình thái và giải phẫu của loài dó đất hình cầu (Balanophora latisepala (Tiegh.) Lecomte) thu tại vùng núi tỉnh an giang
Dó đất hình cầu (Balanophora latisepala (V. Tiegh.) Lec.) với tên gọi dân gian tại các tình vùng đồng bằng sông Cửu Long là Mộc bá huê, chúng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau theo các kinh nghiệm truyền miệng của người dân sinh sống tại đây. Dó đất hình cầu là loài ký sinh bắt buộc với phần rễ của một số cây lâu năm và được tìm thấy với số lượng rất ít ở vùng núi An Giang. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm hình thái và giải phẫu của loài B. latisepala. Kết quả nghiên cứu cho thấy, B. latisepala có hoa phân tính, ra hoa vào tháng 10-12 và chúng được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi Cấm, núi Tô và núi Dài thuộc tỉnh An Giang. B. latisepala có củ phân nhánh, toàn cây có màu vàng đặc trưng với bề mặt củ có màu vàng sẫm, phát hoa và lá có màu vàng nhạt. Vi phẫu củ, phát hoa, lá của B. latisepala được ghi nhận có nhiều bó libe – gỗ và khối nhựa màu cam nâu
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HÀM LƯỢNG CORTISOL CỦA CÁ TRA NUÔI (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá những ảnh hưởng đến quá trình sinh lý và sự tăng trưởng của cá tra khi có sự tăng lên của độ mặn dưới sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Cá tra giống đã được thuần dưỡng độ mặn theo thời gian thích hợp được bố trí ngẫu nhiên vào 6 nghiệm thức gồm đối chứng, 2, 6, 10, 14 và 18?. Kết quả cho thấy cá sống trong điều kiện độ mặn từ 2-10? cho tỉ lệ sống cao nhất. Cá ở nghiệm thức 6? có tốc độ tăng trưởng cao, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp và có tỉ lệ sống cao (
Các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin với chương trình học đại học trực tuyến của thế hệ Z tại Hà Nội
Thông qua dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát 356 đáp viên, nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin với chương trình học đại học trực tuyến của thế hệ Z tại Hà Nội. Kết quả chỉ ra, Nhận thức về tính hữu ích, Danh tiếng, Nhận thức về tính bảo mật và Chất lượng dịch vụ là 4 nhân tố có ảnh hưởng tới Niềm tin; đồng thời, Niềm tin và Nhận thức về tính hữu ích là tiền đề của Ý định học đại học trực tuyến. Từ đó, một số khuyến nghị được đề xuất nhằm nâng cao niềm tin và ý định tham gia của người học đối với chương trình
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ CHÙM NGÂY ĐẾN CÁC LOẠI RAU ĂN LÁ TRONG VỤ XUÂN 2019
Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân 2019 tại Thừa Thiên Huế nhằm so sánh hiệu quả của phân bón lá hữu cơ chùm ngây (Moringa oleifera) được thử nghiệm ở các tỉ lệ 1:10, 1:20, 1:30, 1:40, 1:50 với nước và các loại phân bón lá hữu cơ rong biển và phân bón lá hóa học NPK trên các đối tượng xà lách, cải xanh và mồng tơi lá to 333. Thí nghiệm được tiến hành theo hai yếu tố với 21 công thức. Kết quả cho thấy các công thức sử dụng phân bón lá có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất của các loại rau. Đối với rau xà lách, năng suất thực thu cao khi sử dụng phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:30 với 24,48 tấn/ha. Đối với rau cải xanh và mồng tơi lá to 333, phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:10 mang lại năng suất thực thu cao nhất cho mỗi loại rau, tương ứng với 28,19 tấn/ha và 31,39 tấn/ha. Các công thức này đều cho tỉ lệ phần ăn được trên 55%.
Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân 2019 tại Thừa Thiên Huế nhằm so sánh hiệu quả của phân bón lá hữu cơ chùm ngây (Moringa oleifera) được thử nghiệm ở các tỉ lệ 1:10, 1:20, 1:30, 1:40, 1:50 với nước và các loại phân bón lá hữu cơ rong biển và phân bón lá hóa học NPK trên các đối tượng xà lách, cải xanh và mồng tơi lá to 333. Thí nghiệm được tiến hành theo hai yếu tố với 21 công thức. Kết quả cho thấy các công thức sử dụng phân bón lá có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất của các loại rau. Đối với rau xà lách, năng suất thực thu cao khi sử dụng phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:30 với 24,48 tấn/ha. Đối với rau cải xanh và mồng tơi lá to 333, phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:10 mang lại năng suất thực thu cao nhất cho mỗi loại rau, tương ứng với 28,19 tấn/ha và 31,39 tấn/ha. Các công thức này đều cho tỉ lệ phần ăn được trên 55%.Từ khóa: phân bón lá, chùm ngây (Moringa oleifera), xà lách, cải xanh, mồng tơi lá to 33
Metabolic engineering of bacteria for the production of 2-methylketones
2-Methylketone is a class of compounds that are commonly used to flavor some foods and to improve the appeal of cosmetics. 2-Methylketones can act as a natural insecticide with low mammalian toxicity and little or no impact on the environment. Recently, methylketone has received more attention as a potential source of biodiesel. The discovery of two genes encoding two enzymes necessary for methylketone biosynthesis in the wild type tomato Solanum habrochaites, designated methylketone synthase 2 (ShMKS2) and methylketone synthase 1 (ShMKS1),and their homogeneous genes in some other plants have provided sources of the gene for metabolically engineering bacteria for the production of the 2-methylketone. In this paper,we include new results achieved in this area in the past few years. The study sought to identify challenges and opportunities posed by the examples and to develop innovative suggestions for further research
100 thủ thuật cao cấp với Amazon : Duyệt và tìm kiếm; Kiểm soát thông tin; Tham gia vào cộng đồng Amazon; Mua bán qua Amazon; Kết hợp các chương trình; Các dịch vụ quét Amazon
313 tr. : minh hoạ ; 21 c
- …