139 research outputs found

    Nghiên cứu đặc tính truyền vi rút lùn lúa cỏ (Rice grassy stunt virus, RGSV) của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu đặc tính truyền vi rút lùn lúa cỏ (RGSV) của rầy nâu truyền bệnh. Kết quả thí nghiệm cho thấy, thời gian ủ vi rút trong cơ thể rầy nâu trung bình 4,86 ± 1,63 ngày, tỷ lệ (%) cây lúa nhiễm bệnh thể hiện thấp nhất với 10,4% ở ngày thứ 3 và cao nhất vào ngày thứ 15 với 45,6%. Thời gian ủ vi rút (thời gian ủ bệnh) trong cây lúa trung bình từ 18,83 ± 0,83 ngày và rầy nâu truyền bệnh liên tục tối đa là 11 ngày, tối thiểu 1 ngày (trung bình 1,9 ± 1,8 ngày). Tuổi thọ trung bình của rầy truyền được bệnh là 9,9 ± 5,2 ngày. Thời gian để rầy nâu lấy được vi rút RGSV tối thiểu là 30 phút, tối thích 4 ngày và thời gian rầy truyền được bệnh này tối thiểu là 15 phút, tối thích 24 giờ

    Cân bằng vật chất dinh dưỡng trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá trê vàng (Clarias macrocephalus)

    Get PDF
    Nghiên cứu nuôi cá trê vàng (Clarias macrocephalus) được thực hiện trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) gồm bể nuôi 100 L, bể lắng 30 L, bể chứa nước 60 L và bể lọc sinh học 70 L. Cá có bốn kích cỡ khác nhau (10 g, 30 g, 70 g và 100 g) được nuôi với mật độ 100 con/bể và cho ăn thức ăn viên nổi (41% protein) trong 15 ngày. Trong tổng lượng thức ăn cung cấp, cá tích lũy 25,4-32,7% vật chất khô (DM) và 28,6-42,7% nitơ (N); chất thải dạng phân là 8,8-23,1% DM và 14,7-40,0% N; 12,8-15,3% DM và 36,7-38,4% N được thải ở dạng hòa tan . Phần còn lại được tích lũy trong sinh khối vi khuẩn và thất thoát do rò rỉ, bay hơi. Kết quả cho thấy để sản xuất 1 kg cá, cần cung cấp 780,6-1.033,7 g DM (chứa 48,5-64,3 g N). Trong đó, cá tích lũy 255,2-262,3 g DM  (chứa 20,0-21,1 g N); lượng chất thải là 525,4-771,5 g DM (chứa 27,5-44,3 g N)

    ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KALI ĐẾN NĂNG SUẤT HẠT GIỐNG HÀNH LÁ (Allium fistulosum L.) TẠI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của việc bón kali đến năng suất giống hành lá tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã bón 4 mức kali cho cây hành giống gồm: 0, 84, 168 và 252 kg K2O/ha. Thời gian sinh trưởng của hành lá từ 105 đến 107 ngày. Liều lượng kali có ảnh hưởng đến các đặc điểm về cao cây (45,8–53,7 cm), số lá (15,8–18,9 lá/cây), đường kính lá (10,3–14,1 mm), đường kính thân (27,6–32,2 mm), và số nhánh trên cây (3,8–6,7 nhánh/cây). Việc bón bổ sung kali làm tăng số hoa chắc (131,4–154,1 hoa/bông) và hạt chắc (195,9–233,0 hạt/bông), giảm hoa lép và hạt lép, làm tăng chiều dài hạt (2,80–2,93 mm), nâng cao khối lượng của 1000 hạt (1,975–2,049 g) và năng suất hạt giống hành (362,65–425,79 kg/ha). Sâu xanh da láng và ruồi đục lá là hai đối tượng xuất hiện rất phổ biến trên cây hành giống, trong khi bệnh khô đầu lá và thối nhũn ít phổ biến hơn. Việc bón 168 kg K2O/ha và 252 kg K2O/ha có sai khác về hiệu quả kinh tế (lợi nhuận là 75,416 và 157,925 triệu đồng/ha). Nên sử dụng 138 kg N + 252 kg K2O + 112 kg P2O5 + 500 kg vôi + 15.000 kg phân chuồng /ha tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế để nâng cao hiệu quả sản xuất giống hành.Từ khóa: hạt giống, hành lá, phân bón, Thừa Thiên Hu

    ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN HỮU ÍCH LÊN CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) NUÔI TRONG BỂ

    Get PDF
    Nhằm đánh giá hiệu quả cải thiện chất lượng nước, sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm của các dòng vi khuẩn có lợi phân lập trong ao nuôi tôm sú đã được nghiên cứu tại khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức (đối chứng không bổ sung vi khuẩn) với 3 lần lặp lại, trong đó dòng vi khuẩn Bacillus phân lập được từ ao tôm sú ở Sóc Trăng (B37) được so sánh với 2 loại chế phẩm sinh học khác là CNSH (do Viện Công nghệ sinh học, Đại học Cần Thơ sản xuất) và PrawnBac (từ Mỹ). Thí nghiệm được bố trí trong bể composite 500L được trải một lớp bùn 10 cm với mật độ tôm sú là 50con/m2 ở độ mặn 16? trong thời gian 40 ngày. Vi khuẩn được bổ sung với mật độ 105CFU/mL. Một số chỉ tiêu chất lượng nước, mật độ vi khuẩn tổng, Bacillus, Vibrio được theo dõi 5 ngày/lần. Tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm được đánh giá khi kết thúc thí nghiệm. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu môi trường như COD, TAN, TKN, TN trong bùn, TP trong nước và trong bùn ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn được cải thiện tốt hơn lô đối chứng. Mật độ Bacillus ở nghiệm thức B37 và CNSH cao hơn nghiệm thức còn lại. Vi khuẩn Vibrio sp. bị lấn át ở các nghiệm thức bổ sung vi khuẩn. Tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm ở các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Trong các dòng vi khuẩn có lợi, B37 cho kết quả xử lý tốt nhất, tốt hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (

    Phân lập và bước đầu đánh giá hiệu quả của thực khuẩn thể trong phòng trừ bệnh thối gốc lúa do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi

    Get PDF
    Có 35 dòng thực khuẩn thể (TKT) và 14 chủng vi khuẩn Erwinia chrysanthemi  được phân lập trên 59 mẫu bệnh thối gốc lúa, phân bố ở 4 tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang và Sóc Trăng. Việc đánh giá khả năng ký sinh của các dòng TKT cho thấy 8 dòng thực khuẩn thể ΦEchST19a, ΦEchCT12, ΦEchKG3b, ΦEchKG5a, ΦEchKG8b, ΦEchKG11b, ΦEchST19b và ΦEchST22 có khả năng ký sinh nhiều chủng vi khuẩn, và 7 chủng vi khuẩn E. chrysanthemi EchCT5, EchCT12, EchST20, EchKG4,  EchKG5, EchKG7, EchKG8 mẫn cảm với tất cả các dòng TKT được phân lập, trong đó chủng EchCT12 là chủng có khả năng gây hại cao hơn các chủng còn lại khi thực hiện lây bệnh nhân tạo trong điều kiện nhà lưới. Khảo sát khả năng thực khuẩn của 8 dòng TKT trên chủng vi khuẩn EchCT12 cho thấy, dòng TKT ΦEchKG8b cho đường kính phân giải vi khuẩn cao nhất. Trong thí nghiệm đánh giá 4 nồng độ thực khuẩn thể áp dụng (105; 106; 107 và 108 pfu/ml) trong phòng trị bệnh thối gốc lúa ở điều kiện nhà lưới thì các nồng độ 106; 107 và 108 pfu/ml thể hiện hiệu quả giảm bệnh, trong đó nồng độ 108 pfu/ml cho hiệu quả cao nhất

    NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT HIỆU ỨNG KÍCH KHÁNG BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) CỦA OLIGOCHITOSAN VÀ OLIGOβ-GLUCAN

    Get PDF
    TÓM TẮT Oligoβ-glucan và oligochitosan được chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ dung dịch β-glucan và chitosan trong H2O2. Ảnh hưởng quá trình cắt mạch đến sự thay đổi khối lượng phân tử (KLPT) đã đựợc đo bằng sắc ký gel thấm qua (GPC). Kết quả thu được cho thấy KLPT của oligoβ-glucan và oligochitosan giảm khi tăng nồng độ H2O2 và liều xạ. Ðối với oligoβ-glucan, KLPT giảm từ 56.7 kDa xuống còn 7,1 kDa khi chiếu xạ dung dịch β-glucan 10%/H2O2 1% tại liều xạ 14 kGy. Đối với oligochitosan KLPT giảm từ  45,5 kDa xuống 5,0 kDa khi chiếu xạ dung dịch chitosan 4%/H2O2 0,5% tại liều xạ 21 kGy. Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được cho ăn thức ăn có bổ sung oligoβ-glucan và oligochitosan ở các nồng độ 50, 100 và 200 mg/kg trong vòng 45 ngày và sau đó được gây nhiễm bệnh với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri để khảo sát hiệu ứng kich kháng bệnh gan thận mủ. Kết quả cho thấy oligoβ-glucan và oligochitosan đều có hiệu ứng kích kháng bệnh tốt với  nồng độ thích hợp là khoảng 100 mg/kg

    Các lực lượng vũ trang Xô-viết

    No full text
    121 tr. ; 19 cm
    corecore