44 research outputs found

    Phân tách các protein từ nọc rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah tại Việt Nam và khảo sát ảnh hưởng của chúng lên sự biệt hóa của tế bào mô mỡ 3T3-L1

    Get PDF
    Snake venom is a mixture of different components with a great variety of biological effects. Some components in snake venom have been found to act specifically and potently on their targets. Unlike the venom of Naja naja, Echis carinatus, Vipera russellii which are widely used, there is little attention has been given to Ophiophagus hannah even this is the largest venomous snake in the world. In this study, using O. hannah venom collected at Dong Tam Snake Farm in Tien Giang Province, we have collected 4 protein fractions using membrane cut-off centrifugal filters, ie., YM100, YM50, YM 30, YM10 and YM3. Of the 4 fractions including (1) proteins from 3 kDa to smaller than 10 kDa, (2) proteins from 10 kDa to smaller than 30 kDa, (3) proteins from 30 kDa to smaller than 50 kDa and (4) proteins from 50 kDa to smaller 100 kDa, fraction 4 accounted for the highest proportion whereas fraction 3 is the lowest proportion. Following the demonstration of many medicinal uses of snake venom, potential effect of fraction 1 on obesity was examined. Although multiple molecular processes are involved in the progression of the disease, obesity can accompany increase in adipocyte size as a consequence of accumulation of lipid droplets within the fat cell, as well as increased number of adipocytes resulting from differentiation of precursor cells. In our study, two different concentrations of 1 μg/mL and 10 μg/mL proteins in fraction 1 were investigated for effectiveness on the 3T3-L1 cells differentiation and adipogenesis. The obtained results showed that, at the concentration of 10 μg/mL, this fraction inhibited the adipogenesis which have been shown by accumulation of lipid droplets within the 3T3-L1 cells.  Besides, at a concentration of 10 μg/mL, fraction 1 had no cytotoxic effect on cell viability of 3T3-L1 cells.Nọc rắn, một hỗn hợp chứa các phân tử với những hoạt tính sinh học phong phú khác nhau, gần đây đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Những nghiên cứu trên thế giới cho thấy một số hợp chất trong nọc rắn tác động đặc hiệu và hiệu quả lên các cơ quan đích của con mồi. Không giống như nọc độc của Naja naja, Echis carinatus, Vipera russellii được sử dụng rộng rãi, có rất ít sự chú ý đối với nọc rắn hổ chúa Ophiophagus hannah mặc dù đây là loài rắn độc lớn nhất trên thế giới. Trong nghiên cứu này, sử dụng các cột ly tâm có chứa các màng phân tách với kích thước khác nhau, YM100, YM50, YM30, YM10 và YM3, các phân đoạn protein, peptide có trong nọc rắn Ophiophagus hannah thu nhận tại trại rắn Đồng Tâm, Tiền Giang đã được phân tách. Phân tích bằng điện di SDS-PAGE cho thấy, trong số 4 phân đoạn gồm (1) từ 3 kDa đến nhỏ hơn 10 kDa, (2) từ 10 kDa đến nhỏ hơn 30 kDa, (3) từ 30 kDa đến nhỏ hơn 50 kDa và (4) từ 50 kDa đến nhỏ hơn 100 kDa, protein trong phân đoạn 4 chiếm tỉ lệ cao nhất, trong khi phân đoạn 3 chiếm tỉ lệ thấp nhất. Thử nghiệm phân đoạn 1 lên sự biệt hóa của tế bào mô mỡ 3T3-L1 cho thấy, ở nồng độ 10 µg/mL, phân đoạn này ức chế sự biệt hóa tế bào mô mỡ 3T3-L1 nhưng không có tác dụng độc lên sự sinh trưởng của tế bào. Kết quả nghiên cứu này là cở sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm phát triển một sản phẩm ứng dụng trong điều trị bệnh béo phì

    PHÂN TÍCH HỆ PHIÊN MÃ VÀ SÀNG LỌC MỘT SỐ GEN GIẢ ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG Ở TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)

    Get PDF
    Tôm sú (Penaeus monodon) là loài thủy sản nuôi trồng đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia. Trong những năm gần đây, xuất khẩu tôm sú có thể đạt gần một tỷ USD/năm. Tuy nhiên, các dữ liệu về hệ gen và hệ phiên mã của tôm sú còn hạn chế khiến cho việc nghiên cứu phục vụ cho việc chọn tạo giống với những tính trạng quan trọng như tăng trưởng nhanh, kháng bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Giải trình tự và phân tích hệ phiên mã tôm sú sẽ cung cấp các dữ liệu quan trọng cho công tác chọn giống tôm sú. Trong nghiên cứu này, từ gói dữ liệu giải trình tự thế hệ mới mô cơ và mô gan tụy tôm sú thu nhận từ vùng biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, chúng tôi đã đánh giá, tiền xử l. và lắp ráp de novo hệ phiên mã, tinh sạch và thu được 17.406 unigene với kích thước trung bình là 403,06 bp, N50 là 402 bp. Toàn bộ các unigene trong hệ phiên mã tinh sạch được chú giải với 4 cơ sở dữ liệu khác nhau và đã sàng lọc được 51 unigene liên quan đến tính trạng tăng trưởng. Phân tích biểu hiện cho thấy 16.148 unigene có sự biểu hiện khác biệt giữa mô cơ và mô gan tụy. Những kết quả này sẽ là nguồn dữ liệu hữu ích về hệ phiên mã tôm sú và có thể được áp dụng cho nhiều nghiên cứu tiếp theo đặc biệt trong việc sàng lọc các chỉ thị phân tử liên kết với những tính trạng có . nghĩa kinh tế quan trọng ở tôm sú
    corecore