4 research outputs found

    CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở HẠ LƯU SÔNG HIẾU – TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Thành phần loài cá ở hạ lưu sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị phong phú và đa dạng. Đã xác định được 119 loài thuộc 82 giống nằm trong 52 họ của 16 bộ cá khác nhau. Đa dạng nhất là bộ cá Vược (Perciformes) với 23 họ chiếm 44,23%. Họ chiếm ưu thế nhất là họ cá Chép (Cyprinidae) với 11 giống (chiếm 13,41%) và 16 loài (chiếm 13,45%). Tiếp theo là 2 họ cá Bống trắng (Gobiidae) có 5 giống (chiếm 6,10%) và 6 loài (chiếm 5,04%) và họ cá Trích (Clupcidae) có 5 giống (chiếm 6,10%) và có 5 loài (chiếm 4,20%). Thành phần loài cá ở hạ lưu sông Hiếu chủ yếu thuộc nhóm cá nước lợ và nước mặn, đã xác định được 9 loài cá quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam (2007) với các mức độ đe doạ khác nhau. Trong đó có 3 loài thuộc cấp EN - nguy cấp, 6 loài thuộc bậc VU - sẽ nguy cấp

    THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THEO ĐỘ CAO CỦA BỘ PHÙ DU (INSECTA - EPHEMEROPTERA) Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Bài báo này nhằm cung cấp những dẫn liệu về đa dạng sinh học thành phần loài côn trùng Phù du (Insecta - Ephemeroptera) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 6 năm 2011 tại các thủy vực Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả phân tích và định loại mẫu thu được tại 08 điểm khảo sát đã xác định được 61 loài Phù du thuộc 33 giống và 10 họ. Trong đó, họ Heptagenidae chiếm ưu thế nhất với 21 loài (chiếm 28,57% tổng số loài), 11 giống (chiếm 33,33% tổng số giống). Họ Baetidae có 10 loài (chiếm 16,39%), 6 giống (chiếm 18,18%); Họ Potamanthidae với 8 loài (chiếm 13,11%), 3 giống (chiếm 9,09%). Các họ còn lại có số loài và số giống không cao. Thành phần loài côn trùng ở nước phân bố theo độ cao tại Bạch Mã có sự phân bố không đồng đều. Tần số bắt gặp các loài ở vùng giữa nguồn chiếm ưu thế hơn so với đầu nguồn và cuối nguồn, số lượng các họ côn trùng Phù du ở vùng giữa nguồn thì thấp hơn so với hai vùng còn lại

    Khảo sát các điều kiện lên men và hoạt tính kháng oxy hóa của rượu vang chùm ruột (Phyllanthus acidus (L.) SKEELS)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lên men rượu vang chùm ruột (Phyllanthus acidus (L.) Skeels) sử dụng dòng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Phần mềm Design Expert 7.0 được sử dụng để xác định các thông số tối ưu bao gồm pH, độ Brix và MSNM. Kết quả cho thấy với pH 4,77, 24,79°Brix và MSNM ban đầu là 8,08 x 106, tế bào/mL sau 14 ngày lên men cho độ cồn cao nhất đạt 8,88 % v/v. Mười một hợp chất thực vật từ dịch trái và rượu vang chùm ruột được xác định thông qua phương pháp quang phổ bao gồm steroid, triterpenoid, phenol, tannin, flavonoid, quinone, saponin, antocyanin, glucose, carotenoid và alkaloid. Hàm lượng polyphenol tổng của rượu vang chùm ruột cao hơn dịch trái, cụ thể là 297,573 mg GAE/L và 174,549 mg GAE/L. Sau quá trình lên men, khả năng khử gốc DPPH của rượu vang chùm ruột có giá trị IC50 là 45,132 μL/mL, tăng so với dịch chùm ruột ban đầu với giá trị IC50 là 59,973 μL/mL, cho thấy rượu vang chùm ruột có khả năng kháng oxy hóa tốt hơn dịch trái chùm ruột ban đầu

    Nghiên cứu chưng cất tinh dầu chúc (Citrus hystrix DC.) và ứng dụng phối chế xà phòng diệt khuẩn

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, tinh dầu chúc được chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và ứng dụng vào phối chế xà phòng diệt khuẩn. Điều kiện tối ưu cho quá trình trích ly tinh dầu chúc là vỏ trái chúc xay nhuyễn, tỉ lệ vỏ chúc:nước cất (g/mL) (1:2), thời gian chưng cất 150 phút, nhiệt độ chưng cất 100°C và hiệu suất trích ly tinh dầu thu được là 1,85%. Kết quả phân tích sắc ký ghép khối khổ (GC-MS) cho thấy thành phần chính có trong tinh dầu chúc là 30,42% b-pinene, 18,09% sabinene, 17,56% limonene và 10,77% b-citronellal. Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu chúc được thể hiện trên 6 chủng vi khuẩn là Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Psedomomas aeruginosa, Bacillus cereus, Samonella typhi và Listeria innocua. Tinh dầu chúc sau khi trích ly được sử dụng trong xà phòng diệt khuẩn. Công thức phối chế xà phòng diệt khuẩn gồm dầu dừa, dầu hướng dương, dung dịch KOH 25%, tinh dầu chúc, citric acid, vitamin E. Xà phòng ở trạng thái lỏng sánh, có mùi thơm dễ chịu đặc trưng hương chúc, có khả năng kháng được cả 6 đối tượng vi khuẩn trên
    corecore