3 research outputs found
KHẢO SÁT ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ XÁC LẬP CHỈ THỊ PHÂN TỬ CHO VIỆC NHẬN DẠNG MỘT SỐ DÒNG BƠ (Persea americana Miller) ĐÃ QUA SƠ BỘ TUYỂN CHỌN TẠI LÂM ĐỒNG
Morphologically and genetically investigation and estimation are necessary for train/cultivar identification and breeding in many crops. Materials from several selective avocado strains in Lamdong province were collected for genetic diversity analysis and strain identification. Initially morphological characteristics of fruit and yield data of 11 avocado strains were recorded to contribute to data establishment for strain identification data. DNA fingerprints recorded with 10 ISSR primers including 125 electrophoresis DNA band were used for genetic diversity estimation of 11 investigated strains set, in the result, the average expected heterozygosity (gene diversity) was He = h = 0.3072, Shannon index was I = 0.4608, and percentage of polymorphic bands was PPB = 91.84%. Also with the same 10 ISSR primers, DNA fingerprints recorded from 18 samples (3 samples per strain) including 98 electrophoresis DNA band were used for identification 06 investigated avocado strains. Based on the occurrence or absence of specific electrophoresis DNA band, 9 single ISSR markers and 25 double/multiple ISSR markers were established to identify these 6 strains. These initially achieved results provide the necessary data for avocado breeding and development in general and identification 6 potential avocado strains.Việc khảo sát, đánh giá về kiểu hình cũng như kiểu gen là cần thiết nhằm làm tăng hiệu quả cho quá trình nhận dạng, phát triển và chọn tạo giống mới đối với cây trồng. Nguồn gen thuộc một số dòng bơ đã qua chọn lọc để canh tác được thu thập từ một số nơi trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng để phân tích đa dạng di truyền và nhận dạng giống. Đặc điểm sơ bộ về hình thái quả và năng suất của 11 dòng bơ tiềm năng đã được ghi nhận để hỗ trợ cho cơ sở dữ liệu nhận dạng dòng. Với đặc trưng nhận dạng DNA thu nhận được với 10 mồi ISSR, chúng tôi thu được tổng số 125 band điện di trên gel để tiến hành phân tích đa dạng di truyền tập hợp 11 mẫu khảo sát đại diện cho 11 dòng trên, kết quả cho thấy: tập hợp mẫu có mức dị hợp trông đợi (chỉ số đa dạng gene) đạt He = h = 0,3072, chỉ số Shannon đạt: I = 0,4608, tỷ lệ band đa hình: PPB = 91,84%. Cũng sử dụng 10 mồi ISSR như trên, từ đặc trưng nhận dạng DNA của 18 mẫu đại diện cho 6 dòng bơ tiềm năng (mỗi dòng 3 mẫu), dựa trên sự xuất hiện hay thiếu vắng các band đặc trưng đã xác lập được 9 chỉ thị phân tử đơn và 25 chỉ thị phân tử kép để nhận dạng 06 dòng bơ này. Những kết quả bước đầu thu được cung cấp những dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác chọn tạo, phát triển giống bơ nói chung và xác định chủng loại giống với 6 dòng bơ tiềm năng
THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỊCH TRONG DẠY – HỌC TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC HUẾ
Phương pháp kịch từ lâu đã trở nên quen thuộc trong việc giảng dạy và học tập Tiếng Anh ở các nước trên thế giới vì những ích lợi nổi bật mà nó có thể mang lại. Tuy vậy, phương pháp này vẫn còn khá mới mẻ ở các trường đại học nước ta nói chung và ở trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế (ĐHNN) nói riêng. Trên cơ sở thực tế đó, nghiên cứu khoa học này được tiến hành với mục đích khảo sát thái độ cũng như nhận thức của giảng viên và sinh viên về việc sử dụng phương pháp kịch trong công tác dạy và học Tiếng Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu và phân tích phản ứng của giáo viên và học sinh đối với phương pháp kịch, những lợi ích và khó khăn của phương pháp này để từ đó đưa ra kết luận về khả năng ứng dụng trong thực tế. Kết quả cho thấy hơn 90% trong tổng số sinh viên tham gia đã có thái độ tích cực với phương pháp kịch. Một trăm phần trăm (5/5) giáo viên tham gia dự giờ hoặc theo dõi băng ghi hình đều cho rằng dùng kịch “là phương pháp tuyệt vời để dạy tiếng Anh”. Hơn 85% sinh viên trong nghiên cứu khẳng định dùng kịch là phương pháp tốt để nâng cao năng lực thực hành và kiến thức tiếng Anh nói chung. Khảo sát về 6 lợi ích nhằm phát triển kỹ năng và phẩm chất cần trong học tập, có hơn 2/3 sinh viên cho rằng họ đã có một hoặc nhiều lợi ích này thông qua việc học bằng phương pháp kịch. Bên cạnh những ưu điểm rõ ràng, phương pháp này cũng đòi hỏi một số kỹ năng và phẩm chất mà nghiên cứu cho thấy đang là khó khăn cho khoảng 72% sinh viên phải vượt qua. Từ kết quả của nghiên cứu này, có thể hy vọng kịch sẽ là một trong các phương pháp chủ đạo để dạy và học tiếng Anh trong các trường đại học ngoại ngữ ở Việt Nam
THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỊCH TRONG DẠY – HỌC TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC HUẾ
Phương pháp kịch từ lâu đã trở nên quen thuộc trong việc giảng dạy và học tập Tiếng Anh ở các nước trên thế giới vì những ích lợi nổi bật mà nó có thể mang lại. Tuy vậy, phương pháp này vẫn còn khá mới mẻ ở các trường đại học nước ta nói chung và ở trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế (ĐHNN) nói riêng. Trên cơ sở thực tế đó, nghiên cứu khoa học này được tiến hành với mục đích khảo sát thái độ cũng như nhận thức của giảng viên và sinh viên về việc sử dụng phương pháp kịch trong công tác dạy và học Tiếng Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu và phân tích phản ứng của giáo viên và học sinh đối với phương pháp kịch, những lợi ích và khó khăn của phương pháp này để từ đó đưa ra kết luận về khả năng ứng dụng trong thực tế. Kết quả cho thấy hơn 90% trong tổng số sinh viên tham gia đã có thái độ tích cực với phương pháp kịch. Một trăm phần trăm (5/5) giáo viên tham gia dự giờ hoặc theo dõi băng ghi hình đều cho rằng dùng kịch “là phương pháp tuyệt vời để dạy tiếng Anh”. Hơn 85% sinh viên trong nghiên cứu khẳng định dùng kịch là phương pháp tốt để nâng cao năng lực thực hành và kiến thức tiếng Anh nói chung. Khảo sát về 6 lợi ích nhằm phát triển kỹ năng và phẩm chất cần trong học tập, có hơn 2/3 sinh viên cho rằng họ đã có một hoặc nhiều lợi ích này thông qua việc học bằng phương pháp kịch. Bên cạnh những ưu điểm rõ ràng, phương pháp này cũng đòi hỏi một số kỹ năng và phẩm chất mà nghiên cứu cho thấy đang là khó khăn cho khoảng 72% sinh viên phải vượt qua. Từ kết quả của nghiên cứu này, có thể hy vọng kịch sẽ là một trong các phương pháp chủ đạo để dạy và học tiếng Anh trong các trường đại học ngoại ngữ ở Việt Nam