386 research outputs found

    PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN LACTOBACILLUS SP. CÓ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ VI KHUẨN GÂY BỆNH GAN THẬN MỦ VÀ ĐỐM ĐỎ TRÊN CÁ TRA

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện với mục đích tìm ra dòng Lactobacillus sp. có những đặc tính tốt để sản xuất probiotics và bacteriocin trong phòng và trị bệnh cho cá tra. Từ các mẫu cá thu ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Hậu Giang đã phân lập được 45 dòng Lactobacillus sp. Tất cả chúng đều ức chế Aeromonas hydrophila nhưng chỉ 43 dòng có khả năng ức chế Edwardsiella ictaluri khi được kiểm tra bằng phương pháp nhỏ giọt. Chỉ duy nhất dòng Lb12 sinh bacteriocin ức chế cả hai loài vi khuẩn gây bệnh trên. Hoạt tính bacteriocin của dòng Lb12 tăng gấp đôi (160 AU/ml) so với môi trường đối chứng MRS broth (80 AU/ml) khi bổ sung yeast extract 2%w/v và 3%w/v. Kết quả định danh bằng phương pháp giải trình tự đoạn gen 16S ribosomal RNA cho thấy dòng Lb12 đồng hình 100% với Lactobacillus suntoryeus LH5 (sử dụng phần mềm tìm kiếm BLASTN trên ngân hàng dữ liệu gen của NCBI)

    Biện pháp tiền xử lý và tối ưu hóa điều kiện trích ly quercetin từ củ hành tím (Allium cepa)

    Get PDF
    Hành tím (Allium ascalonicum) chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học rất phong phú và tốt cho sức khỏe con người. Nghiên cứu đánh giá khả năng ứng dụng biện pháp tiền xử lý, bao gồm biện pháp hấp (60÷120 giây) và sấy ở 50÷90oC trong thời gian từ 2 đến 6 giờ để hỗ trợ quá trình trích ly hợp chất quercetin từ củ hành tím. Phương pháp bề mặt đáp ứng được sử dụng để tối ưu hóa các thông số của quá trích ly: nồng độ ethanol (40÷60%), nhiệt độ (40÷60oC) và thời gian trích ly (50÷70 phút). Hàm lượng quercetin trong dịch trích ly hành tím được phân tích. Kết quả cho thấy, cả hai biện pháp hấp và sấy đều có thể nâng cao hiệu quả trích ly các hợp chất có hoạt tính sinh học từ củ hành tím. Khi thực hiện quá trình sấy ở 90oC trong 4 giờ trước khi trích ly, hàm lượng quercetin trong dịch trích hành tím thu được là cao nhất (0,7 mg/g). Kết quả phân tích sử dụng mô hình bề mặt đáp ứng đã chứng minh phương trình bậc hai cho các biến phụ thuộc đều có ý nghĩa (

    ỨNG DỤNG VIỄN THÁM ĐỂ NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT ĐẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHÁY RỪNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
     Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng ảnh vệ tinh đa thời gian để đánh giá sự thay đổi nhiệt độ bề mặt đất. Nghiên cứu đã sử dụng kênh nhiệt tháng 4 năm 2003 và 2016 của ảnh Landsat để tính toán nhiệt độ bề mặt đất ở tỉnh Quảng Bình thông qua độ phát xạ. Phương pháp này thay thế việc sử dụng một hệ số phát xạ chung cho toàn khu vực của các phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu được so sánh, kiểm chứng với kết quả nhiệt độ bề mặt đất tính theo phương pháp sử dụng hệ số phát xạ chung cho các đối tượng điển hình để đánh giá độ chính xác. Kết quả nghiên cứu cho thấy phạm vi và ngưỡng nhiệt độ bề mặt khu vực nghiên cứu có sự biến đổi đáng kể năm 2016 so với năm 2006. Nghiên cứu là một trong những cơ sở để đưa ra các giải pháp thích ứng và ứng phó nhằm giảm thiểu những hậu quả của biến đổi khí hậu tác động lên khu vực, đặc biệt là trong công tác phòng cháy, theo dõi và giám sát cháy rừng

    NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KHỬ KHUẨN CỦA DUNG DỊCH SIÊU ÔXY HÓA TRÊN DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN BẠCH TUỘC

    Get PDF
    Hiệu quả khử khuẩn của dung dịch hoạt hóa điện hóa Supowa đã được xác định đối với các vi khuẩn chủng quốc tế E.Coli (ATCC®14169™ ), S. aureus (ATCC®25923™), Salmonella (ATCC®25241™) và L.monocytogenes (ATCC®7644™). Khi có mặt peptone 0,1 %, các vi khuẩn trên ở mật độ 108 CFU/ml bị tiêu diệt hoàn toàn sau 2 phút tiếp xúc với dung dịch Supowa có nồng độ chất ôxy hóa 50 mg/l (tính tương đương với clo hoạt tính). Khi khử trùng bề mặt bàn inox và rổ nhựa, hiệu quả khử khuẩn của phương pháp sử dụng Supowa tốt hơn nhiều so với phương pháp thường qui (p 0,05). Trong trường hợp khử trùng bạch tuộc nguyên liệu, Supowa thể hiện hiệu quả khử trùng tốt hơn phương pháp thường qui nhưng chưa rõ rệt (p 0,05). Dung dịch Supowa được đề xuất sử dụng làm tác nhân khử trùng thay thế Ca(OCl)2 trong chế biến thủy sản

    Identifying critical factors increasing risks of construction incidents in Ho Chi Minh City

    Get PDF
    This paper presents results of identifying factors affecting possibility of construction incidents through questionnaire survey. The questionnaire with 5-point-Likerscale was developed from 28 variables identified. Sampling is convenience sampling. Exploratory Factor Analysis (EFA) resulted in 05 groups of factors affecting possibility of construction incidents. Multiple Linear Regression (MLR) was performed. Findings can be used as basis to propose measures of mitigation of possibility of construction incidents in Ho Chi Minh City

    THU NHẬN VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CHẾ PHẨM FICIN TỪ NHỰA QUẢ VẢ (Ficus auriculata L.)

    Get PDF
    Tóm tắt: Trong công trình này, chúng tôi đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu nhận chế phẩm ficin từ dịch nhựa quả vả cũng như khảo sát một số tính chất đặc trưng của chế phẩm enzyme nàynhằm nâng cao giá trị sử dụng của quả vả tại Thừa Thiên Huế. Quả vả đạt độ chín thu hoạch cho hàm lượng protein và hoạt độ protease cao nhất, tương ứng là 2,212 mg/ml và 1,077 Hp/ml khi tỷ lệ giữa dịch nhựa quả vả/ethanol 96 % là 1/4 và nhiệt độ chiết là 3 °C. Thời gian thu nhận enzyme này thích hợp nhất là 60 phút. Chế phẩm protease hoạt động thích hợp ở 45 °C, pH = 6, bền nhiệt từ 35 °C đến 50 °C trong 1 giờ.Từ khóa: quả vả, dịch nhựa, ficin, hoạt độ protease, ethano

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN THU HOẠCH VÀ ĐIỀU KIỆN XỬ LÝ ĐẾN KHẢ NĂNG PHÂN LẬP NẤM MEN TỪ NƯỚC THỐT NỐT (BORASSUS) TƯƠI

    Get PDF
    Với mục đích tìm ra các dòng nấm men thuần chủng có đặc tính lên men rượu tối ưu từ nước thốt nốt, nghiên cứu phân lập nấm men từ nước thốt nốt ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được tiến hành trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của thời gian thu hoạch (buổi sáng, buổi chiều) và điều kiện xử lý nước thốt nốt trước khi thu hoạch (không xử lý, xử lý  metabisulfite sodium và xử lý gỗ sến) đến sự hiện diện của nấm men trong nước thốt nốt. Kết quả nghiên cứu đã thu nhận được 21 dòng nấm men từ nước thốt nốt với các điều kiện xử lý khác nhau. Ngoài ra, thời gian thu hoạch nước thốt nốt buổi sáng và buổi chiều có ảnh hưởng đến khả năng hiện diện của các dòng nấm men trong nước thốt nốt, các điều kiện xử lý nước thốt nốt không ảnh hưởng đến khả năng phân lập nấm men

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SANG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở XÃ QUẢNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là cần thiết nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho nông dân trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, để thực hiện việc chuyển đổi có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, cần phải có những nghiên cứu cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang NTTS ở xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS mang lại hiệu quả kinh tế rất cao; trong đó hiệu quả kinh tế NTTS của nhóm hộ khá cao hơn đáng kể so với nhóm hộ nghèo – trung bình ở vùng nghiên cứu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, diện tích NTTS và phương thức nuôi của hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ từ NTTS. Để nâng cao thu nhập NTTS cho người dân ở vùng nghiên cứu, chính quyền địa phương nên khuyến khích nông dân áp dụng phương thức nuôi bán thâm canh; nông hộ được khuyến cáo mở rộng diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS cần phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất của địa phương; cần tiến hành thêm các nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo tính bền vững của hoạt động chuyển đổi này.Từ khoá: chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, hiệu quả kinh t

    Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý plasma đến độ bám dính của lớp phủ khâu mạch quang trên nền polypropylen. Phần 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý plasma không khí đến tính chất bề mặt polypropylen.

    Get PDF
    In this work, polypropylene (PP) was treated by air plasma to improve its adhesion properties. The influence of plasma treatment time was studied. As can be showed from results of static contact angle, the air plasma treatment improved significantly hydrophilic property of PP surface - the contact angle was reduced from 109 to 56o, respectively, before and after 3 minutes plasma treatment. In addition, Scanning Electron Microscope (SEM) images showed that after plasma treatment, the morphology of polymer surface saw rougher than before. The results of Fourier Transformed Infrared Spectroscopy (FT-IR) also presented that newly created hydrophilic functional groups (C=O, O-H) on the polypropylene surface caused by plasma treatment. As a result, the lap-shear strengths of PP after plasma treatment were substantially improved. As can be conclude from the results of this study, the suitable plasma treatment time for PP was 3 minutes

    ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC LOÀI MÂY NƯỚC Ở TRONG RỪNG TỰ NHIÊN, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố sinh thái thông qua mô hình phối hợp tuyến tính có trọng số dựa trên cơ sở GIS và viễn thám để xác định vùng phù hợp cho hai loài mây nước mỡ (Daemonorops poilanei J.Dransf.) và mây nước nghé (D.jenkinsiana Mart)ở trong rừng tự nhiên, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) để xác định trọng số của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợpcủa hai loài mây lựa chọn. Kết quả nghiên cứu thấy vùng phù hợp chung cho hai loài mây nước mỡ (Daemonorops poilanei) và mây nước nghé (D.jenkinsiana) tập trung ở đai cao dưới 700 m so với mực nước biển. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tổng diện tích phù hợp cho loài mây nước mỡ (Daemonorops poilanei) và mây nước nghé(d.jenkinsiana)tương ứng lần lượt là 29.475,3ha (chiếm 45,5 % tổng diện tích tự nhiên của huyện Nam Đông) và 32.344,9 ha (50,0%).Từ khóa: AHP, GIS, Nam Đông, mây nước mỡ, mây nước nghé, phù hợp, sinh thá
    corecore