6 research outputs found

    Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng bò thịt tại tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận “Liên kết chuỗi giá trị - Valuelinks” của Eschborn GTZ và phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nghiên, cỡ mẫu được chọn là 143 quan sát; trong đó có 96 hộ nuôi bò (người nuôi bò), 6 hộ thu mua bò, 5 lò mổ gia súc, 6 hộ bán sỉ, 15 hộ bán lẻ và 15 hộ tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 chức năng tham gia chuỗi như: người cung cấp đầu vào, người nuôi bò, người thu mua bò, lò mổ gia súc, người bán sỉ, bán lẻ và người tiêu dùng. Có 4 kênh thị trường chính trong chuỗi giá trị bò thịt Sóc Trăng và đều là kênh tiêu thụ nội địa. Phân tích doanh thu và lợi nhuận toàn chuỗi giá trị ngành hàng bò thịt cho thấy, lợi nhuận hộ nuôi bò là cao nhất 69,6%, kế đến là lò mổ gia súc 11,2%, thu mua bò 10,0%, hộ bán lẻ 6,4% và hộ bán sỉ 2,8%. Tuy nhiên, lợi nhuận theo tác nhân thì lò mổ gia súc chiếm tỷ lệ cao nhất 80%, người bán sỉ 11,6%, thu mua bò 4,3%, bán lẻ 3,5% và thấp nhất là hộ chăn nuôi bò. Giải pháp nâng cấp chuỗi Sóc Trăng là: (i) mở rộng chăn nuôi, hỗ trợ vốn đầu tư con giống, tăng cường kỹ thuật; (ii) người chăn nuôi cần cập nhật thông tin thị trường; và (iii) phát triển lò mổ gia súc đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu khi tăng qui mô chăn nuôi

    Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá trong ruộng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Hiện nay, mô hình lúa-cá vẫn còn canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bài báo này, chúng tôi phân tích số liệu điều tra từ 205 nông hộ canh tác lúa - cá ở tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ để đánh giá hiện trạng kỹ thuật và lợi nhuận của hợp phần cá trong mô hình lúa - cá cũng như tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận từ cá nuôi. Năng suất của tất cả các loài cá nuôi ở các tỉnh thành dao động từ 597 - 734 kg/ha/vụ. Lợi nhuận ròng từ cá dao động từ 3,49 - 9,98 triệu đồng/ha/vụ. Năng suất và lợi nhuận ròng từ cá tăng khi tăng mật độ thả cá. Năng suất và lợi nhuận ròng từ cá giảm với việc thả cá muộn, tăng diện tích nuôi và áp dụng 3 vụ lúa/năm. Lũ về muộn, mực nước lũ thấp, thiếu thức ăn tự nhiên, trộm cắp cá, tỷ lệ sống của cá thấp và thiếu hợp đồng mua bán cá thịt là những khó khăn trở ngại của mô hình nuôi cá trong ruộng lúa. Chủ động cung cấp nước từ đầu vụ, tăng mật độ thả cá, dưỡng lúa chét, tăng cường tập huấn nuôi cá, tổ chức nhóm nuôi và tìm đầu ra ổn định cho cá thịt là những  giải pháp để cải tiến mô hình nuôi cá trong ruộng lúa

    Đề xuất mô hình nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đề xuất các mô hình nông nghiệp đô thị mang hiệu quả cao, bền vững, hài hòa giữa giá trị kinh tế-xã hội và môi trường. Phương pháp nghiên cứu bao gồm thu thập số liệu thứ cấp, phỏng vấn 51 chuyên gia (KIP) về lĩnh vực nông nghiệp đô thị, 10 cuộc thảo luận PRA và đánh giá thích nghi đất đai, phỏng vấn 182 nông hộ tại Thành phố Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống nông nghiệp đô thị ở Thành phố Sóc Trăng tương đối đa dạng về mô hình canh tác và quy mô canh tác. Cơ cấu nông nghiệp có đủ 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Nghiên cứu đã xác định được 23 chỉ tiêu quan trọng cho quy hoạch và phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Sóc Trăng theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất được 6 mô hình tiềm năng phát triển ở khu vực đô thị Thành phố Sóc Trăng, cụ thể cho vùng nội ô có: (1) hoa kiểng, (2) nấm bào ngư, (3) rau thủy canh; cho vùng ven đô có: (4) lúa chất lượng cao, (5) rau an toàn và (6) bò sữa- hầm ủ Biogas (vùng ven đô)

    PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG HÔN NHÂN QUỐC TẾ: NGHIÊN CỨU PHỤ NỮ LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN VÀ HÀN QUỐC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Hôn nhân quốc tế đã nhận được sự quan tâm nhiều trong những năm gần đây, cả nghiên cứu lý thuyết lẫn thực tiễn bởi vì những vấn đề chính sách quan trọng xuất phát từ khuynh hướng phát triển loại hình này. Nghiên cứu này nhằm phân tích tình hình hiện tại và các nhân tố ảnh hưởng đến hôn nhân Việt Nam ? Đài Loan và Hàn Quốc qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hôn nhân quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bài viết sẽ cố gắng cập nhật các kiến thức về khuynh hướng hôn nhân quốc tế trong khu vực, phân loại kiểu hôn nhân quốc tế hiện có và các thống kê quan trọng của các mối quan hệ trong một bức tranh tổng thể về hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ thảo luận các nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng hôn nhân quốc tế, đặc biệt trong trường hợp cô dâu ViệtNamlấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc. Cuối cùng, bài viết sẽ trình bày một số kiến nghị với chính phủ, chính quyền địa phương, các cô dâu Việt Nam, và gia đình có con gái làm dâu nước ngoài nhằm mục đích cải thiện hiệu quả kinh tế-xã hội và giảm thiểu rủi ro trong hôn nhân quốc t

    Tác động của dịch Covid-19 đến sinh kế người dân nuôi tôm khép kín - Trường hợp nghiên cứu xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu

    Get PDF
    Tác động của đại dịch Covid-19 đến Sinh kế người dân là vấn đề quan tâm trong định hướng chiến lược Sinh kế bền vững hiện nay. Nghiên cứu khảo sát 100 hộ nuôi tôm về mô hình nuôi tôm khép kính tại xã Long Điền Đông, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình có sự khác biệt khi áp dụng trước và sau dịch, nguồn vốn con người của hộ nuôi đảm bảo phục vụ sinh kế, vốn xã hội còn hạn chế trong tham gia hoạt động xã hội tại địa phương, nguồn vốn tài chính chưa cao, chưa tiếp cận được nguồn vốn vay, nguồn vốn tự nhiên và nguồn vốn cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất. Các yếu tố về 5 nguồn lực hộ nuôi và các yếu tố bên ngoài: chính sách nhà nước, dịch bệnh và thị trường đều có tác động đến kết quả sinh kế hộ. Để nâng cao năng lực thích ứng  và sử dụng hiệu quả nguồn vốn sinh kế, cần đa dạng chiến lược sinh kế,..

    ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CẤP NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý nông hộ và tác động của nó đến hiệu quả sử dụng nguồn lực đã được làm rõ trong nghiên cứu này. Trước hết nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp phỏng vấn chuyên gia để hình thành khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực quản lý, tiếp theo đó đã phỏng vấn 178 nông hộ trên 3 vùng sinh thái có các hệ thống sản xuất khác nhau để xác định mức độ năng lực quản lý của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, có 8 yếu tố cấu thành năng lực quản lý nông hộ, trong đó hiện nay yếu tố về quản lý kinh tế hộ và hiểu biết về thị trường là rất quan trọng trong quản lý toàn nông hộ. Phần lớn các nông hộ ở các vùng khảo sát đang ở từ mức trung bình và khá, chưa có nhiều nông hộ có năng lực quản lý giỏi. Năng lực quản lý có ảnh hưởng rất lớn, tương quan thuận đến lợi nhuận của các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ
    corecore