465 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN THÀNH PHẦN VÀ SỐ LƯỢNG VI KHUẨN Vibrio spp. TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TRÊN CƠ THỂ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG NUÔI THƯƠNG PHẨM Ở QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần loài và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trong nước và cơ thể tôm thẻ chân trắng đã được tiến hành tại Quảng Trị trên 06 ao nuôi với diện tích 2.500 m2 mỗi ao, thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức tương ứng 2 độ mặn 13±2‰ và 27±2‰ với 3 lần lặp lại. Mẫu nước và tôm được thu 10 ngày một lần cho đến 120 ngày nuôi để xác định thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. Kết quả cho thấy, ở hai nghiệm thức đều có sự xuất hiện của các loài vi khuẩn như nhau nhưng  khác nhau về số lượng. Vào tháng thứ nhất chỉ có 1 loài (V. Alginolyticus), tháng thứ 2 có 2 loài (V. alginolyticus và V. parahaemolyticus) đến tháng thứ 3 và 4 có 3 loài (V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. harveyi). Số lượng vi khuẩn Vibrio spp. tăng dần theo thời gian nuôi và ở môi trường có độ mặn cao số lượng vi khuẩn trong môi trường nước và trên cơ thể tôm cao hơn môi trường có độ mặn thấp (p<0,05). Vì vậy, nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn thấp có thể hạn chế sự gây bệnh của vi khuẩn Vibrio spp.

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SANG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở XÃ QUẢNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là cần thiết nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho nông dân trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, để thực hiện việc chuyển đổi có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, cần phải có những nghiên cứu cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang NTTS ở xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS mang lại hiệu quả kinh tế rất cao; trong đó hiệu quả kinh tế NTTS của nhóm hộ khá cao hơn đáng kể so với nhóm hộ nghèo – trung bình ở vùng nghiên cứu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, diện tích NTTS và phương thức nuôi của hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ từ NTTS. Để nâng cao thu nhập NTTS cho người dân ở vùng nghiên cứu, chính quyền địa phương nên khuyến khích nông dân áp dụng phương thức nuôi bán thâm canh; nông hộ được khuyến cáo mở rộng diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS cần phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất của địa phương; cần tiến hành thêm các nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo tính bền vững của hoạt động chuyển đổi này.Từ khoá: chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, hiệu quả kinh t

    ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC LOÀI MÂY NƯỚC Ở TRONG RỪNG TỰ NHIÊN, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố sinh thái thông qua mô hình phối hợp tuyến tính có trọng số dựa trên cơ sở GIS và viễn thám để xác định vùng phù hợp cho hai loài mây nước mỡ (Daemonorops poilanei J.Dransf.) và mây nước nghé (D.jenkinsiana Mart)ở trong rừng tự nhiên, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) để xác định trọng số của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợpcủa hai loài mây lựa chọn. Kết quả nghiên cứu thấy vùng phù hợp chung cho hai loài mây nước mỡ (Daemonorops poilanei) và mây nước nghé (D.jenkinsiana) tập trung ở đai cao dưới 700 m so với mực nước biển. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tổng diện tích phù hợp cho loài mây nước mỡ (Daemonorops poilanei) và mây nước nghé(d.jenkinsiana)tương ứng lần lượt là 29.475,3ha (chiếm 45,5 % tổng diện tích tự nhiên của huyện Nam Đông) và 32.344,9 ha (50,0%).Từ khóa: AHP, GIS, Nam Đông, mây nước mỡ, mây nước nghé, phù hợp, sinh thá

    THAY ĐỔI NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ TRONG BỐI CẢNH HẠN CHẾ TIẾP CẬN TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VÙNG NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với số liệu điều tra 60 hộ ở xã Xuân Lộc, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Xuân Lộc là nơi sinh sống của cộng đồng người Kinh và người Vân Kiều, trong đó sinh kế chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng và nghiệp quy mô nhỏ. Nghiên cứu tìm hiểu sự thay đổi của các nguồn vốn sinh kế giữa nhóm hộ người Kinh và nhóm hộ người Vân Kiều trong bối cảnh hạn chế tiếp cận tài nguyên rừng và từ đó xác định các chiến lược sinh kế ưu tiên của từng nhóm. Nghiên cứu cho thấy: thứ nhất, nhóm hộ người Kinh có điều kiện để tiếp cận với các nguồn sinh kế dễ hơn, dẫn tới sinh kế đa dạng hơn so với nhóm hộ người Vân Kiều; thứ hai, cả hai nhóm hộ chuyển sang trồng rừng keo thay cho sản xuất nghiệp; cuối cùng, chiến lược ưu tiên của nhóm hộ người Kinh là trồng rừng keo và tiêu, còn đồng bào dân tộc Vân Kiều thì lựa chọn trồng keo và chăn nuôi. Do đó, chính quyền địa phương cần có những chính sách và khung hướng dẫn rõ ràng và cụ thể để hỗ trợ cộng đồng trong tiếp cận và phát triển sinh kế hướng tới bền vững, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Vân KiềuTóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện với số liệu điều tra 60 hộ ở xã Xuân Lộc, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Xuân Lộc là nơi sinh sống của cộng đồng người Kinh và người Vân Kiều, trong đó sinh kế chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng và nghiệp quy mô nhỏ. Nghiên cứu tìm hiểu sự thay đổi của các nguồn vốn sinh kế giữa nhóm hộ người Kinh và nhóm hộ người Vân Kiều trong bối cảnh hạn chế tiếp cận tài nguyên rừng và từ đó xác định các chiến lược sinh kế ưu tiên của từng nhóm. Nghiên cứu cho thấy: thứ nhất, nhóm hộ người Kinh có điều kiện để tiếp cận với các nguồn sinh kế dễ hơn, dẫn tới sinh kế đa dạng hơn so với nhóm hộ người Vân Kiều; thứ hai, cả hai nhóm hộ chuyển sang trồng rừng keo thay cho sản xuất nghiệp; cuối cùng, chiến lược ưu tiên của nhóm hộ người Kinh là trồng rừng keo và tiêu, còn đồng bào dân tộc Vân Kiều thì lựa chọn trồng keo và chăn nuôi. Do đó, chính quyền địa phương cần có những chính sách và khung hướng dẫn rõ ràng và cụ thể để hỗ trợ cộng đồng trong tiếp cận và phát triển sinh kế hướng tới bền vững, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều. Từ khóa: chiến lược sinh kế, người Vân kiều, nguồn vốn sinh kế, tỉnh Thừa Thiên Hu

    KHẢ NĂNG PHÂN HUỶ POLY (L-LACTIC) CỦA MỘT SỐ CHỦNG XẠ KHUẨN PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM

    Get PDF
    SUMMARYDegradable polymers are increasingly considered as an attractive alternative to the current petroleum-derived plastics from the viewpoint of environmental protection and solid-waste management. Various types of biodegradable polyesters are presently manufactured, such as poly (L- lactide) (PLA), poly (b-hydroxybutyrate) (PHB), poly (e-caprolactone) (PLC) and poly (butylenes succinate) (PBS)... We used the plate count and clear zone methods to evaluate the distribution of polyester-degrading microorganism in different soil environments and found some actinomyces were degraded PLA. Two of them, strains XKG3 and XKG5 were created large clear zone on agar plate containing PLA as carbon sources. Base on morphology and some of biochemistry characterizations two actinomyces trains isolated XKG3 and XKG5 were belong to Streptomyces groups. Strains XKG3 and XKG5 after 20 days cultivation were degraded from 41.04% to 53.42% total PLA (base on molecular weight) added in the media culture and 51.75% to 65.91%, respectively total amounts of PHB. Two strains could grew well in the media have only PLA film as carbon and energy sources. Two actinomyces have ability produce some enzymes degradable such as amylase, protease, cellulase. Further studies with the selected microorganisms will help us to better understand their actual potential to biodegradation of biopolymer.SUMMARYDegradable polymers are increasingly considered as an attractive alternative to the current petroleum-derived plastics from the viewpoint of environmental protection and solid-waste management. Various types of biodegradable polyesters are presently manufactured, such as poly (L- lactide) (PLA), poly (b-hydroxybutyrate) (PHB), poly (e-caprolactone) (PLC) and poly (butylenes succinate) (PBS)... We used the plate count and clear zone methods to evaluate the distribution of polyester-degrading microorganism in different soil environments and found some actinomyces were degraded PLA. Two of them, strains XKG3 and XKG5 were created large clear zone on agar plate containing PLA as carbon sources. Base on morphology and some of biochemistry characterizations two actinomyces trains isolated XKG3 and XKG5 were belong to Streptomyces groups. Strains XKG3 and XKG5 after 20 days cultivation were degraded from 41.04% to 53.42% total PLA (base on molecular weight) added in the media culture and 51.75% to 65.91%, respectively total amounts of PHB. Two strains could grew well in the media have only PLA film as carbon and energy sources. Two actinomyces have ability produce some enzymes degradable such as amylase, protease, cellulase. Further studies with the selected microorganisms will help us to better understand their actual potential to biodegradation of biopolymer

    HÀM LƯỢNG As, Pb TÍCH LŨY TRONG LOÀI HẾN (Corbicula sp.) VÀ HÀU SÔNG (Ostrea rivularis Gould, 1861) TẠI CỬA SÔNG CU ĐÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    Get PDF
    Động vật hai mảnh vỏ rất phổ biến và được ghi nhận là một loài chỉ thị sinh học tốt bởi vì nó có phân bố rộng và phổ biến ở nhiều thủy vực, có đời sống tĩnh, sức chống chịu tốt với ô nhiễm và tích lũy cao các chất ô nhiễm từ nước và trầm tích. Động vật hai mảnh vỏ đã được nghiên cứu để chỉ thị cho ô nhiễm KLN trong môi trường. Hơn nữa, công nghệ này dễ dàng đánh giá KLN tích lũy trong sinh vật, thường là cao hơn trong các thành phần khác, phản ánh được KLN linh động và có thể đi vào trong chuỗi thức ăn như là chất độc và gây độc hại đối với hệ sinh thái. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu về tích lũy KLN As và Pb trong loài Hến (Corbicula sp.) và loài Hàu sông (Ostrea rivularis G.) từ cửa sông Cu Đê, TP. Đà Nẵng. Dữ liệu nghiên cứu này của chúng tôi góp phần quan trọng trong việc sử dụng loài Hến (Corbicula sp.) và loài Hàu sông (Ostrea rivularis G.) làm sinh vật chỉ thị ô nhiễm KLN.Summary: Bivalves are widely regarded as good bioindicator species because of their widespread distribution and abundance in many aquatic habitats. They have sedentary life, hardiness and ability to bioaccumulate from water and sediments. Bivalves have been studied to indicate the pollution of heavy metal in environment. Besides the technical facilities to determine metal concentration in organisms, usually higher than that of the other components, represent the amount of metals bioavailability and thus possibly going into food chain with possible toxic and deleterious impacts to the ecosystem. In this study, we present the studied results about concentration of As, Pb in Clam (Corbicula sp.) and Oyster (Ostrea rivularis G.) from Cu De estuarine, Da Nang city. Our data have important implications for biomonitor of heavy metal by Clam (Corbicula sp.) and Oyster (Ostrea rivularis G.)

    DNA mã vạch và đặc điểm hình thái của cá bông lau (Pangasius krempfi), cá tra bần (P. mekongensis) và cá dứa (P. elongatus)

    Get PDF
    Three Pangasius species including P. krempfi, P. elongatus and P. mekongensis, are economically important. They can be mis-identified due to similar external appreance at small sizes. This study aimed to distinguish these species based on their differences in DNA barcode, COI (cytochrome c oxidase subunit I) gene, and morphological characteristics. Fish with various sizes (90 samples/species) were sampled at the lower Mekong delta region. Kimura-2 parameter genetic distances based on COI sequences of three species (15 samples, in which, 4 unique sequences were assigned Genbank accession numbers from KT289877 to KT289880) are relatively high, ranging 9.33 – 12.10 %. Morphological measurements show that coutanble traits including numbers of fin rays and the first gill rakers vary in similar ranges but ratios of metric traits are significantly different among three species (P0.01). Principle component analysis using metric traits sets three species apart. P. elongatus is characterized by elongated body, long caudal preduncle, large eyes, and retangle palatine tooth plates. P. krempfi differs from P. mekongesis in characteristics on their head. The number of sections, shape and length of barbel are different among three species. Phylogenetic relationship of three species based on morphology and COI sequences indicate that P. krempfi is closer to P. mekongenis rather than P. elongatus, and that the distance between P. mekongenis and P. elongatus is the largest.Cá bông lau, tra bần và cá dứa là 3 loài cá kinh tế quan trọng trong giống Pangasius. Chúng có đặc điểm bên ngoài giống nhau nên dễ bị nhẫm lần ở giai đoạn cá nhỏ. Nghiên cứu này nhằm phân biệt 3 loài cá này dựa trên sự khác biệt về DNA mã vạch, gene COI (cytochrome c oxidase subunit I), và những đặc điểm hình thái. Cá được thu với nhiều kích cỡ khác nhau (90 mẫu/loài) ở vùng hạ lưu sông Mekong. So sánh trình tự COI (15 mẫu, trong đó có 4 mẫu có trình tự riêng biệt với số truy cập ở Genbank từ KT289877 đến KT289880) cho thấy khoảng cách di truyền theo phương pháp “Kimura-2 parameter” giữa 3 loài tương đối lớn, dao động từ 9,33 – 12,10%. Về hình thái, các chỉ tiêu đếm gồm số lượng tia mềm của các vi và số lượng lược mang có khoảng biến động tương đương nhau giữa 3 loài nhưng các chỉ tiêu đo khác biệt có ý nghĩa (P0,01). Kết quả phân tích thành phần chính dựa trên các chỉ tiêu đo cho thấy 3 loài tách thành nhóm riêng biệt. Điểm nhận dạng của cá dứa là thân hình dài, cuống đuôi dài, mắt to và răng lá mía dạng chữ nhật. Cá tra bần khác cá bông lau ở những đặc điểm của phần đầu. Số lượng thùy, hình dạng và kích thước bóng hơi cũng khác biệt giữa 3 loài. Mối quan hệ loài dựa trên kết quả di truyền và hình thái đều cho thấy bông lau gần với tra bần hơn cá dứa và giữa tra bần - cá dứa có sự khác biệt lớn nhất

    Các hợp chất đitecpenoit phân lập từ quả loài na biển (Annona glabra) (Phần 2)

    Get PDF
    Four ent-kaurane diterpenoids, annoglabasin E (1), annonaglabasin B (2), 19-nor-ent-kauran-4α-ol-17-oic acid (3), and paniculoside IV (4) were isolated from the methanol extract of the Annona glabra fruits by various chromatographic experiments. Their structures were characterized by 1D- and 2D-NMR spectra and ESI-MS, as well as in comparison with those reported in the literature. Among these compounds, 4 has been isolated from the genus Annona for the first time

    Đa dạng di truyền của cá hường (Helostoma temminckii) ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mức độ đa dạng di truyền của các đàn cá hường ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá dựa vào chỉ thị inter-simple sequence repeats (ISSR). Cá được thu từ thủy vực tự nhiên ở khu bảo tồn Láng Sen (Long An) và từ các ao nuôi thuộc ba tỉnh: Cần Thơ, Hậu Giang và Trà Vinh. Trước hết, mẫu cá nghiên cứu (một hoặc hai mẫu được lấy ngẫu nhiên từ mỗi đàn) được kiểm tra định danh loài bằng phương pháp phân tích trình tự gene DNA mã vạch (gene COI) và so sánh với ngân hàng gene (Genbank). Sau đó, mức độ đa dạng di truyền của bốn đàn cá được phân tích (20-21 mẫu/đàn) với sáu chỉ thị ISSR. Kết quả phân tích trình tự gene COI cho thấy cá hường trong nghiên cứu có mức độ tương đồng cao 99,2% so với các mẫu cùng loài (Helostoma temminckii) được công bố ở Genbank. Kết quả khuếch đại ISSR trên tổng số 82 cá thể đã tạo ra 86 vạch có kích thước dao động từ 400 bp đến 3.000 bp, tỉ lệ gene đa hình dao động 55,42-90,36%, tỉ lệ dị hợp mong đợi 0,180-0,245 và chỉ số Shannon 0,269-0,386. Nhìn chung, cá hường có mức độ đa dạng di truyền tương đối cao. Trong đó, các thông số đa dạng di truyền cao nhất ở đàn cá Hậu Giang và thấp nhất ở đàn cá tự nhiên Láng Sen. Do đó, đàn cá Láng Sen cần được bảo tồn và áp dụng chương trình bổ sung quần đàn hợp lý

    Chất lượng nước mặt của sông Tiền chảy qua địa phận Tân Châu, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng nước mặt của sông Tiền chảy qua sông Tân Châu trong giai đoạn tháng 6 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018 tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Các chỉ tiêu được đo đạc ngoài hiện trường tại vị trí giữa sông bao gồm: pH, nhiệt độ, DO, độ mặn và TDS. Mẫu nước mặt ở sông Tân Châu được thu thập theo TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) và phân tích trong phòng thí nghiệm một số chỉ tiêu hóa theo TCVN 6494:1999 và TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989) gồm clorua (Cl-), độ cứng tổng (Ca2+, Mg2), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-), amoni (NH4+); sunfat (SO42-); florua (F-), bromua (Br-), phosphat (PO43-), các ion kim loại kiềm (Na+, K+), asen và silic dioxit (SiO2-). Hàm lượng các chỉ tiêu gồm: PO43-, NH4+ và NO2- có giá trị vượt ngưỡng cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT khi so với cột A2. Các chỉ tiêu Br-, As, F-, SiO2- không được phát hiện trong nghiên cứu. Kết quả này là cở sở xây dựng bộ dữ liệu về chất lượng nước mặt cho vùng nghiên cứu
    corecore