36 research outputs found

    Thiết kế máy cắt bột và tạo viên trân châu hỗ trợ các làng nghề sản xuất bột truyền thống

    Get PDF
    Bài báo trình bày một giải pháp thiết kế máy cắt bột tự động cho các làng nghề làm bột gạo nguyên liệu ở Việt Nam. Gạo sau khi ngâm và xay ra thành nước bột sẽ được tách nước, nén và cắt với kích thước định trước. Để phơi mau khô và tạo tính đồng đều cho bột nguyên liệu, cơ cấu cắt bột tự động được đề xuất. Từ kinh nghiệm của các hộ sản xuất bột tại các làng nghề và thử nghiệm thực tế, máy nén bột với cơ cấu vít-me được dùng trong nghiên cứu này. Kết quả thử nghiệm thực tế tại làng nghề huyện Mỹ Tú cho thấy, cơ cấu nén bột dùng vít-me cho bột đầu ra đồng đều và tự nhiên hơn. Năng suất trung bình của máy đạt xấp xỉ 400 kg/ngày. Ngoài ra để tạo tính linh hoạt cho máy cắt bột tự động này, một cơ cấu tạo các viên trân châu được tích hợp như một lựa chọn. Nếu muốn tạo viên trân châu, khung dao tạo khối bột hình trụ được sử dụng. Khối bột hình trụ này được cắt và tạo viên nhờ vào cơ cấu vo viên tự động sử dụng hai ru-lô quay cùng chiều nhưng khác tốc độ. Với kết quả đạt được, máy cắt bột tự động nên được đưa vào sử dụng tại các làng nghề làm bột ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và ở Việt Nam nói chung

    MẠNG LƯỚI CÁC TÁC NHÂN CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CHO NGƯỜI NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÙNG ĐẦM SAM CHUỒN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    TÓM TẮTTóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định mạng lưới các tác nhân và tiềm năng của các tác nhân trong hoạt động cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thuỷ sản ở vùng đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu được thu thập qua khảo sát 70 hộ thuỷ sản, phỏng vấn sâu 27 tác nhân cung cấp thông tin, 5 chuyên gia thuỷ sản. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) để phân tích tiềm năng của các tác nhân trong mạng lưới. Kết quả cho thấy mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thủy sản (NTTS) gồm có 3 hợp phần: (1) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ các tác nhân cung ứng vật tư NTTS gồm đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, cơ sở giống thủy sản; (2) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ tác nhân tiêu thụ sản phẩm NTTS gồm người bán buôn và thu gom (3) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ các tác nhân hỗ trợ NTTS gồm cán bộ cấp tỉnh, cán bộ cấp huyện, cán bộ cấp xã, người am hiểu cộng đồng và người NTTS khác. Trong đó, các tác nhân có mức tiềm năng cao gồm cán bộ huyện, cán bộ xã, người am hiểu cộng đồng; mức tiềm năng trung bình gồm người thu gom, cán bộ tỉnh và người NTTS; các tác nhân khác có mức tiềm năng thấp và rất thấp.Từ khoá: nuôi trồng thuỷ sản, thông tin thị trường, mạng lướ

    KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊT LỢN AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng tiếp cận thịt lợn an toàn của người tiêu dùng, tạo cơ sở xác định giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. 100 người tiêu dùng ở 4 phường của thành phố Huế được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn bằng bản hỏi bán cấu trúc. Phỏng vấn sâu được tiến hành với 8 cán bộ các ban ngành liên quan và tiểu thương để thu thập thông tin về tình hình quản lý thịt lợn trên địa bàn thành phố. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 100 % người tiêu dùng mong muốn được sử dụng thịt lợn an toàn và sẵn sàng chi trả thêm, nhưng chỉ 27 % số người được hỏi sẵn sàng chi trả thêm trên 20 % giá thường. Khả năng tiếp cận đến thịt lợn an toàn của người tiêu dùng rất thấp, yếu tố chính cản trở đến khả năng tiếp cận là sự sẵn có của thịt an toàn và lòng tin đối với thịt an toàn. Để đẩy mạnh khả năng tiếp cận thịt an toàn cần chú trọng đến công tác tuyên truyền về thịt lợn an toàn, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát từ sản xuất đến cung ứng nhằm củng cố lòng tin cho người tiêu dùng, cũng như tạo ra được sản phẩm sẵn có trên thị trường.Từ khóa: sự sẵn sàng chi trả, khả năng tiếp cận, thịt lợn an toà

    Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có khả năng phân hủy protein và cellulose từ các nguồn rác thải hữu cơ được thu tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phân lập các dòng vi khuẩn (VK) có khả năng phân huỷ protein và cellulose từ các nguồn rác thải hữu cơ; và khảo sát ảnh hưởng của VK lên sự sống sót của trùn quế (Perionyx excavates). Mẫu rác thải hữu cơ được thu từ các chợ, quán ăn và các hộ gia đình để phân lập VK có khả năng tiết enzyme protease và cellulase. Kết quả phân lập được 58 dòng VK. Trong đó, 46 dòng có khả năng tiết ra enzyme protease và 12 dòng có khả năng tiết enzyme cellulase. Kết quả đánh giá khả năng phân hủy thịt vụn, cá vụn và rau cải thừa đã tuyển chọn được 6 dòng VK có tiềm năng là pAT3, pPT, pTVC3, cAT1, cTA1 và cCR. Năm dòng VK được định danh sử dụng phương pháp sinh học phân tử ở vùng gene 16S rRNA và xác định đến mức độ loài và 1 dòng chưa được định danh. Sáu dòng VK này giúp giảm mùi hôi của rác phân hủy và không ảnh hưởng đến sự sống sót và sinh trưởng của trùn quế trong điều kiện phòng thí nghiệm
    corecore