3 research outputs found

    SỰ BIẾN ĐỘNG HÀM LƯỢNG PHYTIC ACID TỪ CÁC DÒNG LÚA ĐƯỢC GÂY ĐỘT BIẾN BẰNG CHIẾU XẠ TIA GAMMA

    Get PDF
    Phytic acid có cấu tạo phân tử là myo-inositol 1,2,3,4,5,6 hexakis dihydrogen phosphate (Ins P6), là thành phần chính trong nguồn phốt pho (P) dự trữ của thực vật, chiếm khoảng 50 ? 80% phốt pho tổng của hạt (Lott, 1984). ở pH sinh lý, phytic acid ở dạng đa ion tích điện âm kèm giữ chặt các khoáng dinh dưỡng tạo phức chất khó tiêu. Hơn nữa, phốt pho ở dạng phytic hay phytate con người và động vật dạ dày đơn không thể hấp thu, được bài thải ra ngoài gây ô nhiễn môi trường. Năm giống lúa OM819, OM4900, OM3536, D4 và D8 được chiếu xạ bằng tia gamma ở 5 mức độ 10kr, 20, 30, 40 và 50kr nhằm tạo dòng đột biến có hàm lượng phytic acid thấp. Kết quả ở mức độ chiếu xạ 10kr chưa xuất hiện dòng có hạt biểu hiện phytic acid thấp. ở mức độ chiếu xạ 20kr có 3 quần thể OM819, OM4900 và OM3536 với 8 dòng có hạt biểu hiện phytic acid thấp. ở mức độ 30kr, xuất hiện 7 dòng có hạt biểu hiện phytic acid thấp thuộc 4 quần thể OM819, OM4900, OM3536 và D4. ở mức độ 40kr 4 quần thể trên chỉ xuất hiện 5 dòng biểu hiện phytic acid thấp, với 3 dòng biểu hiện cấp 3 và 2 dòng biểu hiện cấp 4. ở mức độ chiếu xạ 50kr chỉ 1 dòng xuất hiện phytic acid ở mức 3 thuộc quần thể OM819

    Xây dựng phương trình tính sinh khối trên cây Keo Lai ở các cấp tuổi 4, 5 và 6 tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau

    No full text
    Mục tiêu đề tài là xây dựng các phương trình tương quan để tính toán sinh khối và hấp thu CO2 của cây Keo Lai (Acacia hybrid) tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Thí nghiệm được bố trí tại Trạm thực nghiệm Kênh Đứng tại U Minh Hạ Cà Mau thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm Nghiệp Tây Nam Bộ. Ba ô tiêu chuẩn được chọn tương ứng với 3 cấp tuổi 4, 5 và 6. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp HARTIG để thu thập số liệu và tính tương quan giữa các thông số sinh khối, chiều cao vút ngọn (Hvn), thể tích cây và đường kính ngang ngực (D1,3). Đề tài đã tổng hợp, phân tích và lựa chọn được 27 phương trình tính sinh khối cho 3 cấp tuổi Keo Lai có hệ số tương quan cao (0,861 < r < 0,985 và P < 0,001) có dạng Y= a + b.X và Y= a + b.X + c.Z. Nghiên cứu cũng chọn 3 phương trình tương quan giữa sinh khối tươi với đường kính ngang ngực và 3 phương trình tương quan giữa sinh khối khô với đường kính ngang ngực được sử dụng để xác định sinh khối tươi, sinh khối khô, từ đó tính khả năng hấp thu CO2 của quần thể cây Keo Lai trong điều kiện cụ thể tại vùng nghiên cứu

    Đánh giá tính chất nước trong mương kiểu sử dụng đất trồng Keo lai (Acacia hybrid) và tràm (Melaleuca cajuputi) tại U Minh Hạ, Cà Mau

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện với mục tiêu so sánh tính chất nước trong mương liếp giữa kiểu sử dụng đất lên liếp trồng Keo lai (Acacia Hybrid) và đất trồng tràm (Melaleuca Cajuputi) tại khu vực rừng U Minh Hạ, Cà Mau. Nghiên cứu được thực hiện trên 2 khu vực trồng Keo lai và trồng tràm, mỗi khu vực nghiên cứu trên 2 biểu loại đất phèn nông và phèn sâu, tương ứng mỗi biểu loại đất, chất lượng nước được khảo sát ở hai mức độ diện tích nhỏ hơn 10 ha và lớn hơn 10 ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực phèn nông pH rất thấp tại cả 2 kiểu sử dụng đất rừng tràm và Keo lai, giá trị EC và DO trong nước chưa gây ảnh hưởng đối với môi trường. Ngược lại, COD và BOD5 đều cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quy định và COD vùng Keo lai có xu hướng cao hơn tràm. Hàm lượng Fe, Al của nước trong mương vùng nghiên cứu gần như không khác biệt giữa vùng Keo lai và vùng tràm. Tuy nhiên, hàm lượng Fe vùng nghiên cứu đều cao hơn giới hạn cho phép ngoại trừ vùng Keo lai trên biểu loại đất phèn sâu. Hàm lượng độc chất H2S trong khu vực nghiên cứu nhỏ hơn so với nồng độ gây độc cho động vật thủy sinh. Tuy nhiên, nồng độ N-NH4+ thì cao hơn giới hạn cho phép và nhìn chung giá trị N-NH4+ của vùng Keo lai luôn cao hơn rừng tràm
    corecore