92 research outputs found

    Thành phần loài và mật độ giáp xác râu ngành (Cladocera) và giáp xác chân chèo (Copepoda) trong ao nuôi tôm nước lợ thâm canh

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá sự biến động về thành phần loài Cladocera và Copepoda trong các ao nuôi tôm nước lợ. Nghiên cứu được thực hiện ở 6 ao tôm gồm 3 ao nuôi tôm sú  và 3 ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường nước các ao nuôi tôm như nhiệt độ, pH, độ mặn, TAN, NO3-, PO43-, TN, TP và chlorophyll-a trong giới hạn phù hợp của tôm. Có 34 loài động vật nổi được ghi nhận trong các ao nuôi tôm, trong đó Cladocera (1 loài) và Copepoda (4 loài) chiếm tỉ lệ khá thấp. Mật độ của Copepoda (gồm ấu trùng nauplius) biến động từ 19.112 đến 169.778 cá thể/m³ và Cladocera từ 0 đến 2.650 cá thể/m3. Các loài được xác định gồm Acartia clausi, Apocylops sp., Microsetella norvegica, Schmackeria dubia (Copepoda) và Moina sp. (Cladocera). Schmackeria dubia và ấu trùng nauplius (Copepoda) chiếm ưu thế ở cả các ao tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Năng suất tôm tương quan thuận (p>0,05) với mật độ Copepoda. Sự phát triển của Copepoda góp phần làm tăng năng suất tôm trong ao nuôi

    Đặc điểm phân bố của lớp chân bụng (Gastropoda) ở khu vực nuôi trồng thủy sản trên tuyến sông Hậu

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định sự xuất hiện lớp Gastropoda ở khu vực nuôi trồng thủy sản trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và Cần Thơ làm cơ sở đánh giá chất lượng nguồn nước. Nghiên cứu được thực hiện qua việc thu mẫu động vật đáy tại 19 điểm trên sông chính và sông nhánh vào thời điểm tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 năm 2019. Kết quả ghi nhận được 24 loài lớp chân bụng thuộc 17 giống, 11 họ và 7 bộ.  Số lượng loài ở An Giang (19 loài) thấp hơn Cần Thơ (21 loài). Số loài thu được trên sông chính là 22 loài và sông nhánh là 19 loài. Mật độ Gastropoda dao động từ 0 đến 5.447 cá thể/m2 và không tìm thấy cá thể nào ở điểm AG4 vào đợt 2; số cá thể trên sông chính và sông nhánh biến động từ 42-1.341 cá thể/m2. Thành phần loài và mật độ lớp Gastropoda phân bố rất rộng và có sự khác biệt giữa các điểm thu, theo từng đợt và kể cả trên sông chính và sông nhánh tại khu vực nghiên cứu. Chỉ số đa dạng Shannon (H’), độ giàu loài (d) và chỉ số đồng đều (J’) trên tuyến sông Hậu dao động lần lượt là 0,9-2,0, 0,7-3,5 và 0,4-0,9. Chỉ số H’ cho thấy các vị trí thu mẫu ở mức ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm nặng. Kết quả nghiên cứu còn là nguồn dữ liệu cơ bản để xây dựng chương trình quan trắc sinh học trong khu vực nuôi trồng thủy sản trên sông Hậu

    Lôgích trong tranh luận

    No full text
    179 tr. ; 19 cm
    corecore