6 research outputs found

    Đặc điểm phân bố, hình thái và giải phẫu của loài dó đất hình cầu (Balanophora latisepala (Tiegh.) Lecomte) thu tại vùng núi tỉnh an giang

    Get PDF
    Dó đất hình cầu (Balanophora latisepala (V. Tiegh.) Lec.) với tên gọi dân gian tại các tình vùng đồng bằng sông Cửu Long là Mộc bá huê, chúng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau theo các kinh nghiệm truyền miệng của người dân sinh sống tại đây. Dó đất hình cầu là loài ký sinh bắt buộc với phần rễ của một số cây lâu năm và được tìm thấy với số lượng rất ít ở vùng núi An Giang. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm hình thái và giải phẫu của loài B. latisepala. Kết quả nghiên cứu cho thấy, B. latisepala có hoa phân tính, ra hoa vào tháng 10-12 và chúng được tìm thấy chủ yếu ở vùng núi Cấm, núi Tô và núi Dài thuộc tỉnh An Giang. B. latisepala có củ phân nhánh, toàn cây có màu vàng đặc trưng với bề mặt củ có màu vàng sẫm, phát hoa và lá có màu vàng nhạt. Vi phẫu củ, phát hoa, lá của B. latisepala được ghi nhận có nhiều bó libe – gỗ và khối nhựa màu cam nâu

    Thành phần phiêu sinh thực vật ở vùng đất ngập nước huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tính đa dạng thành phần loài và mật độ tảo dưới ảnh hưởng của các hoạt động canh tác lúa khác nhau ở xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Mẫu tảo được thu tại 6 điểm với 3 đợt thu ở vùng đất ngập nước canh tác lúa 2 vụ/năm (TV1) và canh tác lúa 3 vụ/năm (TV2). Kết quả đã ghi nhận tổng cộng 95 loài tảo thuộc 6 ngành; trong đó tảo lục 39 loài, tảo mắt và tảo khuê 22 loài, và các ngành tảo còn lại từ 2 đến 6 loài. Thành phần loài và mật độ tảo trung bình qua các đợt khảo sát biến động lần lượt từ 57 đến 86 loài và 271.046±269.014 cá thể (ct)/L đến 655.219±305.233 ct/L. Tổng số loài tảo ở nhóm TV1 có xu hướng cao hơn đợt 2, nhưng mật độ tảo trung bình ở nhóm TV2 cao nhóm TV1. Chỉ số đa dạng Shannon (H’) và Simpson (D) lần lượt từ 1,7 đến 2,5 và 0,7-0,9. Chỉ số đồng đều Pielou’s (J’) từ 0,4 đến 0,7. Hoạt động canh tác lúa khác nhau đã ảnh hưởng đến thành phần loài và mức độ phong phú của tảo ở vùng nghiên cứu
    corecore